Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức

Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Dàn ý cm nhn bài Con đưng mùa đông
I. Con đưng mùa đông – nỗi bun và nỗ lực vn đng vưt qua trngại
1. Nhan đCon đưng mùa đông
- Nhan đCon đưng mùa đông là mt hình nh giàu giá trbiu trưng.
“Con đưng” là hình nh gi nên nhng ý nim về sự vận đng, về lối đi, v
hành trình cuc đi ca mi con ngưi.
“Mùa đông” là hình nh gi lên nhng xúc cm giá lnh, ti tăm, u ut, bun
bã.
=> Nhan đCon đưng mùa đông gi lên nhng liên tưng về một con đưng lnh
lẽo, không mt bóng ngưi nhưng vn luôn vn đng. Hình nh “mùa đông” gi lên
nỗi bun và hình nh “con đưng” li gi lên sự vận đng có hưng. Hai hình nh này
đứng cnh nhau va đng hành vi nhau, va thhin xung đt.
- Có thnói, con đưng duy trì vn đng theo mt hưng đi có thmâu thun vi ni
bun lnh giá ca mùa đông dâng lên trong lòng như mt trngi. Và đây cũng là mt
nhan đề gợi mcho ngưi đc mt câu hi là làm thế nào để nỗi bun không còn là
trngi trong hành trình trên con đưng mùa đông lnh vng?
2. Ni bun và nỗ lực vn đng vưt qua trngại
- Nhà thơ vra trưc mt đc giả bức tranh thiên nhiên mùa đông bun bã vi:
Không gian: cánh đng bao la.
Thi gian: đêm khuya mùa đông.
Vầng trăng “xuyên qua lp sương mù”, “nhô ra”, “di ánh sáng bun bã”.
=> Không gian và thi gian gi lên sự rộng ln, hoang vu, thanh vng, u bun, giá
lạnh, là cái nn hoàn ho cho vng trăng xut hin và ta sáng. Trăng vn là biu
ng ca ánh sáng trong đêm, lra nó có thể gợi nim tin, hi vng, nhưng trong kh
thơ đu, khi "trăng” xuyên qua lp lp “sương mù”, thì li di ánh sáng “bun bã” t
trên cao xung và tora rng khp nhng “khong trng u bun” trên đưng trong
rừng khuya.
- Nỗ lực vn đng vưt qua trngi:
Các đng t“xuyên qua”, “nhô ra”, “di”: thhin rõ nét sự vận đng vưt qua
sức cn ca hoàn cnh, gi lên nỗ lực vưt qua khó khăn, trngi trong lòng
nhân vt trtình.
Với nỗ lực y, nhân vt trtình đã tìm đến đưc vi ý thc vquy lut vn
động ca cuc sng: Cuc sng luôn vn đng vphía trưc, xua đi ni bun,
để hạnh phúc, nim vui còn đng li.
=> Khung cnh nên thơ, trtình, m đm nhưng qua đó đã làm ni bt tinh thn n
lực, vưt qua trngi ca chthtrtình.
II. Con đưng mùa đông – cảnh vt và vn đng tâm tưng ca ngưi lhành
1. Cảnh vt bun bã, cô đơn (khthơ 2 3)
- Hình nh:
Con đưng vng lng, bun tẻ.
Cỗ xe tam mã đang lăn bánh “Vun vút”: là biu tưng cho chuyn đng nhanh
“như bay lên”, vưt qua trngi ca nưc Nga. => Tâm tưng ngưi lhành
vừa ý thc về vận đng nhanh vưt qua mi trngi trên đưng, va tìm đến
với tinh thn dân tc Nga như hành trang cho mình trên con đưng mùa đông.
- Âm thanh:
Tiếng lc lc rung lên đơn điu, tngt, va nhn mnh ni bun, va đim
c vn đng không ngng ca cxe qua nghthut ly đng để tả tĩnh.
Bài ca ca ngưi xà ích cha đng cnim vui và ni bun: như tiếng vng
“thân thuc” từ cội ngun dân tc nhc nhngưi lhành vquy lut luân
chuyn ni bun và nim vui trong cuc đi: “Như nim vui mng khôn xiết/
Như nỗi bun nng đìu hiu”
=> Mi hình nh, âm thanh xut hin va nhn mnh ni bun, va cho thy hưng
vận đng ca nhân vt trtình đt qua nhng khó khăn trên con đưng ni bun
thi thế hòa vi vi scô đơn ca thân phn.
2. Bưc ngot trong mch vn động tâm tưng ca ngưi lhành (kh4)
- Thpháp tương phn đã to nên kết cu đi xng cho khthơ:
Tương phn vánh sáng, màu sc: “ánh la” - “mái lu ” >< “rng sâu” -
“tuyết (trng)”. “Mái lu, ánh la” gi ý nim vnhà chn dng chân có ánh
ng và hơi m hay mái m bình yên. Ngưi lhành ghi nhn “ánh la”, “mái
lều” không có trong thc ti (thc ti chcó “rng sâu và tuyết”...). Song s
xut hin ca nhng hình nh này trong tâm tưng ngưi lhành, dù dưi dng
phủ định, li ghi nhn và nhấn mnh khát khao tìm kiếm nhng tín hiu ca
mái m bình yên.
