Văn mẫu 8 | Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Văn mẫu 8 | Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8
Sinh ra lớn lên trong buổi đất nước ta gặp cơn sóng dữ của thời đại đến từ
phương Tây, khiến cho thuần phong tục của một nước thuần phong kiến được
xây dựng cả ngàn năm bị rung chuyển. Trần Tế Xương đã xuất sắc biến ngòi bút
của mình thành thứ khí sắc bén để bảo vệ chút nào đó nền văn hóa truyền thống
dân tộc. Ông đã chọn cách biến bút pháp của mình thành bút pháp trào phúng, để
châm biếm, lên án cái hội với cái văn hóa lai căng đương thời. Điều đó đã thể
hiện nét qua tác phẩm thơ nổi tiếng của ông “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
Câu thơ đầu tiên, Tế Xương khẳng định sự quý trọng, hiếm hoi của khoa thi - ước
của bao tử nước ta lúc bấy giờ:
“Nhà nước ba năm mở một khoa”
Ba năm một lần, khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước được mở ra cho các
thanh niên tài tử muốn đem tri thức ra để giúp nước giúp đời hội thể hiện
mình. Trong bề dày lịch sử gần một ngàn năm phong kiến, đây vẫn con đường
tiến thân lập nghiệp quen thuộc của những tử “bụng đầy chữ thánh Hiền”. Sự
trang trọng, quy của sự kiện này không phải bàn cãi. Thế nhưng, khoa thi
nhà thơ miêu tả lại của năm Canh Dậu, lại đó thật khác, thật lạ:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Từ “lẫn” gợi sự lẫn lộn, thiếu rành rọt, ràng, thiếu sự nghiêm túc, trang nghiêm.
Tựa như người dân ta vẫn dùng từ lẫn cho mớ rau, mớ vải. Nay nhà thơ lại sử dụng
cho các tử đến từ những nơi chuyên đào tạo nhân tài. tử nơi này lẫn với tử
nơi kia. Cách dùng này khiến các nhân tài nước Nam ta trở nên kém phần quan
trọng, trở nên tầm thường như mớ ra, mớ vải ngoài chợ. Nhưng sao tác giả lại
tả về các đồng môn bằng sắc thái đó? Điều này đã thể hiện ngay hai câu thơ
sau:
“Lôi thôi tử vai đeo lọ”
Tính từ “lôi thôi’ được đưa lên ngay đầu câu bằng thủ pháp đảo ngữ, nhằm nhấn
mạnh dáng vẻ thiếu nghiêm túc, đứng đắn của các vị tử. Đến với hội thi ba năm
mới mở một lần, các hiền tài đến từ các vùng miền chuẩn bị cho bản thân một dáng
vẻ lôi thôi thì thật đáng buồn chê trách. Sự xuất hiện của những lọ nước khoác
trên vai, khiến họ càng thêm ì ạch, di chuyển lạch bạch. Dáng vẻ của những bậc
nam nhi lòng mang chí lớn, lại luộm thuộm, lôi thôi chẳng khác người dân
buôn bán mưu sinh ngoài chợ. Cũng bởi vậy, nhà thơ lại dùng từ lẫn khi khắc
họa trưởng thi năm Canh Dần.
Nổi bật hơn cả thí sinh, chính những vị quan lớn, bộ mặt của triều đình, của chính
quyền trong trường thi:
“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy quét đất, mụ đầm ra.”
Quan trường - người đứng đầu khoa thi xuất hiện với âm thanh “ậm ọe”. Một lần
nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đảo ngữ để thể hiện sự châm biếm sâu sắc với
dáng vẻ của một vị quan lớn. Ậm ọe âm thanh nạt nộ, hăm dọa. Một vị quan lớn,
xuất hiện bằng cái âm thanh chua chát đi đằng trước, thật thiếu đi sự oai nghiêm
cần có. Ông ta đến trường thi để trông thi - quản những tử bụng đầy kinh thư.
Vậy lại phải hăm dọa, phải nạt nộ. Hình ảnh đó đã gián tiếp khẳng định sự lộn
xộn trong tác phong của các tử. người học thức, hành động thì nhếch
nhác, chẳng chút nho nhã. Xứng với các tử đó, một viên quan coi thi “to
mồm gào rống” như đang giải tán đám đông chợ. Sự phối hợp nhịp nhàng của hai
nhóm người đó “giúp” cho trưởng thi mất hẳn sự nghiêm trang, trịnh trọng cần có.
Bối cảnh trưởng thi cũng nhở vậy trở thành một bức tranh lộn xộn, nhếch nhác
đến không thể nhìn thẳng.
