Văn mẫu lớp 11: Hình tượng con đường trong bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11: Hình tượng con đường trong bài thơ Con đường mùa đông | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Hình tượng con đường trong bài thơ Con đường mùa đông
Con đường là một hình ảnh quen thuộc trong đời thường nhưng trong nhiều tác phẩm
văn chương, nó còn là một "nhân vật" có đời sống riêng và chứa đựng nhiều ý nghĩa
thú vị. Nó không chỉ là con đường đi mà còn là đường đời, và có vai trò quan trọng
trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Như hình tượng con đường trong bài thơ Con
đường mùa đông của Puskin.
Trước hết, con đường được hiểu theo nghĩa đen, đó là một con đường đất bình thường.
Con đường được đặt giữa một bối cảnh không - thời gian buồn. Thời gian ban đêm
vắng lặng, mùa đông lạnh lẽo tái tê lòng người. Nó chạy qua cánh đồng mênh mông,
không một ánh lửa, mái lều... Nghĩa là cuộc hành trình ấy không có điểm dừng nghỉ
ngơi, không có hơi ấm con người, không có chỗ an toàn cho lữ hành. Nó có tác dụng
làm tăng thêm sự cô đơn trong lòng người. Trong không gian phẳng lặng ấy cũng xuất
hiện một không gian động nhỏ nhoi với những âm thanh và hình ảnh đơn điệu, tẻ nhạt.
Đó là cỗ xe tam mã với tiếng " lục lạc đơn điệu / mệt mỏi rung lên " như ru ngủ hành
khách. Những cột sọc chỉ đường xuất hiện liên tục nhưng không làm cho con đường
mới mẻ thêm chút nào. Những cột cây số có tác dụng đo độ dài con đường và cũng đo
luôn cả chiều sâu ban đêm. Con đường là một không gian hình tuyến đâm thẳng vào
đêm đen và chạy thẳng vào rừng sâu mịt mù. Nó giống như con người lao thẳng vào
một cuộc hành trình vô định trong một thời kỳ tối tăm mà không rõ tương lai sẽ ra sao...
Con đường tuy buồn bã, tẻ nhạt nhưng vẫn phảng phất một vẻ đẹp sống động. Ánh
trăng xuyên qua sương mù dát vàng trên mặt đất tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, bàng bạc.
Trăng gợi cảm hứng cho người xà ích cất lên khúc ca tha thiết:
" Khi thì niềm vui rộn rã
Khi thì nỗi buồn tâm tình "
. Khúc ca chất chứa những thăng trầm của đời người. Có lẽ bài hát đã gợi cho thi nhân
nhớ đến những đoạn đường chìm nổi trong đời mình. Chàng cũng nhớ đến người yêu
và mơ ước những phút giây êm đềm với hạnh phúc giản dị đời thường. Chàng sẽ " xua
đám người tẻ ngắt " và ngồi bên bếp lửa ấm áp tình người ngắm nàng " không chán
mắt ". Lúc ấy, chàng sẽ không còn ngồi trên chiếc xe ngựa rong ruổi trên con đường
gian nan nữa. Nhưng đó là ước mơ nằm ở cuối con đường, là viễn cảnh của ngày mai, của tương lai...
Còn bây giờ, tác giả vẫn đang sống với thực tại, đang đi trên con đường hoang vắng,
thăm thẳm trong đêm đông lạnh lẽo. Xe tam mã vẫn lao đi, bánh xe vẫn lăn đều đặn
như vòng đời con người. Bác xà ích đã chọn con đường tẻ nhạt đó để sống suốt đời
với tiếng lục lạc đơn điệu hằng ngày. Bác chấp nhận một cuộc đời vất vả, đơn điệu
nhưng thanh thản. Tiếng bánh xe quay đều và tiếng lục lạc đơn điệu đã ru ngủ bác xà
ích. Trong lúc thế giới đang say ngủ thì nhà tư tưởng Puskin vẫn thức giấc, lặng lẽ ưu
tư và buồn bã thú nhận " đường tôi đi tẻ ngắt ". Hiện tại, nhà thơ đang đi trên con
người của bác xà ích nên buồn tẻ là phải. Ông ao ước đi trên con đường khác, nó
không tẻ nhạt mà sống động, mới mẻ hơn. Trên con đường ấy không có " đám người
tẻ ngắt " an phận thủ thường mà chỉ có những người có chí khí lớn lao, dấn thân trên
con đường gập ghềnh để tìm tới một tương lai tươi sáng hơn.
Đi trên Con đường mùa đông , ta nhìn thấy đủ mọi cung bậc của cuộc đời: buồn - vui,
tĩnh - động, sáng - tối, đơn điệu - mới lạ... Có người thanh thản ngủ say như mọi đêm,
có người thao thức đợi bình minh đang chờ đón ở cuối con đường. Có người hằng
ngày bằng lòng đi trên con đường cũ, có người khao khát đi trên con đường mới đẹp
hơn. Nói chung trên một con đường đi có muôn nẻo đường đời...