Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Nghị luận Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng
“Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta
coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong
nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng mang
lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.
Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của
cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích như vui
chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích
tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng riêng. Đó có thể
là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền hoặc những hoạt
động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh
thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động
này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều
phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa
người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên đi
những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp nhắc
nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn ”, lòng
tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ trẻ thông
qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền thống quê
hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc ”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm công dân, được
tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp theo, đây còn là dịp
để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế luôn chứa đựng những
bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động khám phá. Có nhiều điều
mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến mà các em phải trực tiếp học
tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có những hoạt động sinh hoạt như vậy
mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt
huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.
Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia
sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa dạng
của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “ bẻ gãy sừng trâu ”, có sức khỏe,
tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn người, lan tỏa vẻ
đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã hội một cơ hội để
ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều kiện kinh tế phát triển
nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan
tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười nhác bởi những ngày hè
chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt và ghi nhận sự cố gắng của
người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt cộng
đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong nhà trường
là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ quan tâm
việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.
Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững
mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát
huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.