Văn mẫu 8 | Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn

Văn mẫu 8 | Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào
phúng lớp 8 ngắn gọn
1. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng
Ngắn nhất - Mẫu 1
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn: Lai Tân
Lai Tân của nhà thơ Hồ Chí Minh một tác phẩm thơ trào phúng xuất sắc trong tập
Nhật trong tù.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt quen thuộc, nhà thơ khéo léo khắc họa cuộc sống của
các nhà cầm quyền tại Lai Tân nồng đậm sự châm biếm:
“Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”
Từ “trưởng” được lặp lại liên tiếp ba lần, nhấn mạnh tầm quan trọng của ba chức vụ
được nhắc đến. Lần lượt ban trưởng, cảnh trưởng huyện trưởng đều những vị
quan đứng đầu của huyện Lai Tân. Họ chức trách bảo vệ chăm lo cho cuộc
sống của người dân. Ấy thế giữa ban ngày, ban trưởng thì thì đánh bạc, cảnh
trưởng thì ăn hối lộ. Họ ngang nhiên làm điều vi phạm pháp luật chẳng phải sợ
hãi hay lén lút. Cấp trên của họ huyện trưởng, rất chăm chỉ làm việc công
nhưng lại chăng hề phát hiện ra. Kể cũng phải, bởi huyện trưởng chỉ làm việc ban
đêm, còn ban ngày ông ta làm gì, đi đâu thì chẳng ai biết được. Việc công, việc dân
phải đêm khuya thanh vắng ông mới đem ra làm. Sự đối lập thú vị khi người thực thi
pháp luật lại kẻ phạm luật, khi việc sai trái thì làm vào ban ngày còn việc công
chính thì lại làm vào ban đêm. Đã tạo nên tiếng cười trào phúng cho bài thơ. Tiếng
cười ấy còn bật lên giòn giã hơn khi tác giả châm biếm cùng sâu cay câu thơ
cuối:
“Lai Tân y cựu thái bình thiên”
Các vị quan cầm quyền tham ô, cờ bạc như vậy trời đấy Lai Tân vẫn được xem
“thái bình”. Đã vậy sự “thái bình” đó vẫn được duy trì đều đặn bấy lâu nay. Hóa ra,
vùng đất này cái trì trệ, thối nát, mục rỗng vẫn được duy trì bền vững như vậy
sao? Từ “thái bình” như một nhát kéo rạch ngang bộ mặt giả dối của giới cầm quyền
nơi đây. Cưởi chê trực diện vào vẻ giả tạo bên ngoài của chúng.
Từ tiếng cười châm biếm về hiện thực giả dối của vùng đất Lai Tân, nhà thơ Hồ Chí
minh đã thể hiện sự phê phán, chê trách về giai cấp thống trị, chính quyền nơi
đây. Từ đó thể hiện sự thương xót cho những người dân bất hạnh phải sống dưới
bầu trời u ám đó.
2. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng
Ngắn gọn - Mẫu 2
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn: Tự trào
Một trong những cảnh giới cao nhất của thơ trào phúng, chính giọng thơ tự trào.
Trong đó, Nguyễn Khuyến một cây bút tự trào nổi bật trong làng thơ ca Việt Nam.
Nổi bật trong các tác phẩm của ông, bài thơ Tự trào.
Vốn một vị tiến với trí tuệ hơn người được dân chúng, vua quan kính trọng,
nhưng do thời cuộc run rủi, cuối cùng Nguyễn Khuyến đã lựa chọn lui về ẩn. Tự
trào chính lời thơ ông tự cười chê chính bản thân mình, khi chẳng thể đem tài
cán ra để giúp đỡ giang sơn:
“Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.”
