Văn mẫu 8 | Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng chi tiết
Văn mẫu 8 | Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng chi tiết được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 8 Bài 1 | Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng chi tiết |
Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng mẫu 1
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm viết về lịch sử nhưng có kết hợp các yếu
tố tưởng tượng, giúp làm tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm. Câu chuyện kể về người
anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản thuở còn nhỏ. Mọi chuyện bắt đầu từ giấc mơ
bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thương của Quốc Toản. Giấc mơ ấy là một dự
báo cho tương lai gánh vác sứ mệnh lớn lao của cậu. Ít lâu sau, nước ta đối mặt với
nguy cơ bị nhà Nguyên xâm lược. Vua Trần đã tổ chức họp bàn việc nước tại bến
Bình Than. Với khát vọng được góp sức cứu nước, Quốc Toản đã cưỡi ngựa đến
đây để xin được cùng vua bàn việc nước, Nhưng thấy cậu còn nhỏ, nhà vua chỉ cho
cậu một quả cam như dỗ một đứa trẻ, chứ không cho vào. Thất vọng và ấm ức, trên
đường về nhà, Quốc Toản bóp nát quả cam từ lúc nào không hay. Về đến nhà, cậu
quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Ngay khi có tin giặc tấn công nước
ta, ậu đã lãnh đạo nhiều tráng sĩ tinh nhuệ, chủ động lao đi đánh giặc. Khi đi, đoàn
quân mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân
đã dành nhiều chiến thắng, khiến nhân dân ai nấy cũng vô cùng vui mừng. Xúc động
nhất là mẹ của Trần Quốc Toản, khi bà được thấy con trai mình anh dũng dương
cao lá cờ do chính mình thêu.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng mẫu 2
Lá cờ thêu sáu chữ vàng kể về thời niên thiếu oai hùng của người anh hùng nhỏ
tuổi Trần Quốc Toản. Điều đó đã được dự báo trước qua giấc mơ bắt sống được tên
sứ thần nhà Nguyên của anh. Năm đó, nước ta đối mặt với nguy cơ xâm lược của
nhà Nguyên, nên nhà vua đã mở hội nghị bàn việc nước tại bến Bình Than. Quốc
Toản rất muốn tham gia, nhưng vì còn nhỏ nên bị nhà vua dỗ bằng một quả cam rồi
cho về. Lòng đầy uất ức, Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay.
Sau sự kiện đó, Quốc Toản liền trở nên chăm chỉ hơn trước. Ngày ngày tập luyện võ
nghệ, nghiên cứu binh thư. Đồng thời tập hợp nhiều trai tráng thành một đội quân
tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngay khi giặc Nguyên tiến vào nước
ta, Trần Quốc Toản đã lãnh đạo đoàn quân, mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàng
“Phá cường địch, báo hoàng ân” do mẹ mình thêu. Đoàn quân chiến đấu mạnh mẽ,
dành được nhiều thắng lợi, khiến nhân dân vô cùng tự hào về người anh hùng Trần Quốc Toản. . ..................... .