Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài Lời tiễn dặn | Cánh diều
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài Lời tiễn dặn | Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 1: Thơ và truyện thơ
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Dàn ý Lời tiễn dặn 1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về đoạn trích “Lời tiễn dặn”. 2. Thân bài
a. Khái quát về nội dung đoạn trích
- Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ dân tộc Thái, kể về chàng trai và cô gái yêu nhau
nhưng không đến được với nhau. Chàng trai quyết ra đi làm giàu, hy vọng có thể lấy
được người yêu nhưng cuối cùng, cô gái vẫn bị ép gả cho nhà giàu. Trải qua rất nhiều
biến cố, họ mới có thể ở bên nhau.
- Đoạn trích “Lời tiễn dặn” phần cảm động nhất của truyện thơ, nói về cuộc chia tay
giữa hai người và lời của chàng trai khi phải chứng kiến cô gái bị nhà chồng ngược đãi.
b. Phân tích đoạn trích
*Phần 1: Tâm trạng, tình cảm của chàng trai và cô gái khi chia tay
- Tâm trạng rối bời, vừa lưu luyến, thủy chung, không nỡ rời xa lại vừa cay đắng, buồn bã của chàng trai:
• Lời nói đầy cảm động.
• Suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.
• Lời thề tình yêu son sắt.
• Đi cùng người yêu nhưng lại nghĩ “đành lòng quay lại”, “chịu quay đi”.
⇒ Đây là cảm xúc của người có tình yêu tha thiết nhưng lại đau khổ vì hoàn cảnh thực tại.
- Tâm trạng dằn vặt, đớn đau vô cùng của cô gái:
• Cất bước theo chồng nhưng “Vừa đi vừa ngoảnh lại”.
• Níu kéo chàng trai ở lại thêm nữa.
• Con đường đi tới nhà chồng trở nên xa ngái, buồn thương, đầy sóng gió.
⇒ Đây là tâm trạng bế tắc, lo lắng, sợ hãi trong tâm can người con gái khi phải bước
chân vào cuộc hôn nhân không tự nguyện.
*Phần 2: Hoàn cảnh, tình cảm của chàng trai và cô gái khi gặp lại nhau
- Khi đến thăm cô gái tại nhà chồng, chàng trai bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ:
yêu nhau mà không đến được với nhau, nay lại nhìn cô bị nhà chồng hành hạ.
- Thái độ, hành động của chàng trai:
• Chăm sóc, an ủi người yêu một cách tận tình và cảm thông, thương xót cho cô.
• Thể hiện rõ thái độ phản kháng, mong muốn thoát khỏi tập tục gò bó để đến bên nhau.
• Một lần nữa khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu chân chính, dù chết không thay đổi. c. Tổng kết - Giá trị nội dung:
• Ca ngợi khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
• Phản đối tập tục phong kiến cổ hủ. - Giá trị nghệ thuật:
• Điệp từ, điệp ngữ.
• Giọng điệu tha thiết.
• Lối nói giàu hình ảnh.
• Sử dụng nhiều từ láy. 3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ
Dàn ý phân tích bài Lời tiễn dặn I. Mở bài.
- Tiễn dặn người yêu là một trong những truyện thơ hay nhất của kho tàng truyện thơ
dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. Đây cùng là truyện thơ được dân tộc Thái
hết sức yêu quý, say mê.
- Mang đậm yếu tố tự sự và trữ tình, thể hiện sinh động tình nghĩa thiết tha, thuỷ
chung và khát vọng tự do của nam nữ thanh niên Thái qua hai nhân vật trung tâm là
chàng trai và cù gái, là đoạn trích Lời tiễn dặn (Phần (1) và Phần (2). II. Thân bài.
Đoạn trích gồm hai lời tiễn dặn. Phần (1) là lời dặn dò của chàng trai khi anh chạy
theo tiễn cô về tận nhà chồng. Phần (2) là lời khuyên đó, dặn dò của chàng trai khi
chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng đánh đập, hành hạ. Thương cô, anh càng khẳng định
tình yêu tha thiết, bền chặt của mình.
A. Nỗi khổ đau của cô gái.
- Cô gái phải về nhà chồng nhưng chưa gặp người yêu để giã biệt. Hoàn cảnh ấy tạo ra
tâm trạng bồn chồn, đau khổ, bất an. Hình ảnh cô cất bước theo chồng: vừa đi vừa
ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, lòng càng đau, cùng nhớ... đã phản ánh tâm trạng trên.