Tương phn gia ngoi cnh và tâm cnh: cái không có m áp >< cái ch
lạnh lo. Tâm cnh là khát khao vmái m, ci ngun ca chthtrtình (li
ca dân gian và bác xà ích khthơ trưc gi cho ngưi lhành liên tưng đến
mái m ci ngun), ngoi cnh là thc ti lnh giá, cô đơn. -> Tâm tưng ca
nhân vt lhành thoát ra khi cái lnh giá ca thc ti.
Tương phn trong chuyn đng ngưc chiu: nhng “ct cây s” đơn đc, t
ngt >< ni lhành luôn chuyn đng vphía trưc. -> Cái “tôi” tâm tưng
của nhân vt trtình đã không còn chìm trong cnh vt u bun na vì nó không
ngng vn đng “ngưc chiu" vi cnh vt, vphía trưc không ngng bỏ lại
nỗi bun sau lưng.
=> Stương phản trong chuyn đng “ngưc chiu nhau” gia cnh vt và ngưi l
hành đây không chnhn mnh stách bit tâm tưng ca ngưi lhành ra khi
cảnh vt bên ngoài, mà còn nhn mnh hưng vn đng không ngng vphía trưc.
3. Ngưi lhành tiếp tc đu tranh vi ni bun (kh5 6)
a. Không gian và thi gian
- “Ôi bun đau, ôi cô l…” -> li than nhn mnh hai sc thái bao quát ni bun trong
hin ti.
- Lời tâm sự với “Nhi-na” thi gian, không gian khác (“Ngày mai”): li than kết ni
thc ti vi hình dung vngưi yêu thương ngày mai, đim đến ca con đưng.
=> Bng li than y, tâm tưng nhân vt trtình chuyn vào không gian và thi gian
hình dung, chkhông còn trong thc ti hin hu.
b. Ngưi lhành tiếp tc đu tranh vi ni buồn
- Nhân vt trtình đưc hưng nhng hnh phúc trong tâm tưng:
hơi m ca mái m ("lò la đ”),
hơi m ca tình yêu (ngm em, ngm mãi không thôi”, “bên nhau trong đêm”).
- Nhng biu hin ca ni bun chưa dt hin lên trong hình dung ri cũng bxua đi:
Tiếng “kim đng h” đơn điệu
“lũ ngưi tngt” khiến ngưi lhành phi chu đng và chán nản
- Ý thc vquy lut vn đng ca cuc sng: cuc sng vn đng không ngng qua
c đi ca thi gian, theo quy lut “shoàn tt vòng quay đu đn ca mình”, xua đi
xa nỗi bun ("lũ ngưi tngt”), để hạnh phúc tình yêu còn đng li ("Đta bên nhau
trong đêm”).
=> Hòa vào không gian, thi gian mng tưng, ngưi lhành vn chưa thể dừng li,
đắm chìm trong mng tưng, mà vn phi tiếp tc đu tranh vi ni bun bng những
nỗ lực ca bn thân.
III. Con đưng mùa đông – vững bưc hành trình cùng nhng đim ta tinh
thn và ý thc về sứ mệnh
- Các hình nh, âm thanh giàu giá trbiu tưng và to nên kết cu đi xng cho bài
thơ:
“Nhi-na” vn gn vi li than, nhưng không còn bngăn cách vi li than bi t
“ngày mai” na, nghĩa là “Nhi-na”, đim ta tình yêu, giđã thành hành trang, đng
hành cùng nhân vt trtình.
“Con đưng” vn “tngt”, nhưng t“ca tôi” đưc thêm vào thhin ý thc gn bó
mật thiết ca nhân vật trtình vi con đưng như ý thc về sứ mệnh.
Hình nh “bác xà ích” đây cũng đưc xác đnh là “ca tôi” khng đnh ý thc gn bó;
bác xà ích “lng yên thiu thiu ng” va gi cm giác bình yên, va ghi nhn li ca dân
gian không ct lên ngoài cnh vt, nhưng vn vang lên trong tâm tưng.
Tiếng “lc lc” dù vn vang lên đơn điu, nhưng giđây nó đã đưc ý thc như âm
thanh đim bưc vn đng không ngng ca cxe tam mã c Nga.
Câu kết “khuôn trăng msương” khép li kết cu đi xng ca bài thơ, tưởng như là
kết li ở đỉnh đim ca ni bun bóng ti che đi ánh sáng, song thc cht li khng
định quy lut luân chuyn ca cuc sng: “khuôn trăng msương”, ri ánh trăng li
sẽ “xuyên qua lp lp sương mù, ri sáng”. Ri thế nào cũng ti lúc ni bun bxua
đi, để hạnh phúc còn đng li.
=> Vi ý thc về sứ mệnh, vnhng đim ta tinh thn (tình yêu, sự gắn bó vi con
ngưi bình d, ý thc về cội ngun, ý thc vquy lut vn đng ca cuc sng) đng
hành vi mình, nhân vt trtình tìm li đưc cm giác bình yên, đt ti xúc cm hài
hoà. Ni bun mc dù vn còn hin hu, nhưng không xung đt vi vn đng vphía
trưc, không đáng sợ nữa, bi nhân vt trtình, vi nhng đim ta tinh thn ca
mình, đã không còn coi nó là trngi.
