Văn mẫu 8 | Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau
Văn mẫu 8 | Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 8 Bài 1 | Thông điệp về truyền thống Uống
nước nhớ nguồn qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn Mẫu 1
Truyện ngắn Người mẹ vườn cau là một tác phẩm chứa đựng những thông điệp ý
nghĩa về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nguồn cội ở đây được
nhà văn hình tượng hóa qua bóng dáng của những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Những người mẹ ấy đã hi sinh cả cuộc đời và hạnh phúc của mình cho tương lai
của đất nước. Họ là hậu phương vững chắc, tham gia tăng gia sản xuất, lao động
để tạo ra của cải phục vụ cho tiền tuyến. Bởi vậy, việc “nhớ nguồn” đã được hiện
diện qua hình ảnh người cha của nhân vật tôi, khi ông sẵn sàng chăm sóc cho
người mẹ của đồng đội đã hi sinh. Bởi chính người mẹ ấy là nguồn cội, là nơi kí thác
tinh thần của tất cả những người lính. Người đồng đội kia đã nằm lại nơi chiến
trường, thì chính ông sẽ thay các đồng đội chăm sóc bố mẹ ở nhà. Qua đó, nhà văn
đã khắc họa một cách sâu sắc truyền thống uống nước nhớ nguồn. Đồng thời gửi
gắm những tình cảm chân thành, biết ơn sâu nặng với những người đã hi sinh cả
cuộc đời mình vì độc lập của dân tộc.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn Mẫu 2
Truyện ngắn Người mẹ vườn cau đã truyền tải một cách nhẹ nhàng và sâu lắng về
truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đến người đọc qua một góc
nhìn riêng bởi tác giả. Nguồn cội mà chúng ta vẫn luôn hướng đến, tôn thờ và biết
ơn, được nhà văn cụ thể hóa qua hình tượng những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Cả một đời họ là hậu phương vững chắc cho con cái yên tâm ra chiến trường chiến
đấu bảo vệ tổ quốc. Những người mẹ ấy chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu
thương và bao dung, luôn là chốn về của tất cả mọi người. Chính vì thế, mà tác giả
đã ẩn dụ nguồn cội vào những người mẹ ấy. Và khẳng định truyền thống nhớ nguồn
qua hình ảnh người ba của nhân vật tôi. Khi ông ấy đã chăm sóc cho người mẹ già
của đồng đội đã mất. Chi tiết ấy vừa đậm chất nhân văn, vừa giúp người đọc thấu
hiểu được ý nghĩa cao cả của truyền thống uống nước nhớ nguồn được truyền lại qua bao đời nay.
------------------------------------------------------------------------------------ .