- Nhóm từ tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón kết hợp với động từ dại, ngóng
trông khiến ta hình dung con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, bồn chồn của
cô. Hình tượng ớt, cà, lá ngón tăng tiến dần, vừa thể hiện sắc thái văn hóa dân tộc, vừa
là nỗi cay đắng, vò xé, thể hiện tâm trạng đau khổ, day dứt của cô gái.
- Tất cả cho thấy sự bế tắc, lo lắng, đau khổ của cô gái khi về nhà chồng. Nỗi đau khổ
đó bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không tự nguyện, không tình yêu, mà nguyên nhân sâu
xa là do xã hội phong kiến Thái dã dành cho cha mẹ quyền định đoạt hôn nhân của
con cái, đặc biệt là với con gái.
B. Tâm tình và lời Tiễn dặn của chàng trai.
1. Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
Tình cảm tha thiết, quyến luyến, tình yêu sâu sắc của chàng trai:
• Qua hành động chăm sóc ân cần, thiết tha.
• Qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt: Muốn tiễn người yêu đến tận nhà chồng, tiếc
nuối tình yêu quá ngắn ngủi.
• Nhận thức được hoàn cảnh thực tại không thể gắn bó:
• Tiễn người yêu nhưng trong lòng anh vẫn luôn luôn suy nghĩ: anh mới đành
lòng quay lại mới chịu quay đi.
• Tâm trạng của chàng trai rối bời, đầy mâu thuẫn khi phải từ biệt người yêu, tiễn cô về nhà chồng.
2. Lời tiễn dặn của chàng trai trong phần (1)
• Lời dặn dò ở phần ( 1) cũng là lời hẹn ước của chàng trai.
• Thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: đợi tới tháng năm lau nở, đợi mùa
nước đổ cá về, đợi chim tăng ló gọi hè, ...
• Thời gian chờ đợi được tính bằng ca đời người: không lấy nhau mùa hạ, đợi lấy
nhau mùa đông, không lấy nhau thời trẻ đợi lấy nhau khi góa bụa về già.
• Chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.
Bước đi của thời gian được diễn tả bằng những hình ảnh quen thuộc, bình
thường, thuần phác của cuộc sống người dân tộc: tháng lau nở, nước đổ cá về,
chim tăng ló gọi hè... Tất cả đã phần nào phác họa tình cảm chân thực, bền chặt
của chàng trai dân tộc Thái.
• Tuy nhiên, đợi có nghĩa la chấp nhận thực tại không thể gần gũi, gắn bó, nghĩa
là chỉ còn hi vọng ở tương lai. Lời dặn đó thể hiện tình nghĩa thủy chung, tình
yêu sâu sắc, vĩnh cửu của chàng trai, đồng thời cũng thể hiện thái độ bất lực,
đành chấp nhận cuộc hôn nhân do cha mẹ hai bên định đoạt.
3. Lời tiễn dặn của chàng trai trong phần (2).
• Nếu lời tiễn dặn ở phần (1) nổi bật một chữ đợi thì lời dặn dò ở phần (2) nổi bật
chữ cùng với mong muốn thoát khỏi tập tục để gắn bó nhau: đôi ta cùng gỡ, ta
vuốt lại quay guồng ta trôi nổi ao chùng, chùng một mái, song song, ta thương nhau, ta yêu nhau...
• Sự khác nhau của hai thái độ đó bắt nguồn từ khi chàng trai chứng kiến cảnh
người yêu bị hành hạ. Anh cảm thông, săn sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia
sẻ hết mực yêu thương: dậy di em, đầu bù anh chải, tóc rối anh búi, làm ống
thuốc em uống khỏi đau... Trong lời nói đó còn ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn
dường như hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Yếu tố tự sự đã kết hợp chặt
chẽ với yếu tố trữ tình, lời gọi chứa đầy cảm xúc khiến câu chuyện có sức biểu cảm lớn.
• Cùng với tình cảm xót thương, anh muốn phá tung sợi dây trói buộc của tập tục
Thái, là cùng người yêu sống chết bên nhau.
• Từ hai lời tiễn dặn ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai phần đều thể hiện
tình yêu sâu sắt thủy chung và quyết tâm vượt mọi trở ngại để gắn bó. III. Kết bài.
- Những lời tiễn dặn tha thiết chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân dân tộc
Thái ngày xưa. Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong
truyện chính là do tập tục cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận con cái. Vì vậy,
những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục
hôn nhân đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ phải suốt đời đau khổ.
- Những lời tiễn dặn cũng đồng thời thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải
phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái ngày xưa.