Cảm nhn Con đưng mùa đông
Khi nhc đến Puskin, nhà văn N.Gogol đã ưu ái gi ông “Nhà thơ dân tc”. Đc
nhng sáng tác ca Puskin, ta không chthy đưc v đẹp ca ngôn ng, cnh sc
thiên nhiên Nga mà trên hết còn cm nhn đưc “tinh thn Nga”, “con ngưi Nga
trong sphát trin ca nó”. Bài thơ “Con đưng mùa đông” mt trong nhng sáng
tác tiêu biu nht ca Puskin, thhin rõ tài năng ca “Mt tri thi ca Nga”.
Puskin (1799 1837) sinh ra ln lên ti thành phMoscow trong mt gia đình
dòng dõi quý tc. Tài năng văn hc ca ông đã bc ltừ khi ông còn là mt thiếu niên.
Sống trong thế kỉ 19 “Thế kỉ vàng” ca văn hc Nga nhưng cũng thế kỉ bạo tàn
của lch s bởi các cuc chiến tranh din ra liên tiếp, Puskin đã dùng ngòi bút ca
mình đthc hin nhng ng cao c, chng li sbạo ngưc ca Nga Hoàng
bênh vc nhân dân Nga. Vào tháng 10 năm 1826, sau khi Puskin đưc bãi lnh đi đày,
ông đã trvề téc bua ri hay tin Khi nghĩa tháng Chp tht bi. Bài thơ “Con
đưng mùa đông” đã ra đi trong hoàn cnh đó, cho thy tâm trng đau bun, đơn
thi thế của nhà thơ. Cbài thơ by khthơ vi kết cu vòng tròn đc bit, cho
thy “Ni bun sáng trong” và khát vng tdo mãnh lit.
Ba khthơ đu ni bun đưc thhin qua bc tranh thiên nhiên tuyt đp nhưng
nhum màu cô đơn. Hình nh cánh đng, khu rng đưc bao phtrong bt ngàn tuyết
trng ca xứ sở bạch dương hin lên tht huyn o:
Xuyên qua sương mù gn sóng
Mặt trăng nhô ra
Trăng bun bã di ánh sáng
Lên cánh đng u buồn
Thi gian đêm khuya mùa đông tĩnh mch, không gian cánh đng bao la tri dài
đến tn. Làn sương mdày đc bao trùm lên tt c. Đng t“gn” cho thy s
chuyn đng nhnhàng ca màn sương. Đng t“Xuyên” đưc đo lên đu câu kết
hợp vi đng t“nhô” câu thơ thhai din tsự xut hin khá bt ngcủa vng
trăng. Trăng vàng tan lp sương đêm nhưng li “di” xung nhng ánh vàng t
nht. Tláy “bun bã” gi liên ng đến nhng tia sáng hiu ht, yếu t. Ngun sáng
bàng bc y đng li trên cánh đng u bun. Khung cnh nên thơ, tr tình nhưng
phng pht nét m đm. Bc tranh thiên nhiên Nga đưc tác gicm nhn bng rt
nhiu giác quan bng cm hn tinh tế. Esenin nhà thơ ca làng quê Nga cũng
đã đem nhng vt rng, ánh trăng Nga vào trong sáng tác:
Ánh sáng trăng to lớn
Soi thng mái nhà ta
Nhng cây bch dương đng
Như nhng cây nến to
Vầng trăng ca Esenin mang đến ngun sáng ln lao “Soi thng mái nhà”, nhng cây
bạch dương cũng tráng llung linh ta “nhng cây nến to”. Nếu thiên nhiên của
Esenin rc rsắc màu thì thiên nhiên ca Puskin li hết sc tinh khôi, tnhiên
chân thc.
Nói như Ostrovsky thì nhng câu thơ ca Puskin “gin d“trơn tru” quá nhưng
“không biết rng ông đã bbiết bao công sc cho câu thơ đưc gin dtrơn tru”.
Điu này đưc thhin rt trong bài thơ “Con đưng mùa đông”. Chnhng
thanh âm quen thuc như tiếng bánh xe, tiếng lc lc tiếng hát ca con ngưi
nhưng bng có sc cun hút lthưng
Trên đưng mùa đông, bun t
Xe tam mã vun vút lao đi
Lục lc đơn điệu
Mệt mi rung lên.
Bài ca ca ngưi xà ích
Có gì phng pht thân yêu
Như nim vui mng khôn xiết
Như ni bun nng đìu hiu.
