Văn mẫu 8 | Phân tích một tác phẩm văn học bài thơ
Văn mẫu 8 | Phân tích một tác phẩm văn học bài thơ được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích một tác phẩm văn học bài thơ thất ngôn bát
cú hoặc tứ tuyệt Đường luật hay nhất
Một tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà em đặc biệt ấn tượng về nội dung
mới lạ và cách trình bày độc đáo. Chính là tác phẩm Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Khác với những tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có bố cục đề
thực luận kết. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến lại được chia nội dung theo
một bố cục hoàn toàn khác. Với câu mở đầu, phần nội dung và câu kết - giống như một bài văn tự sự.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Câu mở đầu bài thơ là lời trần thuật của nhà văn về một điều đang diễn ra: Ngôi nhà
được đón tiếp người bạn lâu ngày không gặp mặt. Đồng thời, câu thơ cũng như một
lời chào mời đon đả, vui sướng của nhà thơ khi lâu lắm rồi mới được gặp lại bạn
hiền. Niềm vui rạo rực ấy thể hiện rõ nét qua giọng điệu của câu thơ đầu này.
Bạn đến chơi nhà, theo lẽ thường là khách quý thì cần phải mời trà mời cơm thật
thịnh soạn để bày tỏ tấm lòng. Nhưng trớ trêu thay, nhà thơ lại đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng éo le:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Năm câu thơ được ngắt nhịp 4/3 đều đều, tạo nên nhịp thơ mềm mại, uyển chuyển,
dễ đi vào lòng người đọc. Nhà cách xa chợ, nhưng trẻ con thì đi vắng cả, nên không
có ai ra chợ mua đồ về thiết đãi bạn. Ao có nuôi cá nhưng nước sâu, khó mà bắt
được. Vườn nhà tuy rộng, nhưng lại rào thưa, khó mà bắt được gà để giết thịt. Cây
cối trong vườn, cải thì mới gieo trồng chưa thành cây, mướp thì vừa ra hoa chưa có
quả. Sự thiếu thốn ấy khiến nhà thơ chẳng có gì để tiếp đãi bạn cả. Những chi tiết
ấy phản ánh cuộc sống khó khăn ở hiện tại của nhà thơ khi đã lui về ở ẩn. Đồng thời
cũng khắc họa những thú điền viên như trồng trọt, chăn nuôi. Tuy có khó khăn
nhưng cũng đem lại niềm vui thanh nhã.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
Người xưa vẫn có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Điều đó cho thấy ý nghĩa
quan trọng của miếng trầu trong những buổi tâm giao. Ấy thế mà, nhà thơ cũng
không có được một đĩa trầu để mời bạn khi đến chơi. Giữa gian nhà trống trải, thiếu
thốn, chẳng có một món gì để thiết đãi bạn. Nhưng nhà thơ vẫn vô cùng lạc quan khi
khẳng định rằng “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Câu thơ như lời bông đùa, nhưng thật
ra lại chứa đựng tình cảm vô cùng xúc động. Bởi điều mà nhà thơ nhấn mạnh và đề
cao nhất ở đây chính là tình bằng hữu thiêng liêng, cao cả. Bạn bè gặp mặt nhau,
được nói chuyện, được bắt tay thì đã là trân quý rồi. Dù cuộc sống có thiếu thốn khó
khăn trăm bề, thì có bạn bè ở bên nghĩa là ta đã có cả một kho báu quý giá. Cụm từ
“ta với” ta ở cuối bài thơ, ý chỉ nhà thơ và người bạn của mình. Cả hai quý mến
nhau, thân thiết, thấu hiểu, đồng cảm cho nhau, tuy hai mà một. Chẳng phân biệt
sang hèn, phân biệt lễ nghi, nên dù chẳng có gì thiết đãi bạn, nhà thơ vẫn vui vẻ và
hạnh phúc khi ngồi trò chuyện với bạn của mình. Bởi tuy nghèo về vật chất nhưng
họ lại rất giàu về tình cảm.
Bạn đến chơi nhà là một tác phẩm hay và ý nghĩa về tình bạn. Từ bài thơ, Nguyễn
Khuyến đem đến cho chúng ta một tình bạn quý giá, không màng đến vật chất, của
cải. Chỉ cần có hai trái tim luôn cùng nhịp đập và hướng về nhau, như thế là đã đủ rồi.
-----------------------------------------------------------------------------------