Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Dàn ý phân tích Con đường mùa đông ngắn gọn - Mẫu 1 I. Mở bài
Khái quát đôi nét về tác giả cùng tác phẩm II. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Con đường mùa đông được tác giả Pushkin sáng tác
vào năm 1826. Thời điểm này vào khoảng tháng 12 lúc này các cuộc nổi dậy được phát triển mạnh mẽ.
- Bố cục: "Con đường mùa đông" gồm có tất cả là bảy khổ thơ có mối quan hệ chặt
chẽ về ý nghĩa. Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối được liên kết với nhau bởi một chủ đề
chung đó là buồn và chán.
- Cảm xúc chủ đạo: là nỗi buồn man mác cùng niềm khao khát
- Vị trí: Đoạn trích này là phần đầu của bài thơ
- Thể loại: trữ tình và sử thi
- Nội dung: Là sự bộc lộ trong khung cảnh đêm mùa đông, một người anh hùng trữ
tình - dường như nhân vật trữ tình trong tác phẩm chính là tác giả, một anh hùng xuất
hiện trong kế hoạch thứ hai – là người đánh xe ngựa ca một bài hát một bài đượm buồn, thê lương.
- Tổng kết lại giá trị nghệ thuật và ý nghĩa mà bài thơ trên mang lại. III. Kết bài
Nêu cảm nhận của bản thân sau khi thưởng thức xong tác phẩm.
Dàn ý phân tích Con đường mùa đông - Mẫu 2 a. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm “Con đường mùa đông” của A. Puskin và tóm tắt nội dung chính của bài thơ. b. Thân bài – Khái quát:
• Tác giả Giới thiệu về A. Puskin, một trong những nhà văn nổi tiếng của Nga,
nổi danh với nhiều thể loại văn học và chủ đề đa dạng.
• Tác phẩm: Giới thiệu về bài thơ “Con đường mùa đông,” về năm sáng tác và
nội dung chính của bài thơ. Phân tích:
– Ba khổ đầu: Nỗi buồn và bức tranh thiên nhiên
• Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong ba khổ đầu của bài thơ, với sự chú ý đến
việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh để thể hiện nỗi buồn và cô đơn của nhân vật.
• Nhấn mạnh vào những chi tiết như màn sương, vầng trăng, con đường vắng
lặng để tạo nên không gian ảm đạm và cô đơn.
– Khổ thơ thứ tư: Biểu tượng và ý nghĩa
+ Phân tích hình ảnh của “cột dài cây số” và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện sự vận
động của thời gian và cuộc đời con người.
– Ba khổ cuối: Tương lai và hy vọng
• Đánh giá hình ảnh “ngày mai” và ý nghĩa của nó, thể hiện sự hy vọng và khát
khao hạnh phúc của nhân vật.
• Phân tích hình ảnh “lò lửa đỏ” và tình yêu cuộc sống, niềm tin vào tương lai tươi sáng.
• Nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc nhân vật vượt qua nỗi buồn và tiến về phía trước. – Tổng kết
+ Tóm tắt các điểm quan trọng đã phân tích trong bài thơ và đưa ra nhận định về ý
nghĩa và thông điệp của “Con đường mùa đông” của A. Puskin. c. Kết bài
Tổng kết lại các vấn đề đã phân tích
Dàn ý phân tích Con đường mùa đông - Mẫu 3 I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm. II. Thân bài 1. Khái quát: a. Tác giả
- A. Puskin (1799 – 1837): Sinh ra và lớn lên tại thành phố Moscow trong một gia
đình có dòng dõi quý tộc.
- Puskin bộc lộ năng khiếu văn chương từ nhỏ, 16 tuổi đã có tác phẩm nổi tiếng.
- Ông viết rất nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Chủ đề trong các sáng tác của ông rất đa dạng như phê phán chế độ chuyên chế Nga
Hoàng, ca ngợi tình yêu, ca ngợi thiên nhiên đất nước,..
- Ông được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”. b. Tác phẩm:
- “Con đường mùa đông” được sáng tác vào năm 1826 – sau khi Puskin bị đi đày.
- Nội dung chính: Nỗi buồn, sự cô đơn của con người và khát khao hạnh phúc, niềm
tin vào tương lai vượt lên nghịch cảnh. - Bố cục:
• Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.
• Khổ thứ tư: Khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần.
• Ba khổ cuối: Điểm tựa tinh thần, khát khao hạnh phúc của con người. 2. Phân tích:
a. Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên. - Khổ thơ thứ nhất:
• Thời gian là đêm khuya mùa đông, không gian là cánh đồng bao la.
• Động từ “gợn”: Sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương.
• Các động từ “Xuyên”, “nhô”: Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng.
• Từ láy “buồn bã”: Những tia sáng hiu hắt, yếu ớt trên cánh đồng u buồn.
=> Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng ảm đạm.
- Khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3:
• Con đường vắng lặng, buồn tẻ.
• Cỗ xe tam mã đang lăn bánh“Vun vút”: Sự trôi chảy không ngừng của thời gian.
• Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật
lấy động để tả tĩnh.
• Bài ca của người xà ích chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn.
=> Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động
của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường Nỗi buồn thời thế
hòa với với sự cô đơn của thân phận.
b. Khổ thơ thứ tư:
- Từ phủ định “Không”: Nhấn mạnh vào sự đìu hiu, hoang vu.
- Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng.
- Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời,
ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người.
=> Con người luôn vận động và ý thức được sự trôi chảy của thời gian.
c. Ba khổ thơ cuối: - Khổ 5 và khổ 6:
• “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ...”: Sự thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt.
• Hình ảnh “ngày mai”: Niềm tin vào tương lai.
• Hình ảnh “Nhi – na”: Không phải một cô gái cụ thể nào biểu tượng cho khát
khao hạnh phúc bình dị, đơn sơ.
• Hình ảnh “lò lửa đỏ”: Biểu tượng cho mái ấm.
• “Ngắm em, ngắm mãi không thôi”: Niềm hạnh phúc xốn xang dâng lên trong tâm hồn.
• “Kim đồng hồ kêu tích tắc”: Dòng thời gian vẫn không ngừng trôi nhưng con
người vẫn kiên cường bước tới.
• “Để ta bên nhau trong đêm”: Khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành
động lực để nhân vật trữ tình vượt qua những gian truân. - Khổ 7:
• Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ.
• “Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng”: Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành
niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
• Nỗi buồn không bi lụy mà hóa thành tình yêu cuộc sống, khát vọng tự ho, niềm tin vào tương lai. 3. Tổng kết III. Kết bài
Nêu cảm nhận suy nghĩ của em về bài thơ