Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài về tác phẩm Chí Phèo (88 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài về tác phẩm Chí Phèo (88 mẫu) | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Văn mẫu 11
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở bài gián tiếp Chí Phèo Mở bài mẫu 1
“ Uống rượu say không gọi: thế nhân ơi
Ta khật khưỡng chỉ gọi: ơi Thị Nở
Bát cháo hành suốt đời ta vẫn nợ
Còn bập bềnh trôi nổi giữa vần thơ…”
Đã hơn một lần,Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt
thị,lăng nhục độc ác. Hơn một lần, con người tri thức “ trung thực vô ngần” ấy xót
thương cho số mệnh của những kẻ cùng đường,bị cả xã hội cự tuyệt,ruồng bỏ để rồi
luôn mang trong mình nỗi hận,hận cuộc đời,hận thế gian…Hình như đâu đây vẫn còn
văng vẳng tiếng thét đau thương của một con người quằn quại ,vật lộn với cái chết
trước ranh giới mong manh của cõi thiện và ác- Chí Phèo.Thổi hồn vào tác phẩm bằng
tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương,Nam Cao đã soi vào tác phẩm ánh sáng
nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí thật xót xa đau đớn. Mở bài mẫu 2
Có nỗi đớn đau nào sẽ lại thành duyên, có khoảng không gian nào chứa chan màu
nước mắt. Sống một cuộc đời lương thiện, tại căn nhà nhỏ nơi vùng quê vốn đã trở
thành một ước mơ không thể thành hiện thực của một kẻ đã đi vào con đường sa ngã.
Hắn đã từng yêu, yêu một người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, cuộc tình được se
duyên mang đầy thương đau trong ngưỡng cửa của thiện - ác. Nam Cao đã thật thành
công khi xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo cùng với những bất công ngang trái
dưới ách thống trị tàn ác, dã man của thế lực phong kiến. Đến đây, ngòi bút nhân đạo
của nhà văn như sáng bừng lung linh đẹp đẽ tựa như sức sống bất diệt của thiên lương. Mở bài mẫu 3
Vọng lên từ những vách núi tử thần hòa quyện với làn sương đêm, hương hoa tình yêu
như choàng chiếc áo thanh tú vào không gian,cất lên khúc hát đớn đau xót thương cho
những mối tình thật giản dị, thật mộc mạc đơn sơ mà cũng rất đỗi thiêng liêng, sâu sắc.
Thoang thoảng đâu đây hương cháo hành man mác, mang theo mùi vị của đất,của quê
hương xứ Đại. Bát cháo hành mang theo tình yêu đầy rẫy những sẹo của Chí Phèo và
Thị Nở. Sức mạnh kì diệu , lớn lao của tình yêu, sức sống bất diệt của thiên lương đã
cảm hóa trái tim quỷ dữ, làm sống dậy bản tính lương thiện của một loài đã ngả sang
vật được thể hiện một cách cảm động qua tấm lòng nhân đạo, ngòi bút nhân văn đầy
tinh tế và sắc sảo của Nam Cao. Mở bài mẫu 4
Nhận xét về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoàng Khương cho rằng: “Trong tác
phẩm về người nông dân của Nam Cao, người đọc thường thấy những nhân vật xấu xí,
thô lỗ và những câu chuyện nhục nhã. Chính sự lịch sự của anh ta. Đó là lý do tại sao
Trong khi một số người hoài nghi về thực và giá trị nhân đạo của nam nhà văn cao, có
lẽ chính với những nhân vật “rắc rối” này, nhãn quan hiện thực và quan điểm nhân
đạo của nhà văn mới được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ. ” và nhân vật Chí
Phèo trong vở kịch cùng tên của nam cao là một nhân vật “rắc rối” như vậy, nhưng đó
là những lời tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà anh ta phải chịu đựng.
giá trị nhân văn của tác phẩm mà cao cao muốn gửi gắm qua nhân vật này. Mở bài mẫu 5
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời,
chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể
có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Những năm 40 của thế
kỉ, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật với những trang viết khai phá
sâu sắc bi kịch của nhữngkhiếp người khổ đau trong bóng đêm của xã hội cũ. Tấm
lòng nhà văn hướng về cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân. Phát hiện
trong quẩn quanh bế tắc là bi kịch khủng kiếp hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình.
Chí Phèo bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao thì người ta mới nhận ra
rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân
cùng ở một nước thuộc địa. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên là nhân vật thể hiện rõ
nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước cách mạng.
Mở bài phân tích nhân vật Chí Phèo Mở bài mẫu 1
Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của
dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có “Tắt đèn” với chị Dậu, Nguyễn
Công Hoan có “Bước đường cùng” với anh Pha… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng
loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nổi
bật lên là nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở bài mẫu 2
Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ.
