Văn mẫu 8 | Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do (18 mẫu)

Văn mẫu 8 | Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do (18 mẫu) được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Văn mẫu 8 | Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
tự do (18 mẫu) | Chân trời sáng tạo
A. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
tự do lớp 8
a. Mở đoạn:
Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả)
Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ
b. Thân đoạn:
Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp
gieo vần, các biện pháp tu từ…)
Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo ý nghĩa
của nội dung bào thơ
Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung
bài thơ
Tác dụng ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội
dung bài thơ
c. Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về bài thơ.
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
lớp 8 Ngắn gọn
Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh bập bùng, Đồng Chí một áng thơ
mang sức mạnh cổ tinh thần to lớn. Bài thơ được Chính Hữu viết bằng thể thơ tự
do, góp phần mang đến hơi thở hào sảng, bễ nghễ của những người lính trẻ. Những
con người đó đến từ những miền quê khác nhau, đi qua cuộc đời khác nhau nhưng
đều điểm chung lòng yêu nước sự căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu tổ
quốc. Bởi cùng chung tưởng ấy nên họ gọi nhau “đồng chí”. Những người đồng
chí vốn xa lạ nay trở nên thân thiết, cận kề bên nhau. Họ chia ngọt sẻ bùi, cùng
nhau vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách. Họ đương đầu với mọi hiểm nguy,
quyết không lùi bước độc lập dân tộc. Sự dũng cảm, kiên cường ấy của những
người lính khiến em cùng kính phục. Đồng thời em càng trân trọng biết ơn
hơn những hi sinh của họ đất nước ngày hôm nay.
C. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
lớp 8 Hay nhất
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Mẫu 1
Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Quần Phương một tác phẩm thơ rất hay ý
nghĩa về tình mẫu tử. Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, với những câu văn dài
ngắn khác nhau, thậm chí hai câu văn trong cùng một dòng thơ. Điều đó góp
phần khắc họa những cảm xúc nhớ mong, chờ đợi dài đằng đẵng của nhân vật em
bé. Em ấy ngồi chờ mẹ từ khi trăng mới nửa trên đầu hè, cho đến khi trời đã
tối hẳn. Hình ảnh “em nhìn” lặp lại ba lần, cho thấy em ấy thực sự rất mong
nhớ mẹ. Bởi thiếu mẹ, ngôi nhà bỗng trở nên lạnh lẽo, đơn trống trải. Ngôi nhà
lúc này chỉ một kiến trúc hồn thôi. Phải mẹ về, bếp lửa mới bập bùng,
nơi đây mới thực mái ấm của em. Chi tiết “nỗi đợi vẫn nằm mơ” cuối bài thơ
cho thấy em đã chờ mẹ đến khi ngủ gật. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ, trong
tiềm thức em ấy vẫn đang chờ mẹ. Chính những chi tiết ấy đã khắc họa được tình
cảm tha thiết của em dành cho mẹ của mình. Em nhớ mong mẹ bao nhiêu thì
tình yêu của em dành cho mẹ to lớn bấy nhiêu. Từ hình ảnh em trong bài thơ Đợi
mẹ, em cũng như thấy được chính mình trong những buổi chờ mẹ đi chợ, đi làm về.
lẽ bất đứa trẻ nào trên thế giới này cũng dành trọn trái tim cho mẹ của mình
như thế. nhà thơ Quần Phương đã xuất sắc truyền tải tình cảm chân thành,
thiêng liêng ấy vào các vần thơ của Đợi mẹ.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ tự do Mẫu 2
đỏ một tác phẩm thơ em đặc biệt ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã
lựa chọn thể thơ tự do với cách ngắt nhịp phóng khoáng, giúp góp phần tạo nên
không khí hào hùng của cuộc gặp gỡ vội giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ. đó
đoàn quân đi qua khu rừng cơn mưa đỏ, tình cờ gặp mặt em gái tiền
phương. Trong không gian thi vị ấy, hình ảnh người em gái đó được tác giả như
hình dáng quê hương. Chi tiết vai áo bạc đeo súng lâu ngày đã góp phần khắc
họa vẻ đẹp mộc mạc nhưng mạnh mẽ của cô. hơn hết, chính hiện thân của
hậu phương, của những người lại phía sau. Họ cũng đang mỗi ngày gắng sức
độc lập của tổ quốc. Hình ảnh đó đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân, để họ lao
nhanh về phía Sài Gòn. Trước khi đi, họ để lại cho gái tiền phương lời hẹn gặp
giữa Sài Gòn. Khi ấy, đất nước đã độc lập, hậu phương tiền tuyến sẽ lại hòa làm
một, trở lại những gia đình hạnh phúc. Đó vừa lời hẹn vừa lời thề của những
người lính. Qua đó, bài thơ đỏ đã giúp em cảm nhận được nhiệt huyết của
những người lính trong thời bom đạn càng thêm kính trọng, biết ơn những hi sinh
của họ cho tổ quốc hôm nay.