Gia khung cnh im lìm đlàm tái cõi lòng con ngưi, chiếc xe tam đang lăn
bánh không ngng ngh. “Vun vútkhông chdin ttốc đrất nhanh ca cxe mà
còn strôi chy không ngng, lnh lùng ca thi gian. Tiếng lc lc rung lên đơn
điu, tngt, cha đy smt mi. Nhà thơ đã ly đng đtả tĩnh, ly âm thanh đ
cực tcái yên ng. Bài ca ca ngưi ích vang lên đy “phng pht thân yêu” như
một scứu cánh cho tâm hn. Ta nghe trong bài hát y lao xao nhng nim vui khôn
tả cnhng ni bun nng trĩu. Mi âm thanh xut hin va nhn mnh ni bun,
vừa cho thy ng vn đng ca nhân vt trtình đt qua nhng khó khăn trên
con đưng ca chính mình. Ni lòng ca Puskin hòa quyn gia ni bun thi thế với
sự đơn ca thân phn. Trong nhng ngày bgiam ngc tù, ông đã gi gm ni
nim y vào hình nh chú đi bàng:
Tôi ngi sau chn song ngc lnh
Chú đi bàng non trtrong lng
Bên ca sanh bn bun chp cánh
Rỉa miếng mi tht máu đloang
Khi đã thoát khi cnh ngc tù, tưng như cánh ca tdo đã mra vi Puskin. Nhưng
mt con ngưi nng lòng vi đt c, thi đi, Puskin ng đau bun khi khi
nghĩa tháng Chp tht bi. Ngưi thanh niên trcảm thy lc lõng, trưc tình
cảnh đt c. Khthơ thđưc coi khbản l, chuyn tiếp gia hai phn đi
xứng ca bài thơ, cho thy sthm thía ca con ngưi trưc cái trôi chy ca thi
gian:
Không mt mái lu, ánh lửa
Tuyết trng và rng bao la...
Chnhng ct dài cây s
Bên đưng sng sng chào ta
Từ phđịnh “Không” đt đầu câu thơ li mt ln na nhn mnh vào sđìu hiu,
hoang vu. Màn đêm hun hút không biết đâu đim dng, chng ly mt du hiu
của ssống con ngưi. Thiên nhiên Nga hin lên qua hình nh tuyết trng nhng
cánh rng sâu bt ngàn. Không gian càng ngày càng đưc mrộng. Tt cmang đến
một n ng vmột đt c rng ln hùng vĩ. Hình ảnh “nhng ct dài cây s
biu ng cho nhng ct mc trong cuc đi. Chúng ngưc chiu vi svận đng
tiến lên ca con ngưi, đánh du nhng điu ta đã tri qua. Nhng ct cây slạnh
lùng đến tàn nhn càng khiến nhân vt trtình trnên lloi.
Từ không gian ni bun trong tâm tưng, nhà thơ đã thoát ra đtìm thy đim ta tinh
thn trong ba khthơ cui:
Ôi bun đau, ôi cô l...
Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò la đ
Ngm em, ngm mãi không thôi
Kim đng hkêu tích tắc
Và xua lũ ngưi tngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Từ “bun” đưc lp li nhiu ln trong bài thơ như mt đip khúc ca bn nhc du
dương. Ni bun mênh mang sâu thăm thm y tràn khp không gian trào lên
không ngng trong lng ngc nhân vt tr tình. Chàng trai phi tht lên: “Ôi bun đau,
ôi l...”. Thán t“Ôi” kết hp cùng nhng t“bun đau”, “cô lthhin dòng
cảm xúc mãnh lit. Tuy nhiên, cái đp ca thơ Puskin nm chdẫu con ngưi bun
thương nhưng không bao gibi ly. Nhng vn thơ đt ngt bng sáng khi nhc đến
“ngày mai” hình nh “Nhi na”. Thc ti m nay du đơn khc kh nhưng
nhân vt trtình vn dt dào khát khao hnh phúc, nim tin ng đến tương lai. Nhi
na có thbt cgái Nga thân thương nào, không nht thiết là mt con ngưi c
th. Hình nh “lò la đgi liên tưng đến mt mái m bình d, đơn sơ. Câu thơ cui
của khthơ thnăm đưc ngt nhp 2/4 vi hai t“Ngm” đưc lp li cho thy nim
hạnh phúc xn xang dâng lên trong tâm hn. Kim đng hvẫn kêu, dòng thi gian
vẫn không ngng trôi chy nhưng con ngưi không shãi trưc c đi ca thi gian
kiên ng c ti, đyêu thương đoàn t. Câu thơ “Đta bên nhau trong
đêm” cho thy khát khao vhòa bình, hnh phúc đã trthành đng lc đnhân vt tr
tình bước tiếp, vưt qua nhng gian truân.
Sầu lm, Nhi-na: đưng xa vng
Ngquên bác xà ích lng im
Nhc nga đu đu buông xa thẳm
Sương mche lp ánh trăng nghiêng
Nhân vt trtình như đang tâm svới gái Nhi na vnỗi lòng ca mình: “đưng
xa vng. Hình nh chiếc xe nga cùng bác ích lp li, to nên kết cu vòng tròn
tương ng cho bài thơ. Bác ích đã lng im, tiếng nhc nga trnên đu đu, vng
trăng khut sau màn sương. Ni bun đã đưc lng li, hóa thành nim yêu cuc sng
nim tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã din tnhng cung bc cm xúc cùng
nhng khát khao cao đp nht ca con ngưi bng mt hình thc gin d. Thiên nhiên
tho nguyên hay bão tuyết, tt c đều nhum màu tâm trng. Ni bun trong thơ
ông là thc slà “Nỗi bun trong sáng”, rt hin thc mà rt đi nên thơ.