Chí Phèo vốn là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người
bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con
quỷ dữ của làng Vũ Đại. Qua nhân vật này, Nam Cao muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa. Mở bài mẫu 3
“Chí Phèo” (1941) là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài
nông dân trước Cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm
khác cùng ra một thời”, đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn
hiện thực phê phán 1930 - 1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển
hình - nhân vật Chí Phèo phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc vào loại tiêu
biểu nhất của nền văn học Việt Nam. Mở bài mẫu 4
Nam Cao một trong những tác giả nổi bật nhất trong thời kì 1945 – 1954. Dưới ngòi
bút chân thực của mình, đời sống, thân phận và những nỗi thống khổ của người nông
dân được ông lột tả một cách vô cùng chân thực. Đặc biệt nhất phải kể đến truyện
ngắn Chí Phèo với nhân vật cùng tên đại diện cho những người nông dân lương thiện bị tha hóa. Mở bài mẫu 5
Giữa những bộn bề phức tạp của buổi chợ văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc
của gian hàng hiện thực phê phán, Nam Cao được nhận ra là một chủ cửa hàng khá
đặc biệt, với tấm lòng nhân đạo sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt dành cho những người
nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ông đã đưa
người đọc đi sâu khám phá những đau đớn, khổ cực mà những con người cùng hơn cả
dân cùng phải chịu đựng, phát hiện những vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của họ. Tiêu
biểu cho cuộc hành trình đó là tác phẩm “Chí Phèo”, đặc biệt qua nhân vật Chí Phèo. Mở bài mẫu 6
“Chí Phèo” là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại trước
Cách mạng. Tác phẩm đã khắc họa một nhân vật mang tính điển hình cho người nông
dân vốn hiền lành lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội đương thời - Chí Phèo. Mở bài mẫu 7
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông
đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng
ngời sáng. Trong đó nổi bật hơn cả phải nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm là
sự kết tinh của tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo
cao cả của nhà văn. Đặc biệt, diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ khi
gặp Thị Nở đến lúc tự tay cầm dao kết liễu đời mình là một thành công lớn trong nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao. Mở bài mẫu 8
“Chí Phèo” được viết vào năm 1941, là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam
Cao viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng 8. Đây là một trong những
truyện ngắn có thể nói là nổi bật nhất trong các tác phẩm khác ra đời cùng thời và đưa
Nam Cao đi lên vị trí hàng đầu trong lớp nhà văn hiện thực, phê phán xã hội vào giai
đoạn 1930-1945.Tác giả đã xây dựng thành công , nổi bật hình tượng một nhân vật
điển hình đó là nhân vật Chí Phèo, phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa rất sâu cay vào
loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Mở bài mẫu 9
Truyện Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài người
nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao nhất của trào lưu hiện thực phê phán.
Thành công của hình tượng Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam
Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này. Mở bài mẫu 10
Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước
cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc
họa bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát.
Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo
nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp
trang sách lại ta không thể nào quên. Mở bài mẫu 11
Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời,
ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Cũng từ khi Chí Phèo ngật
ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao, nhân vật này đã để lại dấu ấn khó quên và
nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc. Mở bài mẫu 12
Khi Chí Phèo: “Ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta
liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gi gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất
của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân
hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí
Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ”. (Nguyễn
Đăng Mạnh). Trong muôn vàn nỗi khốn khổ tủi nhục mà Chí đã nếm trải, không thể
không chú ý đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của y. Mở bài mẫu 13
Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của
dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công
Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác
phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nổi lên hình
tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã để lại trong lòng
người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc. Mở bài mẫu 14
Văn đàn hiện thực Việt Nam những năm 40, Nam Cao nổi bật với những trang viết
khai phá sâu sắc bi kịch của những con người khổ đau ở xã hội bấy giờ. Những cuộc
đời lầm than đó đã sống mãi với thời gian, bởi ông gắn nhân vật của mình vào cái
không khí ngột ngạt tối tăm của chế độ thực dân phong kiến, lột trần bộ mặt tàn bạo
của giai cấp thống trị và thể hiện sự thương cảm với nỗi đau của con người. Chí Phèo
bước ta từ những trang sách của nhà văn, lúc đó người đọc mới nhận ra được đầy đủ
cái gọi là khốn khổ, tủi nhục của người dân ở nước thuộc địa. Nhân vật Chí Phèo
trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là thể hiện rõ nhất về người nông dân trước Cách mạng.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Chí Phèo Mở bài mẫu 1
Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong
sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. "Chí Phèo" là
một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao viết về những người nông
dân trước Cách mạng. Tác phẩm vừa là tiếng nói của những người nông dân vừa là
bản tố cáo xã hội lúc bấy giờ đã chà đạp lên quyền sống của con người. Mở bài mẫu 2
Trước cách mạng tháng tám, số phận của người nông dân luôn là đề tài đặc biệt được
các nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra cái đẹp, sức sống
tiềm tàng của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu xa của họ thì
đến Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khai thác được mặt khác của người
nông dân đó là bản chất lương thiện và bi kịch bị tha hóa. Nhân vật Chí Phèo chính là
bản vẽ tổng quát nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng
là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc. Mở bài mẫu 3
Nam Cao là cây bút xuất sắc viết về đề tài người nông dân trong đó “Chí Phèo” xứng
đáng là một kiệt tác. Nhân vật chính cùng tên với tác phẩm là một kẻ lưu manh tha
hóa nhưng sâu thẳm trong bản chất lại là người lương thiện. Chí Phèo là hình tượng
nhân vật độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam hiện lên với ngoại
hình, tính cách và tâm lí để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo
Mở bài phân tích truyện ngắn Chí Phèo Mở bài mẫu 1
Nam Cao - cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Nhưng nhờ có ông và các
phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông
đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng.
Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài
người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành áng
văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. Mở bài mẫu 2
Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có nhà văn
Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo”. Truyện tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của
nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và
nhân tính. Đồng thời đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan
điểm nghệ thuật của nhà văn. Mở bài mẫu 3
“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội
phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh
người nông dân bị bần cùng hóa. Mở bài mẫu 4
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài nông dân,
nhưng lại trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản
án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông
dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Mở bài mẫu 5
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Một trong những
tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn Chí Phèo. Qua truyện ngắn này, nhà văn đã
khái quát nên một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng - người
nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa. Truyện ngắn Chí Phèo chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mở bài mẫu 6
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao viết về người
nông dân. Họ là những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Từ
đó, nhà văn đã gửi gắm những bài học nhân sinh sâu sắc. Mở bài mẫu 7
Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những
tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái
nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới, cũng như hình ảnh trong các tác phẩm
cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại
như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam
Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực
dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những
ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mở bài mẫu 8
Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông
dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này.
Nếu như Nam Cao có thể được coi là "nhà văn của nông dân" , cùng với Ngô Tất Tố,
thì trước hết vì ông có Chí Phèo. Mở bài mẫu 9
"Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy
đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong
một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình."
(Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học
và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được
lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới. Mở bài mẫu 10
Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng:
“Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân
vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số
người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu
rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân
đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”. Mở bài mẫu 11
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán
viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước
đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,... và không thể không kể đến Nam
Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là
hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo. Mở bài mẫu 12
Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các
phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông
đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng.
Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài
người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn
bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. Mở bài mẫu 13
Mở đầu cho thiên truyện "Chí Phèo" của Nam Cao là tiếng chửi của một thằng say, tác
giả mở ra cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo khi thù hận tất cả. Chí thù hận với cuộc
đời, với xã hội, với con người và với ngay bản thân Chí. Nhà văn cho người đọc thấy
một kiếp sống mà không ra sống trong không gian ngột ngạt xã hội Việt Nam trước
Cách mạng, đó là một vòng luẩn quẩn bế tắc. Nói không ngoa khi khẳng định "Chí
Phèo" là một kiệt tác văn xuôi đương thời, là tác phẩm đánh dấu và đưa tên tuổi của
Nam Cao lên một tầm cao mới. Nhà văn thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo và
có chiều sâu khi thể hiện nỗi khổ của con người. Mở bài mẫu 14
Nam Cao vốn là một nhà văn hiện thực đến sau, bước vào làng văn học khi tài nguyên
về người nông dân đã không còn lạ lẫm. Ấy vậy mà ông vẫn khai thác được tài
nguyên một cách điêu luyện, tạo ra tác phẩm được coi là tuyệt bút. Tác phẩm "Chí
Phèo" thực sự trở thành một hồi chuông vang vọng, ở đó tiếng kêu cứu của con người
khẩn thiết vang lên, tất cả đều được nhà văn tái hiện qua số phận của nhân vật cùng tên tác phẩm.
Mở bài phân tích nhân vật Bá Kiến Mở bài mẫu 1
Trong truyện ngắn "Chí Phèo", Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh thu nhỏ của nông
thôn Việt Nam trước cách mạng qua bức tranh làng Vũ Đại. Bức tranh hiện thực ấy
không chỉ khắc họa người nông dân hiền lành bị lưu manh, tha hóa mà còn nổi bật lên
những con người thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, tiêu biểu là nhân vật bá Kiến. Bên
cạnh hai nhân vật Chí Phèo và thị Nở, nhân vật bá Kiến cũng để lại trong lòng bạn đọc
những ấn tượng riêng biệt. Mở bài mẫu 2
Trong mỗi truyện ngắn thông thường đều có hai giới tuyến nhân vật rõ ràng. Nếu như
Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật tiêu biểu cho những
người nông dân nghèo khổ bị áp bức bất công, bị đẩy đến mức đường cùng thì Bá
Kiến - nhân vật đại diện cho bọn địa chủ phong kiến độc ác, tàn bạo và nham hiểm.
Nam Cao khắc họa thành công nhân vật Bá Kiến chỉ với vài nét đặc tả đã cho thấy bộ mặt xấu xa của hắn. Mở bài mẫu 3
Là một nhà văn trung thành của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao không chỉ cho thấy số
phận khốn khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến
mà con vạch trần bộ mặt của giai cấp thống trị. Bá Kiến chính là nhân vật điển hình
cho sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị đương thời. Mở bài mẫu 4
Nam Cao có phần đã dựa vào những người thật việc thật ở quê hương của mình để
xây dựng truyện ngắn "Chí Phèo". Đại diện cho giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại chính
là Bá Kiến. Qua nhân vật này, bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn cường hào địa chủ phơi bày khá rõ nét. Mở bài mẫu 5
Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, bên cạnh hình ảnh Chí Phèo - đại diện cho người nông
dân bị đẩy vào con đường lưu manh tha hóa. Nam Cao còn khắc họa hình ảnh nhân
vật Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội xưa.