------------------------------------------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

Văn mẫu 8 | Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
tự do (18 mẫu) | Chân trời sáng tạo
A. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 a. Mở đoạn:
● Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả)
● Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ b. Thân đoạn:
● Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp
và gieo vần, các biện pháp tu từ…)
● Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo và ý nghĩa của nội dung bào thơ
● Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung bài thơ
● Tác dụng và ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ
c. Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về bài thơ.
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Ngắn gọn
Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh bập bùng, Đồng Chí là một áng thơ
mang sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. Bài thơ được Chính Hữu viết bằng thể thơ tự
do, góp phần mang đến hơi thở hào sảng, bễ nghễ của những người lính trẻ. Những
con người đó đến từ những miền quê khác nhau, đi qua cuộc đời khác nhau nhưng
đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu vì tổ
quốc. Bởi cùng chung lý tưởng ấy nên họ gọi nhau là “đồng chí”. Những người đồng
chí vốn xa lạ nay trở nên thân thiết, cận kề bên nhau. Họ chia ngọt sẻ bùi, cùng
nhau vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách. Họ đương đầu với mọi hiểm nguy,
quyết không lùi bước vì độc lập dân tộc. Sự dũng cảm, kiên cường ấy của những
người lính khiến em vô cùng kính phục. Đồng thời em càng trân trọng và biết ơn
hơn những hi sinh của họ vì đất nước ngày hôm nay.
C. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Hay nhất
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Mẫu 1
Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là một tác phẩm thơ rất hay và ý
nghĩa về tình mẫu tử. Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, với những câu văn dài
ngắn khác nhau, thậm chí là hai câu văn trong cùng một dòng thơ. Điều đó góp
phần khắc họa những cảm xúc nhớ mong, chờ đợi dài đằng đẵng của nhân vật em
bé. Em bé ấy ngồi chờ mẹ từ khi trăng mới hé nửa trên đầu hè, cho đến khi trời đã
tối hẳn. Hình ảnh “em bé nhìn” lặp lại ba lần, cho thấy em bé ấy thực sự rất mong
nhớ mẹ. Bởi thiếu mẹ, ngôi nhà bỗng trở nên lạnh lẽo, cô đơn và trống trải. Ngôi nhà
lúc này chỉ là một kiến trúc vô hồn mà thôi. Phải có mẹ về, bếp lửa mới bập bùng,
nơi đây mới thực là mái ấm của em. Chi tiết “nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở cuối bài thơ
cho thấy em bé đã chờ mẹ đến khi ngủ gật. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ, trong
tiềm thức em ấy vẫn đang chờ mẹ. Chính những chi tiết ấy đã khắc họa được tình
cảm tha thiết của em bé dành cho mẹ của mình. Em nhớ mong mẹ bao nhiêu thì
tình yêu của em dành cho mẹ to lớn bấy nhiêu. Từ hình ảnh em bé trong bài thơ Đợi
mẹ, em cũng như thấy được chính mình trong những buổi chờ mẹ đi chợ, đi làm về.
Có lẽ bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này cũng dành trọn trái tim cho mẹ của mình
như thế. Và nhà thơ Vũ Quần Phương đã xuất sắc truyền tải tình cảm chân thành,
thiêng liêng ấy vào các vần thơ của Đợi mẹ.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ tự do Mẫu 2
Lá đỏ là một tác phẩm thơ mà em đặc biệt ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã
lựa chọn thể thơ tự do với cách ngắt nhịp phóng khoáng, giúp góp phần tạo nên
không khí hào hùng của cuộc gặp gỡ vội vã giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ. Ở đó
đoàn quân đi qua khu rừng có cơn mưa lá đỏ, và tình cờ gặp mặt cô em gái tiền
phương. Trong không gian thi vị ấy, hình ảnh người em gái đó được tác giả ví như
hình dáng quê hương. Chi tiết vai áo bạc vì đeo súng lâu ngày đã góp phần khắc
họa vẻ đẹp mộc mạc nhưng mạnh mẽ của cô. Và hơn hết, cô chính là hiện thân của
hậu phương, của những người ở lại phía sau. Họ cũng đang mỗi ngày gắng sức vì
độc lập của tổ quốc. Hình ảnh đó đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân, để họ lao
nhanh về phía Sài Gòn. Trước khi đi, họ để lại cho cô gái tiền phương lời hẹn gặp
giữa Sài Gòn. Khi ấy, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ lại hòa làm
một, trở lại là những gia đình hạnh phúc. Đó vừa là lời hẹn vừa là lời thề của những
người lính. Qua đó, bài thơ Lá đỏ đã giúp em cảm nhận được nhiệt huyết của
những người lính trong thời bom đạn và càng thêm kính trọng, biết ơn những hi sinh
của họ cho tổ quốc hôm nay.
------------------------------------------------------------------------------------