Sự châm biếm của nhà thơ chẳng hề dừng lại đó. Bởi ngay sau quan trường sự
xuất hiện của quan sứ mụ đầm. Đây hai nhân tố rất mới - đại diện cho hơi thở
của văn hóa phương Tây đang xâm lấn nghiêm trọng. Họ xuất hiện một cách hiên
ngang giữa trường thi - đất học linh thiêng của văn hóa phong kiến. Sự xuất hiện ấy
thật kệch cỡm nhố nhăng với lọng che rợp trời vạt váy dài quét đất. Trường
thi vốn nơi linh thiêng, mang ý nghĩa văn hóa, chính trị quan trọng của cả một dân
tộc vậy nay lại trở thành sân chơi cho những kẻ hợm hĩnh, kệch cỡm của nước
ngoài. Họ mang theo thứ văn hóa lai căng đó vào làm cả cái trường thi vốn đã lộn
xộn, nhếch nhác về hình thức, nay bỗng trở thêm càng lẫn lộn, nhố nhăng về ý
nghĩa, bản chất.
Điều đó khiến một tử chân chính với lòng khát cầu giúp nước cứu dân như Tế
Xương cùng đau lòng. một tử đi qua nhiều cuộc thi, từ thời các khoa thi vẫn
cùng trang nghiêm, cho đến dáng vẻ kệch cỡm hiện nay, làm sao không đau
lòng được. thể nói, chính ông đã nhận ra cảm nhận sự thay đổi theo chiều
hướng đi xuống đáy vực của nền thi cử nước nhà sâu sắc hơn bất ai. Cũng bởi
vậy, nhờ thơ cay đắng thốt lên rằng:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ trông cảnh nước nhà!”
Đây lời than thở đầy xót xa, tủi nhục, cay đắng cũng cùng bất lực của chính
nhà thơ. Nhân tài đất Bắc từng những ông nghè, ông cống, những người tài
chữ. Tuy thể nghèo về vật chất nhưng luôn giàu chữ nghĩa, giàu lòng tự tôn, giàu
tinh thần dân tộc. Ấy vậy giờ đây, ngay giữa Thăng Long ngàn năm văn hiến,
ngay giữa trưởng thi - nơi hội thụ hiền tài cho đất nước lại trở thành nơi cho thứ văn
hóa lai căng, kệch cỡm chiếm cứ. Từ phiếm chỉ “nào ai đó” đã hướng tới một nhóm
đối tượng cụ thể trong hội lúc bấy giờ. Đó những nhân tài đất Bắc chân chính,
còn giữ tấm lòng nước dân, còn biết xấu hổ trước cảnh nước nhà bị đô hộ, biết
nhục nhã trước cảnh văn hóa dân tộc bị văn hóa phương Tây làm nhơ nhuốc. Động
từ “ngoảnh cổ” được đưa lên đầu câu thơ, nhấn mạnh một cách dứt khoát của điều
nên làm. Đó không chỉ cái quay đầu của một bộ phận thể, sự nhìn về
quá khứ, nhìn về lịch sử nghìn năm văn hiến huy hoàng của dân tộc. Để thấy được
cái dáng vẻ kệch cỡm, nhếch nhác của hiện tại. Hành động ngoảnh cổ, hành
động chỉ xoay phần đầu, còn thể thì giữ nguyên. Chi tiết đó cho thấy sự mắc kẹt
hiện tại đau khổ, bẽ bàng của Tế Xương - một tử đương thời. Ông không cam
tâm, ông không chấp nhận trở thành một trong những kẻ lôi thôi, nhục nhã ngoài
đó. Chính vậy, Tế Xương đã khắc họa lại cảnh khoa thi năm Đinh Dậu với giọng
điệu châm biếm sâu cay.
Ngôn ngữ trào phúng của Tế Xương không trữ tình như của Hồ Chí Minh,
cùng sắc bén, góc cạnh. Ông đay nghiến những cái kệch cỡm, lai căng, nhếch nhác
của hiện thực, để thể hiện trực tiếp thái độ của mình. Không chỉ trào phúng người,
Tế Xương còn tự trào chính mình. Trào một tử chẳng thể làm giúp ích cho đời,
chẳng thể nào xoay chuyển càn không, khôi phục cảnh huy hoàng trong quá khứ.