“Con đưng mùa đông” mt sáng to nghthut tuyt vi ca Puskin. Nhà thơ đã
khc ha vđẹp ca cnh sc thiên nhiên tâm hn con ngưi Nga mt cách trn
vẹn, đúng như Bêlinxki đã nhn xét: “Hơi thơ ca Puskin vô cùng trong trong sáng, nó
tràn ngp hin thc. Nó không rc phn trng, phn hng lên cuc sng mà mô thin
thc như vn có. Thơ ca Puskin luôn bu tri bu tri đó luôn hòa quyn
với mt đt”.
| 1/10

Preview text:


Dàn ý cảm nhận bài Con đường mùa đông
I. Con đường mùa đông – nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại
1. Nhan đề Con đường mùa đông
- Nhan đề Con đường mùa đông là một hình ảnh giàu giá trị biểu trưng.
• “Con đường” là hình ảnh gợi nên những ý niệm về sự vận động, về lối đi, về
hành trình cuộc đời của mỗi con người.
• “Mùa đông” là hình ảnh gợi lên những xúc cảm giá lạnh, tối tăm, u uất, buồn bã.
=> Nhan đề Con đường mùa đông gợi lên những liên tưởng về một con đường lạnh
lẽo, không một bóng người nhưng vẫn luôn vận động. Hình ảnh “mùa đông” gợi lên
nỗi buồn và hình ảnh “con đường” lại gợi lên sự vận động có hướng. Hai hình ảnh này
đứng cạnh nhau vừa đồng hành với nhau, vừa thể hiện xung đột.
- Có thể nói, con đường duy trì vận động theo một hướng đi có thể mâu thuẫn với nỗi
buồn lạnh giá của mùa đông dâng lên trong lòng như một trở ngại. Và đây cũng là một
nhan đề gợi mở cho người đọc một câu hỏi là làm thế nào để nỗi buồn không còn là
trở ngại trong hành trình trên con đường mùa đông lạnh vắng?
2. Nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa đông buồn bã với:
• Không gian: cánh đồng bao la.
• Thời gian: đêm khuya mùa đông.
• Vầng trăng “xuyên qua lớp sương mù”, “nhô ra”, “dội ánh sáng buồn bã”.
=> Không gian và thời gian gợi lên sự rộng lớn, hoang vu, thanh vắng, u buồn, giá
lạnh, là cái nền hoàn hảo cho vầng trăng xuất hiện và tỏa sáng. Trăng vốn là biểu
tượng của ánh sáng trong đêm, lẽ ra nó có thể gợi niềm tin, hi vọng, nhưng trong khổ
thơ đầu, khi "trăng” xuyên qua lớp lớp “sương mù”, thì lại dội ánh sáng “buồn bã” từ
trên cao xuống và toả ra rộng khắp những “khoảng trống u buồn” trên đường trong rừng khuya.
- Nỗ lực vận động vượt qua trở ngại:
• Các động từ “xuyên qua”, “nhô ra”, “dội”: thể hiện rõ nét sự vận động vượt qua
sức cản của hoàn cảnh, gợi lên nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại ở trong lòng nhân vật trữ tình.
• Với nỗ lực ấy, nhân vật trữ tình đã tìm đến được với ý thức về quy luật vận
động của cuộc sống: Cuộc sống luôn vận động về phía trước, xua đi nỗi buồn,
để hạnh phúc, niềm vui còn đọng lại.
=> Khung cảnh nên thơ, trữ tình, ảm đạm nhưng qua đó đã làm nổi bật tinh thần nỗ
lực, vượt qua trở ngại của chủ thể trữ tình.
II. Con đường mùa đông – cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành
1. Cảnh vật buồn bã, cô đơn (khổ thơ 2 3) - Hình ảnh:
• Con đường vắng lặng, buồn tẻ.
• Cỗ xe tam mã đang lăn bánh “Vun vút”: là biểu tượng cho chuyển động nhanh
“như bay lên”, vượt qua trở ngại của nước Nga. => Tâm tưởng người lữ hành
vừa ý thức về vận động nhanh vượt qua mọi trở ngại trên đường, vừa tìm đến
với tinh thần dân tộc Nga như hành trang cho mình trên con đường mùa đông. - Âm thanh:
• Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa điểm
bước vận động không ngừng của cỗ xe qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh.
• Bài ca của người xà ích chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn: như tiếng vọng
“thân thuộc” từ cội nguồn dân tộc nhắc nhở người lữ hành về quy luật luân
chuyển nỗi buồn và niềm vui trong cuộc đời: “Như niềm vui mừng khôn xiết/
Như nỗi buồn nặng đìu hiu”
=> Mỗi hình ảnh, âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng
vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường nỗi buồn
thời thế hòa với với sự cô đơn của thân phận.