Bốn câu thơ đầu gợi lên sự dở dang, vỡ lở của những đặc điểm Nguyễn Khuyến
tự tả về mình. Chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo. Điệp từ “chẳng” khắc
họa một chàng trai không gì. Ông tự cho mình một kẻ “làng nhàng”, không
đặc sắc. Tự chê bai, hạ thấp mình như vậy, để giải thích cho hành động rời bỏ
chốn kinh thành khi đất nước rối loạn về ẩn của chính Nguyễn Khuyến. Từ “chạy
làng” hành động chỉ kẻ trách nhiệm, chối bỏ việc phải làm. Đó cách nhà
thơ nghĩ về bản thân. Ông thấy mình một nam tử hán tầm thường, hèn nhát,
không thể cáng đáng được việc nước.
“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.”
Câu thơ lời tự đối thoại với chính mình của Nguyễn Khuyến. Ông tự trào với chính
mình. Rằng bia xanh, bảng vàng được người đời kính trọng thì sao
chứ? Để bây giờ lại sống ẩn dật, hèn nhát như một kẻ gàn dở. Bởi giờ đây ông chỉ
nói ra “gàn bát sách”, chứ chẳng đóng góp được cho cuộc đời. Sự tự giễu cợt
bản thân ấy, cho thấy nhà thơ cùng day dứt khi chẳng thể làm tròn phận sự của
một đấng nam nhi, khi chẳng thể cống hiến cho đất nước xứng với chức Tiến
năm đó đỗ đạt. Giây phút Nguyễn Khuyến từ quan về ẩn để giữ sự trong sạch cho
bản thân, cũng lúc ông chối bỏ trách nhiệm của mình với vua, với nước, với dân.
Điều đó khiến ông đau khổ, dằn vặt đến đau đớn khôn nguôi.
Tự trào sự trào phúng, giễu cợt của Nguyễn Khuyến dành cho chính mình. Nhưng
cũng lời châm biếm cho những kẻ chỉ biết giữ mình, không chịu đem tài sức ra
cống hiến cho đất nước trong bối cảnh triều chính rối ren lúc bấy giờ.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/2

Preview text:

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào
phúng lớp 8 ngắn gọn
1. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn nhất - Mẫu 1
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn: Lai Tân
Lai Tân của nhà thơ Hồ Chí Minh là một tác phẩm thơ trào phúng xuất sắc trong tập Nhật kí trong tù.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt quen thuộc, nhà thơ khéo léo khắc họa cuộc sống của
các nhà cầm quyền tại Lai Tân nồng đậm sự châm biếm:
“Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”
Từ “trưởng” được lặp lại liên tiếp ba lần, nhấn mạnh tầm quan trọng của ba chức vụ
được nhắc đến. Lần lượt ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng đều là những vị
quan đứng đầu của huyện Lai Tân. Họ có chức trách bảo vệ và chăm lo cho cuộc
sống của người dân. Ấy thế mà giữa ban ngày, ban trưởng thì thì đánh bạc, cảnh
trưởng thì ăn hối lộ. Họ ngang nhiên làm điều vi phạm pháp luật mà chẳng phải sợ
hãi hay lén lút. Cấp trên của họ là huyện trưởng, dù rất chăm chỉ làm việc công
nhưng lại chăng hề phát hiện ra. Kể cũng phải, bởi huyện trưởng chỉ làm việc ban
đêm, còn ban ngày ông ta làm gì, đi đâu thì chẳng ai biết được. Việc công, việc dân
phải đêm khuya thanh vắng ông mới đem ra làm. Sự đối lập thú vị khi người thực thi
pháp luật lại là kẻ phạm luật, khi việc sai trái thì làm vào ban ngày còn việc công
chính thì lại làm vào ban đêm. Đã tạo nên tiếng cười trào phúng cho bài thơ. Tiếng
cười ấy còn bật lên giòn giã hơn khi tác giả châm biếm vô cùng sâu cay ở câu thơ cuối:
“Lai Tân y cựu thái bình thiên”
Các vị quan cầm quyền tham ô, cờ bạc như vậy mà trời đấy Lai Tân vẫn được xem
là “thái bình”. Đã vậy sự “thái bình” đó vẫn được duy trì đều đặn bấy lâu nay. Hóa ra,
ở vùng đất này cái trì trệ, thối nát, mục rỗng vẫn được duy trì bền vững như vậy
sao? Từ “thái bình” như một nhát kéo rạch ngang bộ mặt giả dối của giới cầm quyền
nơi đây. Cưởi chê trực diện vào vẻ giả tạo bên ngoài của chúng.