Hiện thực nhố nhăng, nhốn nháo của trường thi Tế Xương tham gia đã toát lên
những cay đắng, tủi nhục chất chứa như núi trong lòng nhà thơ. Đó chính cách
Trần Tế Xương thể hiện nỗi lòng hồn thơ trào phúng của mình vào “Lễ xướng
danh khoa Đinh Dậu”.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8
Sinh ra và lớn lên trong buổi đất nước ta gặp cơn sóng dữ của thời đại đến từ
phương Tây, khiến cho thuần phong mĩ tục của một nước thuần phong kiến được
xây dựng cả ngàn năm bị rung chuyển. Trần Tế Xương đã xuất sắc biến ngòi bút
của mình thành thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ chút nào đó nền văn hóa truyền thống
dân tộc. Ông đã chọn cách biến bút pháp của mình thành bút pháp trào phúng, để
châm biếm, lên án cái xã hội với cái văn hóa lai căng đương thời. Điều đó đã thể
hiện rõ nét qua tác phẩm thơ nổi tiếng của ông “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
Câu thơ đầu tiên, Tế Xương khẳng định sự quý trọng, hiếm hoi của khoa thi - ước
mơ của bao sĩ tử nước ta lúc bấy giờ:
“Nhà nước ba năm mở một khoa”
Ba năm một lần, khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước được mở ra cho các
thanh niên tài tử muốn đem tri thức ra để giúp nước giúp đời có cơ hội thể hiện
mình. Trong bề dày lịch sử gần một ngàn năm phong kiến, đây vẫn là con đường
tiến thân lập nghiệp quen thuộc của những sĩ tử “bụng đầy chữ thánh Hiền”. Sự
trang trọng, quy mô của sự kiện này là không phải bàn cãi. Thế nhưng, khoa thi mà
nhà thơ miêu tả lại của năm Canh Dậu, lại có gì đó thật khác, thật kì lạ:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Từ “lẫn” gợi sự lẫn lộn, thiếu rành rọt, rõ ràng, thiếu sự nghiêm túc, trang nghiêm.
Tựa như người dân ta vẫn dùng từ lẫn cho mớ rau, mớ vải. Nay nhà thơ lại sử dụng
cho các sĩ tử đến từ những nơi chuyên đào tạo nhân tài. Sĩ tử nơi này lẫn với sĩ tử
nơi kia. Cách dùng này khiến các nhân tài nước Nam ta trở nên kém phần quan
trọng, trở nên tầm thường như mớ ra, mớ vải ở ngoài chợ. Nhưng vì sao tác giả lại
tả về các đồng môn bằng sắc thái đó? Điều này đã thể hiện rõ ở ngay hai câu thơ sau:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”
Tính từ “lôi thôi’ được đưa lên ngay đầu câu bằng thủ pháp đảo ngữ, nhằm nhấn
mạnh dáng vẻ thiếu nghiêm túc, đứng đắn của các vị sĩ tử. Đến với hội thi ba năm
mới mở một lần, các hiền tài đến từ các vùng miền chuẩn bị cho bản thân một dáng
vẻ lôi thôi thì thật đáng buồn và chê trách. Sự xuất hiện của những lọ nước khoác
trên vai, khiến họ càng thêm ì ạch, di chuyển lạch bạch. Dáng vẻ của những bậc
nam nhi lòng mang chí lớn, mà lại luộm thuộm, lôi thôi chẳng khác gì người dân
buôn bán mưu sinh ngoài chợ. Cũng bởi vậy, mà nhà thơ lại dùng từ lẫn khi khắc
họa trưởng thi năm Canh Dần.
Nổi bật hơn cả thí sinh, chính là những vị quan lớn, bộ mặt của triều đình, của chính quyền trong trường thi:
“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Quan trường - người đứng đầu khoa thi xuất hiện với âm thanh “ậm ọe”. Một lần
nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đảo ngữ để thể hiện sự châm biếm sâu sắc với
dáng vẻ của một vị quan lớn. Ậm ọe là âm thanh nạt nộ, hăm dọa. Một vị quan lớn,
mà xuất hiện bằng cái âm thanh chua chát đi đằng trước, thật thiếu đi sự oai nghiêm
cần có. Ông ta đến trường thi để trông thi - quản lí những sĩ tử bụng đầy kinh thư.
Vậy mà lại phải hăm dọa, phải nạt nộ. Hình ảnh đó đã gián tiếp khẳng định sự lộn
xộn trong tác phong của các sĩ tử. Rõ là người có học thức, mà hành động thì nhếch
nhác, chẳng có chút gì nho nhã. Xứng với các sĩ tử đó, là một viên quan coi thi “to
mồm gào rống” như đang giải tán đám đông ở chợ. Sự phối hợp nhịp nhàng của hai
nhóm người đó “giúp” cho trưởng thi mất hẳn sự nghiêm trang, trịnh trọng cần có.
Bối cảnh trưởng thi cũng nhở vậy mà trở thành một bức tranh lộn xộn, nhếch nhác
đến không thể nhìn thẳng.