2. Bước ngoặt trong mạch vận động tâm tưởng của người lữ hành (khổ 4)
- Thủ pháp tương phản đã tạo nên kết cấu đối xứng cho khổ thơ:
• Tương phản về ánh sáng, màu sắc: “ánh lửa” - “mái lều ” >< “rừng sâu” -
“tuyết (trắng)”. “Mái lều, ánh lửa” gợi ý niệm về nhà – chốn dừng chân có ánh
sáng và hơi ấm hay mái ấm bình yên. Người lữ hành ghi nhận “ánh lửa”, “mái
lều” không có trong thực tại (thực tại chỉ có “rừng sâu và tuyết”...). Song sự
xuất hiện của những hình ảnh này trong tâm tưởng người lữ hành, dù dưới dạng
phủ định, lại ghi nhận và nhấn mạnh khát khao tìm kiếm những tín hiệu của mái ấm bình yên.
• Tương phản giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: cái không có ấm áp >< cái chỉ có
lạnh lẽo. Tâm cảnh là khát khao về mái ấm, cội nguồn của chủ thể trữ tình (lời
ca dân gian và bác xà ích ở khổ thơ trước gợi cho người lữ hành liên tưởng đến
mái ấm cội nguồn), ngoại cảnh là thực tại lạnh giá, cô đơn. -> Tâm tưởng của
nhân vật lữ hành thoát ra khỏi cái lạnh giá của thực tại.
• Tương phản trong chuyển động ngược chiều: những “cột cây số” đơn độc, tẻ
ngắt >< người lữ hành luôn chuyển động về phía trước. -> Cái “tôi” tâm tưởng
của nhân vật trữ tình đã không còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa vì nó không
ngừng vận động “ngược chiều" với cảnh vật, về phía trước không ngừng bỏ lại nỗi buồn ở sau lưng.
=> Sự tương phản trong chuyển động “ngược chiều nhau” giữa cảnh vật và người lữ
hành ở đây không chỉ nhấn mạnh sự tách biệt tâm tưởng của người lữ hành ra khỏi
cảnh vật bên ngoài, mà còn nhấn mạnh hướng vận động không ngừng về phía trước.
3. Người lữ hành tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn (khổ 5 6)
a. Không gian và thời gian
- “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…” -> lời than nhấn mạnh hai sắc thái bao quát nỗi buồn trong hiện tại.
- Lời tâm sự với “Nhi-na” ở thời gian, không gian khác (“Ngày mai”): lời than kết nối
thực tại với hình dung về người yêu thương ở ngày mai, ở điểm đến của con đường.
=> Bằng lời than ấy, tâm tưởng nhân vật trữ tình chuyển vào không gian và thời gian
hình dung, chứ không còn ở trong thực tại hiện hữu.
b. Người lữ hành tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn
- Nhân vật trữ tình được hưởng những hạnh phúc trong tâm tưởng:
• hơi ấm của mái ấm ("lò lửa đờ”),
• hơi ấm của tình yêu (ngắm em, ngắm mãi không thôi”, “bên nhau trong đêm”).
- Những biểu hiện của nỗi buồn chưa dứt hiện lên trong hình dung rồi cũng bị xua đi:
• Tiếng “kim đồng hồ” đơn điệu
• “lũ người tẻ ngắt” khiến người lữ hành phải chịu đựng và chán nản
- Ý thức về quy luật vận động của cuộc sống: cuộc sống vận động không ngừng qua
bước đi của thời gian, theo quy luật “sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình”, xua đi
xa nỗi buồn ("lũ người tẻ ngắt”), để hạnh phúc tình yêu còn đọng lại ("Để ta bên nhau trong đêm”).
=> Hòa vào không gian, thời gian mộng tưởng, người lữ hành vẫn chưa thể dừng lại,
đắm chìm trong mộng tưởng, mà vẫn phải tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng những nỗ lực của bản thân.
III. Con đường mùa đông – vững bước hành trình cùng những điểm tựa tinh
thần và ý thức về sứ mệnh
- Các hình ảnh, âm thanh giàu giá trị biểu tượng và tạo nên kết cấu đối xứng cho bài thơ:
“Nhi-na” vẫn gắn với lời than, nhưng không còn bị ngăn cách với lời than bởi từ
“ngày mai” nữa, nghĩa là “Nhi-na”, điểm tựa tình yêu, giờ đã thành hành trang, đồng
hành cùng nhân vật trữ tình.
“Con đường” vẫn “tẻ ngắt”, nhưng từ “của tôi” được thêm vào thể hiện ý thức gắn bó
mật thiết của nhân vật trữ tình với con đường như ý thức về sứ mệnh.
Hình ảnh “bác xà ích” ở đây cũng được xác định là “của tôi” khẳng định ý thức gắn bó;
bác xà ích “lặng yên thiu thiu ngủ” vừa gợi cảm giác bình yên, vừa ghi nhận lời ca dân
gian không cất lên ngoài cảnh vật, nhưng vẫn vang lên trong tâm tưởng.
Tiếng “lục lạc” dù vẫn vang lên đơn điệu, nhưng giờ đây nó đã được ý thức như âm
thanh điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe tam mã – nước Nga.
Câu kết “khuôn trăng mờ sương” khép lại kết cấu đối xứng của bài thơ, tưởng như là
kết lại ở đỉnh điểm của nỗi buồn – bóng tối che đi ánh sáng, song thực chất lại khẳng
định quy luật luân chuyển của cuộc sống: “khuôn trăng mờ sương”, rồi ánh trăng lại
sẽ “xuyên qua lớp lớp sương mù, rọi sáng”. Rồi thế nào cũng tới lúc nỗi buồn bị xua
đi, để hạnh phúc còn đọng lại.