Từ tiếng cười châm biếm về hiện thực giả dối của vùng đất Lai Tân, nhà thơ Hồ Chí
minh đã thể hiện sự phê phán, chê trách về giai cấp thống trị, chính quyền ở nơi
đây. Từ đó thể hiện sự thương xót cho những người dân bất hạnh phải sống dưới bầu trời u ám đó.
2. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn - Mẫu 2
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn: Tự trào
Một trong những cảnh giới cao nhất của thơ trào phúng, chính là giọng thơ tự trào.
Trong đó, Nguyễn Khuyến là một cây bút tự trào nổi bật trong làng thơ ca Việt Nam.
Nổi bật trong các tác phẩm của ông, là bài thơ Tự trào.
Vốn là một vị tiến sĩ với trí tuệ hơn người được dân chúng, vua quan kính trọng,
nhưng do thời cuộc run rủi, cuối cùng Nguyễn Khuyến đã lựa chọn lui về ở ẩn. Tự
trào chính là lời thơ mà ông tự cười chê chính bản thân mình, khi chẳng thể đem tài
cán ra để giúp đỡ giang sơn:
“Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.”
Bốn câu thơ đầu gợi lên sự dở dang, vỡ lở của những đặc điểm mà Nguyễn Khuyến
tự tả về mình. Chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo. Điệp từ “chẳng” khắc
họa một chàng trai không có gì. Ông tự cho mình là một kẻ “làng nhàng”, không có
gì đặc sắc. Tự chê bai, hạ thấp mình như vậy, là để giải thích cho hành động rời bỏ
chốn kinh thành khi đất nước rối loạn về ở ẩn của chính Nguyễn Khuyến. Từ “chạy
làng” là hành động chỉ kẻ vô trách nhiệm, chối bỏ việc phải làm. Đó là cách mà nhà
thơ nghĩ về bản thân. Ông thấy mình là một nam tử hán tầm thường, hèn nhát,
không thể cáng đáng được việc nước.
“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.”
Câu thơ là lời tự đối thoại với chính mình của Nguyễn Khuyến. Ông tự trào với chính
mình. Rằng dù có bia xanh, có bảng vàng được người đời kính trọng thì có sao
chứ? Để bây giờ lại sống ẩn dật, hèn nhát như một kẻ gàn dở. Bởi giờ đây ông chỉ
nói ra “gàn bát sách”, chứ chẳng đóng góp được gì cho cuộc đời. Sự tự giễu cợt
bản thân ấy, cho thấy nhà thơ vô cùng day dứt khi chẳng thể làm tròn phận sự của
một đấng nam nhi, khi chẳng thể cống hiến cho đất nước xứng với chức Tiến Sĩ
năm đó đỗ đạt. Giây phút Nguyễn Khuyến từ quan về ở ẩn để giữ sự trong sạch cho
bản thân, cũng là lúc ông chối bỏ trách nhiệm của mình với vua, với nước, với dân.
Điều đó khiến ông đau khổ, dằn vặt đến đau đớn khôn nguôi.
Tự trào là sự trào phúng, giễu cợt của Nguyễn Khuyến dành cho chính mình. Nhưng
cũng là lời châm biếm cho những kẻ chỉ biết giữ mình, không chịu đem tài sức ra
cống hiến cho đất nước trong bối cảnh triều chính rối ren lúc bấy giờ.
-----------------------------------------------------------------------------------