Mờ bài phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo Mở bài mẫu 1
“- Ai cho tao lương thiện? Làm sao để xóa hết được những mảnh chai trên khuôn mặt này…?”
Trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, Chí Phèo - nhân vật trong tác
phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, đã hét lên như thế. Câu chuyện của một con
người đi đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên khuôn mặt chính mình trong
thiên truyện đã khiến bao thế hệ bạn đọc thổn thức trong rất nhiều thập kỷ qua. Nông
nỗi nào đẩy con người ấy vào tình cảnh trớ trêu ấy? Trong truyện ngắn được coi là
kiệt tác của Nam Cao - Chí Phèo, người đọc đã tìm thấy câu trả lời. Đó chính là quá
trình tha hóa của Chí, từ một anh nông dân hiền lành chất phác thành con người tha
hóa cả về tâm hồn lẫn ngoại hình, nhưng vẫn còn nhân tính. Mở bài mẫu 2
Nam Cao một nhà văn lớn của dân tộc đã để lại bao tác phẩm hay, mang cả giá trị nội
dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông là người có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình
yêu thương và gắn bó với quê hương. Vì vậy, ta có thể thấy cảm hứng chủ đạo của
ông qua nhiều tác phẩm đó là hình tượng người nông dân. Một trong những tác phẩm
để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc đó là "Chí Phèo", tác phẩm đã khái quát lại
một thời kỳ đầy biến động của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo, nơi có những
con người thấp cổ bé họng đã bị đày đến đường cùng. Ta có thể thấy rõ điều đó qua
quá trình tha hóa của nhân vật chính Chí Phèo của tác phẩm cùng tên. Mở bài mẫu 3
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa
độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về
hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông
dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, “Chí
Phèo” là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn Nam Cao viết vào
năm 1941. Truyện kể lại cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là Chí Phèo. Chí
Phèo là biểu hiện sống động của bi kịch sinh ra là người mà không được làm người.
Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt, trong đó quá trình thức tỉnh hồi sinh và
bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo trong tác phẩm là một trong những đoạn thể hiện sâu
sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Mở bài mẫu 4
Có ý kiến cho rằng: Nếu không viết: “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho Văn học Việt
Nam một khoảng trống lớn. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến
đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của họ trong xã hội phong kiến.
Nếu như ở những tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác: Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan… hình ảnh người nông dân chỉ hiện lên với những áp bức bất công, bị
dồn đến bước đường cùng, nhưng họ vẫn còn giữ được con người mình, nhưng đến
với Nam Cao thì đã có những khám phá phát hiện mới mẻ, ông không chỉ phát hiện ra
bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa bị
cự tuyệt quyền làm người của người nông dân. Mở bài mẫu 5
Chưa bao giờ trên những trang văn học lại thấm đẫm cái ứa nước mắt của rượu, cái
chát chúa của những câu chửi và cả tấn bi kịch cho một kiếp người không ra người,
quỷ không ra quỷ như trong “Chí Phèo” của Nam Cao. Bằng biệt tài miêu tả tâm lí,
khả năng lách sâu vào những diễn biến trong nội tâm nhân vật, tác giả Nam Cao đã
xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo với quá trình tha hóa từ người nông dân
lương thiện thành một tên lưu manh, “con quỷ dữ” đầy ám ảnh và quằn quại trong bi
kịch bị từ chối quyền làm người. Mở bài mẫu 6
Khi đọc Chí Phèo của Nam Cao, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận thấy một điều
thật sâu sắc: “Chí Phèo là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất
của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân
hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí
Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con “quỷ dữ” của làng
Vũ Đại”. Trong muôn vàn nỗi khốn khổ tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn
nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt của
Chí cứ mãi hoài cắn xé trên từng câu chữ của Nam Cao. Mở bài mẫu 7
Trong giai đoạn văn học 1930 - 1945, chủ yếu các tác giả đều viết về số phận những
người nông dân, nhưng mỗi người đều có lối viết, lối khai thác các nhân vật của riêng
mình. Còn riêng Nam Cao, ông lại muốn tìm tòi, khai thác về nỗi khổ của những
người nông dân lương thiện. Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại
Hoàng, cả cuộc đời ông vất vả lận đận, ông là người giàu tình yêu thương, nặng ân
tình đặc biệt là đối với những người nông dân nghèo khổ bị áp bức. Trong đó truyện
ngắn “Chí Phèo” là tiêu biểu nhất. Truyện đã khắc họa được quá trình tha hóa của
Phèo với những ý nghĩa sâu sắc. Mở bài mẫu 8
Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ,
một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn
khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị
xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Điều đó được thể hiện qua
quá trình tha hóa của Chí Phèo. Mở bài mẫu 9
Chí Phèo một trong những đỉnh cao của Nam Cao, cũng như của văn học hiện thực
