Văn mẫu 8 | Thuyết minh giải thích hiện tượng thủy triều
Văn mẫu 8 Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Thuyết minh giải thích hiện tượng thủy triều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 8 Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
| Thuyết minh giải thích hiện tượng thuỷ triều
1. Thuyết minh giải thích hiện tượng thủy triều Ngắn gọn
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên quen thuộc, tác động trực tiếp đến cuộc sống
của con người. Đặc biệt là các khu vực dân cư ven biển.
Thủy triều là hiện tượng mực nước sông, nước biển dâng lên và hạ xuống trong một
thời gian nhất định trong ngày, và lặp lại theo chu kì nhất định. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do sự thay đổi lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể khác
trong vũ trụ lên một điểm bất kì (biển, sông…) trên trái đất. Sự thay đổi ấy là do trái
đất tự xoay quanh trục và xoay xung quanh mặt trời. Khi lực hút tăng rồi giảm, mực
nước tại các con sông, biển cũng dâng lên rồi hạ xuống theo. Quá trình diễn ra thủy
triều thường kéo dài trong vài giờ để có thể đạt đến mức cao nhất (tức triều cao).
Sau đó nó duy trì mức đỉnh trong một thời gian ngắn, rồi dần dần hạ xuống cho đến
khi về mức thấp nhất (tức triều thấp). Quá trình thủy triều dâng lên và hạ xuống
được gọi là triều dâng và triều xuống. Hiện tượng này diễn ra theo chu kì cố định,
khó mà can thiệp được. Nên tuy không gây nhiều thiệt hại về người và của, nhưng
hiện tượng thủy triều vẫn gây nhiều xáo trộn cho cuộc sống của người dân. Đặc biệt
là các thành phố ven biển. Như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Tây
nước ta, thường có hiện tượng triều cường vào lúc tan tầm. Khiến người dân khổ
sở lội nước, tạm hoãn nhiều hoạt động. Nhưng bù lại, thủy triều cũng giúp các vùng
đất quanh sông trở nên trù phú hơn, nhờ lượng nước có phù sa dâng lên mỗi ngày.
Cùng với đó, thủy triều cũng giúp các bờ biển có những vùng khai thác thủy hải sản
trôi vào bờ rất tiện lợi và thú vị cho bà con.
Vì không thể ngăn cản hay đẩy lùi hiện tượng thủy triều. Nên chúng ta chỉ có thể
chọn cách sống chung với nó. Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể tính toán
tương đối chính xác về quy luật và mức độ thủy triều, từ đó đưa ra các cảnh báo
giúp người dân chuẩn bị trước, tránh bối rối khi xảy ra thủy triều.
2. Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng thủy triều
Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông…
Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển,
sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần,
hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính
là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể
khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự
quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp
dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước
sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy
triều mà chúng ta vẫn thường thấy.
Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác
nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao
kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút
đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong
một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được
gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ
được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời
gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ
có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.
Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước
dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi
mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các
hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau
khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.
------------------------------------------------------------------------------------