Văn mẫu 8 | Phân tích một tác phẩm văn học| Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy
Văn mẫu 8 | Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy lớp 8
Cùng là thơ trào phúng, nếu Trần Tú Xương góc cạnh, sâu cay bao nhiêu thì
Nguyễn Khuyến lại nhẹ nhàng, kín đáo bấy nhiêu. Giáo sư Dương Quảng Hàm từng
nhận xét chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến chính là lời của bậc đại nhân
quân tử dùng để khuyên răn người đời. Đặc điểm đó của bút pháp trào phúng trong
thơ Nguyễn Khuyến được khắc họa rõ nét qua tác phẩm thơ Tiến sĩ giấy.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sáng tác Tiến sĩ giấy theo thể thơ thất ngôn bát cú - một
thể thơ đường luật vô cùng quen thuộc với các cây bút thời trung đại. Bài thơ đi theo
cấu tứ đề thực luận kết rất chỉn chu, mẫu mực, với các thi pháp văn học trung đại
tinh tế đã làm bật lên nét sang trọng trong thơ ông.
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.”
Ngay hai câu đề, điệp từ “cũng” đã đươcn xuất hiện liên tiếp bốn lần. Từ “cũng” gợi
lên cảm giác khá khiên cưỡng với sự vật xuất hiện phía sau nó. Khiến những cờ,
biển, cân đai trở nên kém phần oai nghiêm, trang trọng. Theo đó, tác giả liệt lê ra
các phục sức xuất hiện trên người của một vị tiến sĩ - người có chức quan đỗ cao
nhất trong một kì thi lớn, đứng đầu bảng vàng. Đó là những món đồ sang quý, biểu
tượng cho người có vị thế, được nhiều người kính trọng. Biết bao sĩ tử tham gia vào
con đường thi cử đều ao ước được mặc lên người những phujmc sức đó. Tuy
nhiên, khi các phục sức cao quý ấy được liệt kê bằng điệp từ cũng mang vẻ khoe
khoang, thì bỗng nhiên lại mang đậm tính mỉa mai. Đến cả danh xưng “ông nghè”
oai phong cũng không nằm ngoài số phận đấy. Đặc biệt khi nó được đi cùng với cụm
từ “có kém ai”. Cụm từ ấy khiến cho chức vị ông nghè trở nên giải dối, học đòi,
không có vẻ trang nhã của người có học thức. Nhưng vì sao tác giả lại mập mờ về
thái độ với vị tiến sĩ này như vậy? Điều đó được nêu rõ ở hai câu thực tiếp theo.
“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”
Ở đây, nhà thơ đã khẳng định sự tinh tế của bản thân khi sử dụng nghệ thuật đối
một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với
mặt văn khôi. Thông thường, phép đối trong thơ trung đại rất tôn sùng sự đăng đối,
ngang hàng với nhau, nhưng trong hai câu thơ này, sự đăng đối có phần khiên
cưỡng. Giáp bảng là bảng rồng công bố danh sách thi sinh đỗ bảng vàng. Thân giáp
bảng là người đỗ đạt cao, được bao người trọng vọng, ấy thế mà lại đối với một
mảnh giấy vụn. Khuôn mặt tuấn tú, uy nghiêm của một trạng nguyên thì lại đối với
một nét bút mực chấm đỏ. Sự chênh lệch một trời một vực về tính chất, giá trị của
cả hai vế lúc này được hiển thị rõ ràng. Bởi thật ra, vị tiến sĩ này chính là một vị tiến
sĩ làm từ giấy - món đồ chơi phổ biến trong dân gian. Sự đăng đối một cách kì lạ
giữa các vế thơ đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó,
thì còn đâu là thơ Nguyễn Khuyến. Từ đầu đến cuối, chẳng có câu chữ nào nói rằng
nhà thơ đang tả một món đồ chơi cả. Thật thật, giả giả chẳng biết đâu mà phán
đoán. Đó cũng chính là ngụ ý của nhà thơ. Một món đồ chơi tiến sĩ chỉ cần mẩu giấy
vụn, chấm một nét mực là đã có thể tạo thành. Quá đơn giản và dễ dàng. Cách để
tạo ra một tiến sĩ thật cũng thế. Chỉ cần quan chấm thi ậm ừ một nét bút, thế là đã
có một tiến sĩ ra lò. Thật ở cái chức danh, cái áo quan, cái mão đội trên đầu, nhưng
giả ở cái nội tình bên trong, ở cái trí tuệ ở trong người. Hình dáng vị tiến sĩ thật và
tiến sĩ giấy lồng ghép vào nhau, tuy hai mà một, tuy thật mà giả. Sự trào phúng thâm
thúy qua câu từ đó, chính là thủ pháp đặc trưng của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.”