Việt Nam viết về đề tài người nông dân. Nhân vật chính của truyện ngắn là Chí Phèo,
từ một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác, Chí Phèo đã bị tầng lớp
thống trị và nhà tù thực dân làm cho tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Nhưng bản
chất lương thiện trong chí vẫn luôn tồn tại. Quá trình đó đã được Nam Cao mô tả bằng
ngòi bút hết sức tinh tế và tài hoa. Mở bài mẫu 10
Nam Cao là một nhà văn lớn của dân tộc đã để lại bao tác phẩm hay mang cả giá trị
nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông là người có tấm lòng nhân hậu chan chứa
tình yêu thương và gắn bó với quê hương. Vì vậy, ta có thể thấy cảm hứng chủ đạo
của ông qua nhiều tác phẩm đó là hình tượng người nông dân. Một trong những tác
phẩm để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc là Chí Phèo. Tác phẩm đã nói lên một
thời kì biến động của đất nước, những người thấp cổ bé họng đã bị đày vào bước
đường cùng, từ một người lương thiện bị tha hóa trở thành lưu manh như nhân vật Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên. Nam Cao đã diễn tả quá trình tha hóa của Chí Phèo từ
anh nông dân lương thiện trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Mở bài mẫu 11
Nam Cao là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam, bằng
ngòi bút phân tích tâm lý sâu sắc, mới mẻ, Nam Cao đã thể hiện được các cung bậc đa
dạng, lưỡng phân phức tạp của nhân vật. trong đó, tên tuổi của Nam Cao dường như
gắn liền với cái tên “Chí Phèo”. Ở đây, với tài năng bậc thầy của mình, quá trình tha
hóa của Chí Phèo đã thể hiện rõ nhất tài năng khắc họa của Nam Cao.
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chí Phèo Mở bài mẫu 1
Tác phẩm “Chí Phèo” khép lại ở trang cuối cùng với một cảnh tượng đầy hãi hùng hai
xác chết của hai con người - sinh vật. Cả hai đều làm người nhưng không phải là
người: Bá Kiến và Chí Phèo. Máu me loang lổ, lênh láng khắp hai cái xác khiến chúng
ta giật mình tự hỏi và hỏi Nam Cao: Đâu là hiện thực? Đâu là nhân đạo? Mở bài mẫu 2
Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa hiện thực, cũng như các cây bút tả chân đương
thời, Nam Cao quan tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảnh khốn khổ của
người nghèo bị áp bức, trong đó có Chí Phèo. Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về bức
tranh đời sống xã hội nông thôn. Đó là hệ thống tôn ti trật tự của làng Vũ Đại; là ấn
tượng về tình trạng khép kín của làng xã phong kiến. Đặc biệt nó đã phơi bày các mối
quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực, đã miêu tả trung thực những quan hệ thực
(Ăng-ghen). Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con
đường tha hóa, bị hắt hủi. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo. Mở bài mẫu 3
Truyện ngắn “Chí phèo” là một trong những tác phẩm nổi bậc nhất viết về đề tài
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm có giá trị phản ánh hiện thực
và giá trị nhân đạo hết sức to lớn. Một góc nhìn khác biệt về hiện thực cuộc sống giúp
Nam Cao phát hiện và kịp thời mới phản ánh chân thực xã hội Việt Nam trong đêm trước Cách mạng. Mở bài mẫu 4
“Chí Phèo” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Chính truyện ngắn này
đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -
1945. Trước khi Chí Phèo ra đời đã có hàng loạt tác phẩm hiện thực viết về người
nông dân bị áp bức, bóc lột đương thời mà tiêu biểu là “Bước đường cùng” của
Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nhưng khi viết Chí Phèo, quả thật là
Nam Cao đã "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Mà
một trong những sáng tạo độc đáo của Nam Cao là xây dựng nhân vật hình tượng Chí Phèo. Mở bài mẫu 5
Trong nền văn học hiện thực nước ta ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì cái tên Nam Cao được nhiều nhà nghiên cứu đánh
giá rất cao về những tác phẩm tố cáo hiện thực của nhà văn này. Với nhưng quan điểm
tích cực về văn chương Nam Cao đã cho ra đời những tác phẩm "khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Hẳn ai cũng biết đến tác phẩm nổi tiếng
của ông đó chính là Chí Phèo, vẫn là một đề tài về người nông dân trong xã hội phong
kiến thế nhưng Nam Cao không đi khám phá nhân vật về cuộc sống nghèo khổ phải
bán chó bán con mà nhà văn nói về những số phận nông dân bị tước đoạt quyền làm
người. Đặc biệt qua truyện ngắn này ta thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Mở bài mẫu 6
Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 Nam Cao là người đến sau, trước
đó đã có những cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Nhưng có lẽ với Chí
Phèo, Nam Cao đã đem lại cho chúng ta những ấn tượng mạnh mẽ không thể quên về
bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất của con người, khơi dậy lòng
căm ghét cái xã hội tàn ác đã chà đạp lên nhân phẩm của con người, thương xót, cảm
thông với những thân phận cùng đinh bị giày vò, tha hóa trong chế độ cũ. Mở bài mẫu 7
Truyện ngắn Chí phèo là một trong những tác phẩm nổi bậc nhất viết về đề tài người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm có giá trị phản ánh hiện thực và giá
trị nhân đạo hết sức to lớn. Một góc nhìn khác biệt về hiện thực cuộc sống giúp Nam
Cao phát hiện và kịp thời ời phản ánh chân thực xã hội Việt Nam trong đêm trước Cách mạng.