=> Với ý thức về sứ mệnh, về những điểm tựa tinh thần (tình yêu, sự gắn bó với con
người bình dị, ý thức về cội nguồn, ý thức về quy luật vận động của cuộc sống) đồng
hành với mình, nhân vật trữ tình tìm lại được cảm giác bình yên, đạt tới xúc cảm hài
hoà. Nỗi buồn mặc dù vẫn còn hiện hữu, nhưng không xung đột với vận động về phía
trước, không đáng sợ nữa, bởi nhân vật trữ tình, với những điểm tựa tinh thần của
mình, đã không còn coi nó là trở ngại.
Cảm nhận Con đường mùa đông
Khi nhắc đến Puskin, nhà văn N.Gogol đã ưu ái gọi ông là “Nhà thơ dân tộc”. Đọc
những sáng tác của Puskin, ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ, cảnh sắc
thiên nhiên Nga mà trên hết còn cảm nhận được “tinh thần Nga”, “con người Nga
trong sự phát triển của nó”. Bài thơ “Con đường mùa đông” là một trong những sáng
tác tiêu biểu nhất của Puskin, thể hiện rõ tài năng của “Mặt trời thi ca Nga”.
Puskin (1799 – 1837) sinh ra và lớn lên tại thành phố Moscow trong một gia đình có
dòng dõi quý tộc. Tài năng văn học của ông đã bộc lộ từ khi ông còn là một thiếu niên.
Sống trong thế kỉ 19 – “Thế kỉ vàng” của văn học Nga nhưng cũng là thế kỉ bạo tàn
của lịch sử bởi các cuộc chiến tranh diễn ra liên tiếp, Puskin đã dùng ngòi bút của
mình để thực hiện những lý tưởng cao cả, chống lại sự bạo ngược của Nga Hoàng và
bênh vực nhân dân Nga. Vào tháng 10 năm 1826, sau khi Puskin được bãi lệnh đi đày,
ông đã trở về Pê – téc – bua rồi hay tin Khởi nghĩa tháng Chạp thất bại. Bài thơ “Con
đường mùa đông” đã ra đời trong hoàn cảnh đó, cho thấy tâm trạng đau buồn, cô đơn
vì thời thế của nhà thơ. Cả bài thơ có bảy khổ thơ với kết cấu vòng tròn đặc biệt, cho
thấy “Nỗi buồn sáng trong” và khát vọng tự do mãnh liệt.
Ba khổ thơ đầu là nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng
nhuốm màu cô đơn. Hình ảnh cánh đồng, khu rừng được bao phủ trong bạt ngàn tuyết
trắng của xứ sở bạch dương hiện lên thật huyền ảo:
Xuyên qua sương mù gợn sóng Mặt trăng nhô ra
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn
Thời gian là đêm khuya mùa đông tĩnh mịch, không gian là cánh đồng bao la trải dài
đến vô tận. Làn sương mờ dày đặc bao trùm lên tất cả. Động từ “gợn” cho thấy sự
chuyển động nhẹ nhàng của màn sương. Động từ “Xuyên” được đảo lên đầu câu kết
hợp với động từ “nhô” ở câu thơ thứ hai diễn tả sự xuất hiện khá bất ngờ của vầng
trăng. Trăng vàng xé tan lớp sương đêm nhưng lại “dội” xuống những ánh vàng tẻ
nhạt. Từ láy “buồn bã” gợi liên tưởng đến những tia sáng hiu hắt, yếu ớt. Nguồn sáng
bàng bạc ấy đọng lại trên cánh đồng u buồn. Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng
phảng phất nét ảm đạm. Bức tranh thiên nhiên Nga được tác giả cảm nhận bằng rất
nhiều giác quan và bằng cả tâm hồn tinh tế. Esenin – nhà thơ của làng quê Nga cũng
đã đem những vạt rừng, ánh trăng Nga vào trong sáng tác:
Ánh sáng trăng to lớn
Soi thẳng mái nhà ta
Những cây bạch dương đứng
Như những cây nến to
Vầng trăng của Esenin mang đến nguồn sáng lớn lao “Soi thẳng mái nhà”, những cây
bạch dương cũng tráng lệ và lung linh tựa “những cây nến to”. Nếu thiên nhiên của
Esenin rực rỡ sắc màu thì thiên nhiên của Puskin lại hết sức tinh khôi, tự nhiên và chân thực.
Nói như Ostrovsky thì những câu thơ của Puskin “giản dị” và “trơn tru” quá nhưng
“không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức cho câu thơ được giản dị và trơn tru”.
Điều này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Con đường mùa đông”. Chỉ là những
thanh âm quen thuộc như tiếng bánh xe, tiếng lục lạc và tiếng hát của con người
nhưng bỗng có sức cuốn hút lạ thường
Trên đường mùa đông, buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi
Lục lạc đơn điệu Mệt mỏi rung lên.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu.