Sự châm biếm của nhà thơ chẳng hề dừng lại ở đó. Bởi ngay sau quan trường là sự
xuất hiện của quan sứ và mụ đầm. Đây là hai nhân tố rất mới - đại diện cho hơi thở
của văn hóa phương Tây đang xâm lấn nghiêm trọng. Họ xuất hiện một cách hiên
ngang giữa trường thi - đất học linh thiêng của văn hóa phong kiến. Sự xuất hiện ấy
thật kệch cỡm và nhố nhăng với lọng che rợp trời và vạt váy dài lê quét đất. Trường
thi vốn là nơi linh thiêng, mang ý nghĩa văn hóa, chính trị quan trọng của cả một dân
tộc vậy mà nay lại trở thành sân chơi cho những kẻ hợm hĩnh, kệch cỡm của nước
ngoài. Họ mang theo thứ văn hóa lai căng đó vào làm cả cái trường thi vốn đã lộn
xộn, nhếch nhác về hình thức, nay bỗng trở thêm càng lẫn lộn, nhố nhăng về ý nghĩa, bản chất.
Điều đó khiến một sĩ tử chân chính với lòng khát cầu giúp nước cứu dân như Tế
Xương vô cùng đau lòng. Là một sĩ tử đi qua nhiều cuộc thi, từ thời các khoa thi vẫn
vô cùng trang nghiêm, cho đến dáng vẻ kệch cỡm hiện nay, làm sao mà không đau
lòng được. Có thể nói, chính ông đã nhận ra và cảm nhận sự thay đổi theo chiều
hướng đi xuống đáy vực của nền thi cử nước nhà sâu sắc hơn bất kì ai. Cũng bởi
vậy, mà nhờ thơ cay đắng thốt lên rằng:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!”
Đây là lời than thở đầy xót xa, tủi nhục, cay đắng và cũng vô cùng bất lực của chính
nhà thơ. Nhân tài đất Bắc từng là những ông nghè, ông cống, những người có tài có
chữ. Tuy có thể nghèo về vật chất nhưng luôn giàu chữ nghĩa, giàu lòng tự tôn, giàu
tinh thần dân tộc. Ấy vậy mà giờ đây, ngay giữa Thăng Long ngàn năm văn hiến,
ngay giữa trưởng thi - nơi hội thụ hiền tài cho đất nước lại trở thành nơi cho thứ văn
hóa lai căng, kệch cỡm chiếm cứ. Từ phiếm chỉ “nào ai đó” đã hướng tới một nhóm
đối tượng cụ thể trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là những nhân tài đất Bắc chân chính,
còn giữ tấm lòng vì nước vì dân, còn biết xấu hổ trước cảnh nước nhà bị đô hộ, biết
nhục nhã trước cảnh văn hóa dân tộc bị văn hóa phương Tây làm nhơ nhuốc. Động
từ “ngoảnh cổ” được đưa lên đầu câu thơ, nhấn mạnh một cách dứt khoát của điều
nên làm. Đó không chỉ là cái quay đầu của một bộ phận cơ thể, mà là sự nhìn về
quá khứ, nhìn về lịch sử nghìn năm văn hiến huy hoàng của dân tộc. Để thấy được
cái dáng vẻ kệch cỡm, nhếch nhác của hiện tại. Hành động ngoảnh cổ, là hành
động chỉ xoay phần đầu, còn cơ thể thì giữ nguyên. Chi tiết đó cho thấy sự mắc kẹt
ở hiện tại đau khổ, bẽ bàng của Tế Xương - một sĩ tử đương thời. Ông không cam
tâm, ông không chấp nhận trở thành một trong những kẻ lôi thôi, nhục nhã ở ngoài
đó. Chính vì vậy, Tế Xương đã khắc họa lại cảnh khoa thi năm Đinh Dậu với giọng điệu châm biếm sâu cay.
Ngôn ngữ trào phúng của Tế Xương không trữ tình như của Hồ Chí Minh, mà vô
cùng sắc bén, góc cạnh. Ông đay nghiến những cái kệch cỡm, lai căng, nhếch nhác
của hiện thực, để thể hiện trực tiếp thái độ của mình. Không chỉ trào phúng người,
Tế Xương còn tự trào chính mình. Trào một sĩ tử chẳng thể làm gì giúp ích cho đời,
chẳng thể nào xoay chuyển càn không, khôi phục cảnh huy hoàng trong quá khứ.
Hiện thực nhố nhăng, nhốn nháo của trường thi mà Tế Xương tham gia đã toát lên
những cay đắng, tủi nhục chất chứa như núi trong lòng nhà thơ. Đó chính là cách
mà Trần Tế Xương thể hiện nỗi lòng và hồn thơ trào phúng của mình vào “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.
-----------------------------------------------------------------------------------