Mở bài cảm nhận về tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở Mở bài mẫu 1
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám. Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ
lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến
cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn
thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới
đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở. Mở bài mẫu 2
Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu
biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm
được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai
cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu.
Tuy nhiên, người đọc vẫn cảm thấy ngưỡng một trước tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở. Mở bài mẫu 3
Không son phấn ngọc ngà, cũng chẳng giàu sang. Thậm chí, Thị Nở còn có dung mạo
khiến người nhìn khiếp sợ. Nam Cao đã dựng lên thị xấu tới mức “ma chê quỷ hờn”.
Còn Chí Phèo cũng chẳng hơn gì khi chỉ là một thằng say rượu, trên mặt chằng chịt
những vết rượu dài do rạch mặt ăn vạ. Nhưng tình yêu của hai con người ấy dành cho
nhau lại vô cùng đáng quý. Họ đã bước vào trang văn của Nam Cao qua tác phẩm
“Chí Phèo” với một tình yêu bất ngờ, say đắm và lẫn với tình người cao quý, thiêng liêng. Mở bài mẫu 4
Đến với truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, mỗi người đều sẽ cảm thấy
ngạc nhiên trước tình yêu của hai nhân vật - Chí Phèo và Thị Nở. Khi xây dựng mối
tính này, Nam Cao đã ẩn chứa trong đó những dụng ý nghệ thuật đầy sâu sắc.
Mở bài phân tích nhân vật Thị Nở Mở bài mẫu 1
Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao khi viết về đề tài
người nông dân. Bên cạnh nhân vật chính Chí Phèo để lại những dấu ấn khó phai
trong lòng người đọc, thì ta cũng không thể quên được một Thị Nở xấu ma chê quỷ
hờn, nhưng lại có tấm lòng thương người sâu sắc. Nhân vật là một nét mới, làm sâu
sắc thêm chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Mở bài mẫu 2
Cùng với Lão Hạc, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam Cao
viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Cả hai
truyện ngắn xuất sắc này đều được chọn đưa vào chương trình phổ thông (Ngữ văn 8
và Ngữ văn 11, tập 1) cùng với nhiều truyện ngắn khác, từng đem đến cho Nam Cao
vinh dự là tác gia có số lượng truyện ngắn trong nhà trường phổ thông nhiều nhất. Mở bài mẫu 3
Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như bộ mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đã
nhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy
không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế ban đầu" này? Mở bài mẫu 4
Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng trước cách mạng tháng tám, nó được sáng tác để
phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc của xã hội lúc bấy giờ, trong câu chuyện mỗi nhân
vật đều được tác giả miêu tả tinh tế, phản ánh sâu sắc được hiện thực cuộc sống. Nhân
vật nổi bật truyền tải giá trị nhân vật trong tác phẩm đó là nhân vật Thị Nở. Mở bài mẫu 5
Được biết đến là một nhà văn hiện thực cho nên Nam Cao dường như không hề tô vẽ
những cuộc đời, hay tô hồng những số phận của người nông dân. Có lẽ những nhân
vật của Nam Cao luôn luôn là những con người bình dị, chân quê và rất đỗi chất phác
nhưng thật dễ dàng có thể nhận ra rằng các nhân vật của ông thường có tướng mạo
xấu xí và thô kệch. Và có thể nói rằng nhân vật Thị Nở là một nhân vật cũng đã thể
hiện được những đặc tính này của nhà văn Nam Cao. Mở bài mẫu 6
“Chí Phèo” là một kiệt tác của nhà văn Nam Cao phản ánh nỗi thống khổ của người
nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Tác phẩm thành công với việc khắc
họa hình tượng nhân vật Chí Phèo nhưng bên cạnh đó nhân vật phụ thị Nở cũng có vai
trò quan trọng trong truyện. Bởi thị tuy xấu xí về ngoại hình nhưng đẹp về nhân cách,
là người thức tỉnh lương tri bị ngủ quên trong Chí, thị Nở trở thành kiểu nhân vật có
một không hai trong lịch sử văn học. Mở bài mẫu 7
Người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà văn, nhà thơ của nền
văn học Việt Nam, cũng như của thế giới. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, hiếm có
hình tượng người phụ nữ nào lại độc đáo như nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí
Phèo của nhà văn Nam Cao.