Giữa khung cảnh im lìm đủ làm tê tái cõi lòng con người, chiếc xe tam mã đang lăn
bánh không ngừng nghỉ. “Vun vút” không chỉ diễn tả tốc độ rất nhanh của cỗ xe mà
còn là sự trôi chảy không ngừng, lạnh lùng của thời gian. Tiếng lục lạc rung lên đơn
điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi. Nhà thơ đã lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để
cực tả cái yên ắng. Bài ca của người xà ích vang lên đầy “phảng phất thân yêu” như
một sự cứu cánh cho tâm hồn. Ta nghe trong bài hát ấy lao xao những niềm vui khôn
tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn,
vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên
con đường của chính mình. Nỗi lòng của Puskin hòa quyện giữa nỗi buồn thời thế với
sự cô đơn của thân phận. Trong những ngày bị giam ở ngục tù, ông đã gửi gắm nỗi
niềm ấy vào hình ảnh chú đại bàng:
Tôi ngồi sau chấn song ngục lạnh
Chú đại bàng non trẻ trong lồng
Bên cửa sổ anh bạn buồn chớp cánh
Rỉa miếng mồi thịt máu đỏ loang
Khi đã thoát khỏi cảnh ngục tù, tưởng như cánh cửa tự do đã mở ra với Puskin. Nhưng
là một con người nặng lòng với đất nước, thời đại, Puskin vô cùng đau buồn khi khỏi
nghĩa tháng Chạp thất bại. Người thanh niên trẻ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ trước tình
cảnh đất nước. Khổ thơ thứ tư được coi là khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần đối
xứng của bài thơ, cho thấy sự thấm thía của con người trước cái trôi chảy của thời gian:
Không một mái lều, ánh lửa
Tuyết trắng và rừng bao la...
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta
Từ phủ định “Không” đặt ở đầu câu thơ lại một lần nữa nhấn mạnh vào sự đìu hiu,
hoang vu. Màn đêm hun hút không biết đâu là điểm dừng, chẳng có lấy một dấu hiệu
của sự sống con người. Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những
cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến
một ấn tượng về một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số”
là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời. Chúng ngược chiều với sự vận động
tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua. Những cột cây số lạnh
lùng đến tàn nhẫn càng khiến nhân vật trữ tình trở nên lẻ loi.
Từ không gian nỗi buồn trong tâm tưởng, nhà thơ đã thoát ra để tìm thấy điểm tựa tinh
thần trong ba khổ thơ cuối:
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ...
Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Từ “buồn” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ như một điệp khúc của bản nhạc du
dương. Nỗi buồn mênh mang và sâu thăm thẳm ấy tràn khắp không gian và trào lên
không ngừng trong lồng ngực nhân vật trữ tình. Chàng trai phải thốt lên: “Ôi buồn đau,
ôi cô lẻ...”. Thán từ “Ôi” kết hợp cùng những từ “buồn đau”, “cô lẻ” thể hiện dòng
cảm xúc mãnh liệt. Tuy nhiên, cái đẹp của thơ Puskin nằm ở chỗ dẫu con người buồn
thương nhưng không bao giờ bi lụy. Những vần thơ đột ngột bừng sáng khi nhắc đến
“ngày mai” và hình ảnh “Nhi – na”. Thực tại hôm nay dẫu cô đơn và khắc khổ nhưng
nhân vật trữ tình vẫn dạt dào khát khao hạnh phúc, niềm tin hướng đến tương lai. Nhi
– na có thể là bất cứ cô gái Nga thân thương nào, không nhất thiết là một con người cụ
thể. Hình ảnh “lò lửa đỏ” gợi liên tưởng đến một mái ấm bình dị, đơn sơ. Câu thơ cuối
của khổ thơ thứ năm được ngắt nhịp 2/4 với hai từ “Ngắm” được lặp lại cho thấy niềm
hạnh phúc xốn xang dâng lên trong tâm hồn. Kim đồng hồ vẫn kêu, dòng thời gian
vẫn không ngừng trôi chảy nhưng con người không sợ hãi trước bước đi của thời gian
mà kiên cường bước tới, để yêu thương và đoàn tụ. Câu thơ “Để ta bên nhau trong
đêm” cho thấy khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành động lực để nhân vật trữ
tình bước tiếp, vượt qua những gian truân.
Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng
Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
Nhân vật trữ tình như đang tâm sự với cô gái Nhi – na về nỗi lòng của mình: “đường
xa vắng. Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn
tương ứng cho bài thơ. Bác xà ích đã lặng im, tiếng nhạc ngựa trở nên đều đều, vầng
trăng khuất sau màn sương. Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống
và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng
những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng một hình thức giản dị. Thiên nhiên
dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ
ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ.
“Con đường mùa đông” là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Puskin. Nhà thơ đã
khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn con người Nga một cách trọn
vẹn, đúng như Bêlinxki đã nhận xét: “Hơi thơ của Puskin vô cùng trong trong sáng, nó
tràn ngập hiện thực. Nó không rắc phấn trắng, phấn hồng lên cuộc sống mà mô tả hiện
thực như nó vốn có. Thơ của Puskin luôn có bầu trời và bầu trời đó luôn hòa quyện với mặt đất”.