Đến với hai câu thơ luận, lần này, từ việc miêu tả khách quan chung chung để dẫn
dắt người đọc. Thì lần này, nhà thơ đã chuyển sang nhận xét chủ quan. Vẫn là hình
ảnh tấm xiêm áo, thân giáp bảng ở câu thực, lần này đã được nhận xét chi tiết thêm.
Các tính từ “nhẹ”, “hời” khiến bộ phục sức của tiến sĩ càng thêm kém trang trọng.
Xiêm áo đó nhẹ bởi vì nó là mẩu giấy vụn, nhưng cũng có lẽ bởi bên trọng nó rỗng
tuếch, chẳng có chút phẩm đức, trí tuệ nào cả. Chiếc áo trạng nguyên quá rộng với
một kẻ ngu dốt. Còn danh trạng nguyên thì lại quá hời. Từ hời được dùng cho một
phi vụ buôn bán mà chỉ phải bỏ ra một chút vốn, đã đem lại được nhiều lợi ích. Ắt
hẳn cái danh trạng nguyên và những thứ có được sau khi đỗ đạt còn nhiều hơn số
tiền bỏ ra mua chức trạng nguyên. Phía sau sự chế giễu vẻ rỗng tuếch, hữu danh vô
thực của ông tiến sĩ giấy kia, là sự giễu nhại những vị tiến sĩ đầu óc trống trơn, bụng
chẳng được mấy trang kinh thư, chỉ dựa vào ít tiền của để vinh danh bảng vàng.
Nhưng cùng với đó, là sự ngậm ngùi, chua xót cho chính thân phận mình. Bởi nhà
thơ Nguyễn Khuyến cũng là một tiến sĩ. Ông cay đắng thay cho phận mình, bởi giờ
đây cái danh tiến sĩ đâu còn danh giá như xưa. Trong mắt thế nhân, nó chỉ là một
món đồ chơi tầm thường có thể mua được bằng tiền mà thôi.
Nỗi niềm ấy, khiến nhà thơ lại càng thêm gay gắt, càng thêm chán ghét những tiến
sĩ giấy ngoài kia. Lấy hai câu thơ luận làm đòn bẩy, Nguyễn Khuyến đi đến câu thơ
kết mang nhiều suy tư và ngụ ý:
“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi.”
“Ghế chéo, lọng xanh” là vị trí ngồi của một vị tiến sĩ - vị trí oai nghiêm bao học trò
ngưỡng mộ. Nhưng dáng ngồi bảnh chọe của vị tiến sĩ rởm đã phá tan hoàn toàn
bầu không khí đó. Tiến sĩ vốn là đại diện cho những người đứng đầu xã hội về học
vấn, ấy thế mà lại bị miêu tả với dáng vẻ thô thiển, kệch cỡm của những kẻ mãng
phu. Sự trào phúng ấy đã giáng một đòn chí mạng vào những kẻ học đòi kia. Vốn đã
chẳng có trí tuệ, chẳng có học thức, nay đến vẻ ngoài cũng kệch cỡm, không bắt
chước nổi cho ra dáng một vị tiến sĩ. Thế thì những kẻ đó có gì nhỉ? Chẳng có gì cả.
Ở câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng động từ “tưởng” để vạch trần sự giả dối của những
tiến sĩ trên kia. Tưởng là đồ thật, hóa đồ chơi. Thì ra từ đầu bài thơ đến đây, tác giả
vẫn còn ngờ ngợ về sự thực chất của các tiến sĩ. Nhưng giờ đây ông đã chắc chắn
rằng, đó chỉ là đồ chơi mà thôi. Câu khẳng định ấy đã vạch trần tấm màn che cuối
cùng, khiến các tiến sĩ rởm không còn chỗ ẩn náu nữa.
Mượn hình ảnh tiến sĩ giấy - một món đồ chơi dân gian, nhà thơ Nguyễn Khuyến
dùng giọng điệu mỉa mai, trào phúng của mình để phê phán, vạch trần bộ mặt thật
của các vị tiến sĩ đương thời. Đó là những kẻ bù nhìn, chỉ có vẻ ngoài kệch cỡm cố
bắt chước, ra vẻ. Nhưng vì chẳng có nội hàm, cái đầu lại rỗng tuếch nên tự biến
mình thành trò hề, thành món đồ chơi cho những kẻ cầm quyền. Những tiến sĩ đó là
đại diện cho nền học vấn của nước nhà, đại diện cho cả một triều đình phong kiến.
Sự giả tạo, rỗng tuếch của họ chính là đại biểu cho một triều đại mục rỗng ở bên
trong. Đó cũng chính là một trong các lí do khiến Nguyễn Khuyến lựa chọn rời bỏ triều đình để ẩn cư.
-----------------------------------------------------------------------------------