Mở bài quá trình hồi sinh của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở Mở bài mẫu 1
Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà
văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh
thê thảm, đầy bi thương của những kiếp sống lương thiện nhưng đói nghèo đã bị tha
hóa cả về thể xác lẫn linh hồn. Tiêu biểu cho những kiếp người đó chính là nhân vật
“Chí Phèo” và những bi kịch mà hắn phải chịu đựng, nếm trải trong chặng đường đời của mình. Mở bài mẫu 2
Nam Cao là cây bút vàng trong làng truyện ngắn của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Một trong hai đề tài quen thuộc và nổi tiếng của ông đó là hình ảnh người nông dân bị
bần cùng hoá, lưu manh hoá. Chí Phèo của Nam Cao là một kiệt tác trong văn xuôi
hiện đại được viết vào năm 1941. Truyện là một chuỗi những bi kịch của cuộc đời Chí
Phèo, như nổi trong đó là quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo
trong tác phẩm là một trong những đoạn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị
nhân đạo của tác phẩm đáng được nhắc đến. Mở bài mẫu 3
Cùng với “Đời thừa”, “Giăng sáng” thì “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm
thành công của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút hiện thực phê phán cùng với tinh thần
nhân đạo sâu sắc được thể hiện rõ nét qua nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm. Chí
Phèo được biết đến là con quỷ dữ của làng Vũ Đại – người bị cuộc đời cự tuyệt của
cuộc đời. Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo sẽ thấy một người tưởng chừng
bất hạnh ấy vẫn mong ước về cuộc sống rất “đời thường” với những hạnh phúc nhỏ nhoi. Mở bài mẫu 4
Đọc câu chuyện, người đọc bị ám ảnh mãi về sự thức tỉnh nhân tính của Chí Phèo, về
sức mạnh của tình thương yêu con người trong xã hội. Chí Phèo từng là một đứa trẻ bị
bỏ rơi. Một anh thả ống lươn một ngày nhặt được hắn “trần truồng và xám ngắt trong
một váy đụp bên cái lò gạch bỏ không “. Tuổi thơ của hắn qua tay hết người này đến
người khác và khi lớn lên thì làm canh điền cho Lí Kiến. Bị Bá Kiến ghen, đẩy vào tù,
sau bảy tám năm, nhà tù thực dân đã biến anh canh điền chất phác đã trở thành một thằng lưu manh. Mở bài mẫu 5
Nguyễn Minh Châu đã có nhận xét về Nam Cao: “Cả đời cầm bút của Nam Cao ông
chỉ đau đáu nhìn vào nhân cách của con người”. Điều này thể hiện rõ trong nhiều tác
phẩm của Nam Cao. “Chí Phèo” là một ví dụ điển hình. Qua việc miêu tả diễn biến
tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp Thị Nở đến khi kết liễu cuộc
đời trong truyện ngắn cùng tên, tác giả đã thể hiện tài năng, bản lĩnh nghệ thuật của
mình, đồng thời cũng bộc lộ rõ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Mở bài mẫu 6
Truyện ngắn “Chí Phèo” là một thành công lớn của Nam Cao. Đọc xong tác phẩm
dường như hình ảnh Chí Phèo luôn để lại những sự ám ảnh nhất định trong lòng bạn
đọc. Tác phẩm nói về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, và có lẽ quá trình hồi sinh của
nhân vật luôn luôn là một điều mà bạn đọc hướng tới.
Mở bài phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người Mở bài mẫu 1
Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện
thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam
Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho
văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc. Mở bài mẫu 2
Soi vào cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao,
ta chỉ thấy một bức tranh u tối mà người họa sĩ vẽ ra nó mang tên bi kịch. Có thể nói,
con số không đã gói trùm lên lá số tử vi của cuộc đời Chí. Bi kịch về cuộc đời Chí đã
xuyên suốt toàn tác phẩm và nếu như phải chọn một nhan đề khác, có lẽ Nam Cao đã
đặt tên tác phẩm của mình là “Bi kịch”. Và đỉnh điểm bi kịch mà Chí Phèo phải chịu
đựng ấy là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Mở bài mẫu 3
Còn điều gì đau đớn và xót xa hơn khi ta vẫn hiện hữu trong cộng đồng, nhưng lại bị
chính cộng đồng đó ruồng rẫy, bỏ mặc, đó là bi kịch đau xót nhất của con người – bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bằng ngòi bút sắc sảo của một nhà văn hiểu đời và
hiểu người, Nam Cao đã tái hiện chân thực, đầy xúc động bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Mở bài mẫu 4
Viết về người nông dân không hẳn là đề tài mới đối với Nam Cao, thậm chí trước đó
ông đã từng khai thác và xây dựng thành công nhiều hình tượng điển hình như: Lão
Hạc, Hộ (Đời Thừa), dì Hảo, Lang Rận.. Thế nhưng Chí phèo lại là một điểm nhấn
khác biệt giữa những số phận đang quằn quại trong đau khổ dưới sự bất công của một
chế độ mục rữa, thối nát. Nếu họ vẫn giữ được nhân cách và thiên lương trong con
người mình thì Chí Phèo lại hứng chịu hàng loạt tấn bi kịch nghiệt ngã từ bần cùng
hóa cho đến lưu manh hóa và cuối cùng là bị cự tuyệt quyền làm người – bi kịch lớn nhất của Chí Phèo.
Mở bài ý nghĩa bát cháo hành trong Chí Phèo Mở bài mẫu 1
Nam cao đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm mang giá trị hiện
thực và nhân đạo sâu sắc, đó là tác phẩm Chí Phèo. Các nhân vật trong truyện là
những con người hiền lành lương thiện nhưng do xã hội xô đẩy khiến họ thành những
con người mất hết lương tri. Hình ảnh bát cháo hành trong truyện chính là phần
thưởng quý giá mà tác giả ban tặng cho nhân vật, tạo cơ hội cho nhân vật trở về với
cuộc sống đời thường. Mở bài mẫu 2
Nam Cao cây bút truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam
1930-1945. Tên tuổi của ông gắn liền với truyện ngắn “ Chí Phèo”. Một truyện ngắn
mang hơi thở của tiểu thuyết về cuộc đời anh chàng Chí Phèo và những nhân vật xung
quanh làng Vũ Đại. Để tạo nên thành công cho tác phẩm, không thể không kể đến sự
thành công xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở. Mở bài mẫu 3
Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực 1930
-1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu. Nam Cao là người
đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâm huyết, tình cảm
của mình đối với những con người nghèo khổ – những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam
Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo – đứa con sinh
sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác
– đỉnh cao của văn học 1930 – 1945. Chí Phèo có được vị trí ấy là bởi giá trị tư tưởng
mới mẻ, độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao.
Và một điều không thể không kể đến đó là bởi Nam Cao đã xây dựng thành công
những chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở. Mở bài mẫu 4
Trong lí luận văn học có nói: "Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm" một tác phẩm văn
học có giá trị, phải được làm nên từ những chi tiết xuất sắc, có ý nghĩa và ấn tượng
trong lòng người đọc. Để nhắc đến điều này, không ai không nghĩ tới Nam Cao, người
cả đời luôn trăn trở về vấn đề "sống và viết". Nam Cao có biệt tài viết ra truyện từ
những điều nhỏ nhặt, vì vậy mỗi chi tiết trong truyện của Nam Cao đều ấn tượng và
mang triết lý cao. Nhắc đến điều đó không thể không nghĩ tới truyện ngắn Chí Phèo,
một trong những tác phẩm xuất sắc, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và
đặc biệt là chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm. Mở bài mẫu 5
Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Nam
Cao là nhắc đến kiệt tác Chí Phèo với sự thành công xuất sắc về mặt nội dung. Nhưng
bên cạnh đó, để tạo nên thành công cho tác phẩm, cũng không thể không nhắc đến
những đóng góp về phương diện nghệ thuật. Trong đó các chi tiết nghệ thuật có vai trò
đặc biệt quan trọng, nhất là chi tiết bát cháo hành Thị Nở mang cho Chí Phèo. Mở bài mẫu 6
Nếu như anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã đãi người vợ nhặt
của mình một chập bốn bát bánh đúc và một bữa ăn thật no nê trước khi "rước nàng về
dinh" thì thị Nở của Nam Cao trong Chí Phèo lại đãi Chí một bát cháo hành thơm
phức do chính tay mình nấu. Không cầu kỳ hoa mỹ, cũng không cao sang giàu có, bát
cháo hành thấm đượm tình người, tình yêu và sự thiện lương trong sáng mà một người
đàn bà dở hơi, xấu xí dành cho kẻ tội đồ cùng quẫn đang chìm trong cơn say u mê
giữa cuộc đời cô độc. Mở bài mẫu 7
Đến với đề tài nông thôn, nông dân, Nam Cao tuy là người đến sau nhưng bằng tất cả
tài năng, tâm huyết cũng như sự am hiểu của mình về đời sống người nông dân, nhà
văn Nam Cao vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong mảng đề tài
dường như đã rất quen thuộc đó. Chí Phèo là tác phẩm hiện thực xuất sắc nói về bi
kịch tha hóa của con người. Và chắc khi đọc truyện ngắn này, sẽ có rất nhiều độc giả
ấn tượng với hình ảnh bát cháo hành mà Thị Nở dùng để giải cảm cho Chí Phèo. Mở bài mẫu 8
Nam Cao là nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn
1930-1945. Ông thành công với tác phẩm “Chí Phèo” tái hiện lại hoàn cảnh của người
nông dân trước cách mạng tháng Tám bị chèn ép đến mất hết nhân hình lẫn nhân tính.
Tuy nhiên ông cũng là nhà văn giàu lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật của mình
tình thương con người được thể hiện qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở nấu cho Chí
Phèo. Bát cháo ấy là hiện thân của tình người thức tỉnh lương tri Chí, cho hắn niềm tin
và hy vọng. Đây là chi tiết nghệ thuật mang giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc, để lại
cho độc giả nhiều suy tư, trăn trở.