Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con
người với cuộc sống xung quanh)
Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt
cộng đồng
Dàn ý nghị luận
1. Mở bài
- Trong hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một
chuẩn mực cũng như thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con
người.
2. Thân bài
* Khái niệm:
- Sinh hoạt cộng đồng hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang
tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống…
nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực
của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.
* Vai trò:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.
- Người tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao,
nhiều mối quan hệ hữu ích.
* Biểu hiện của ý thức cộng đồng:
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…
- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ...
- Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì
cộng đồng.
- Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.
* Thực trạng
- Trong hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến
lợi ích của bản thân.
- Đó sự khiếm khuyết trong tâm hồn nhận thức, người sống như vậy là người
một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị lập bị mọi
người xa lánh.
3. Kết bài
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng điều cần thiết, rèn luyện ý thức
và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
Bài văn mẫu 1
Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển nhanh chóng, công nghệ 4.0 bùng nổ
mạnh mẽ, con người càng lại dần xa vào không gian ảo, quên đi việc cân bằng
cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ
hiện nay, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Vậy sinh hoạt cộng đồng gì? sao ngày nay học sinh cần tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng địa phương? Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể
của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt,
nơi lao động, học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu,
giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của nhân hiệu quả của hoạt động
tập thể.
Khi tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các bạn sẽ phát triển được những
tố chất năng lực bản thân. Họ sẽ phải tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như
phải dành sự nhiệt huyết tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. Bởi hiện nay
tình trạng giới trẻ thiếu năng sống cùng phổ biến. Có bạn không biết quét lớp,
vụng về lúng túng trong các hoạt động nhóm, không biết giải quyết tình huống bất
ngờ: tai nạn giao thông, giao tiếp, …Hiện tượng ấy không chỉ xảy ra đơn lẻ đã
trở thành một hiện tượng phổ biến, một căn bệnh âm ỉ, có khả năng đe dọa trực tiếp
đến tương lai của xã hội và giới trẻ hiện nay.
Đồng thời, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng, chúng ta thể
học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở trải nghiệm những gì
chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia, những kinh nghiệm sống vô cùng bổ ích.
Như vậy, để trở thành một người hoàn thiện hơn, mỗi học sinh chúng ta hãy sống có
trách nhiệm với hội, cộng đồng nhiều hơn. Chúng ta hãy cố gắng năng động,
phát huy những điểm mạnh của bản thân, mở rộng tấm lòng cống hiến nhiều hơn
cho xã hội để trở thành một người thực sự có ích.
Bài văn mẫu 2
“Tuổi trẻ mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta
coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong
nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng địa phương cũng
mang lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.
Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng những hoạt động tập thể
của dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích
như vui chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và
mục đích tổ chức mỗi vùng đất lại những hoạt động sinh hoạt cộng đồng
riêng. Đó thể là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền
hoặc những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền
ơn đáp nghĩa,…
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh
thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động
này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều
phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa
người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên
đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng một dịp
nhắc nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn
”, lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ
trẻ thông qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền
thống quê hương. Nói như nhà văn Ê li a Ê ren – bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu
miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc ”. Từ đó, các bạn sẽ ý thức về trách nhiệm
công dân, được tiếp thêm động lực để học tập kiến thức trau dồi bản thân. Tiếp
theo, đây còn dịp để học sinh rèn luyện các năng mềm. Các hoạt động thực tế
luôn chứa đựng những bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động
khám phá. nhiều điều gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến
các em phải trực tiếp học tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ
những hoạt động sinh hoạt như vậy các bạn trẻ hội được thư giãn, thể
hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.
Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia
sinh hoạt cộng đồng còn cách để quảng những nét văn hóa phong phú, đa
dạng của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên lứa tuổi bẻ gãy sừng trâu ”,
sức khỏe, tuổi trẻ giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn
người, lan tỏa vẻ đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã
hội một hội để ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời hòa bình điều
kiện kinh tế phát triển nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều
bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười
nhác bởi những ngày chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt
ghi nhận sự cố gắng của người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính
cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt
cộng đồng địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong
nhà trường là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ
quan tâm việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.
Phát triển ý thức cộng đồng học sinh góp phần đưa đất nước ngày càng vững
mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát
huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.
Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã
hội
Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa
nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa ngôn ngữ điều không thể tránh
khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp
hiện nay. Bởi vậy, việc phát ngôn của mỗi người ngày càng được chú ý hơn.
Chúng ta đều biết phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người chính là ngôn
ngữ. thế việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng đắn, dễ hiểu điều cùng
cần thiết. Bởi Tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, được coi là của
cải cùng quan trọng quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, niềm tự
hào của mỗi dân tộc được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo
dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng hội. Cho nên, khi chúng ta phát ngôn về
bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống, chúng ta cần phải ý thức được việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt phải trên sở lời nói đúng chuẩn mực về phát âm, từ
ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Như vậy, cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả tốt
nhất.
Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của
thế giới, hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người phát ngôn.
Không ngừng trau dồi rèn luyện tiếng mẹ đẻ tiếng nước ngoài để vốn từ
phong phú sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi,
lệch lạc làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Ngôn ngữ được sử dụng
khi phát ngôn vốn một hiện tượng hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ
ảnh hưởng rất lớn giao tiếp, đặc biệt là đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh
dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ đối với mỗi người hiện nay
trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Mỗi chúng ta
cần thể hiện rõ trách nhiệm trong việc phát ngôn để việc giao tiếp trong xã hội chuẩn
mực, đúng đắn và ý nghĩa hơn.
Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào
đến nhân cách
Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy,
từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với
con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc
biệt, cách tổ chức cuộc sống nhân một trong yếu tố quyết định đến việc hình
thành các nhân cách đó.
Vậy cách tổ chức cuộc sống nhân gì? sao cách tổ chức lại vai trò quan
trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống nhân bộ phận thứ
hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. bao gồm những vấn đề mô, liên quan
đến cuộc sống của từng nhân. Đời sống mỗi nhân trong cộng đồng tuân theo
những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần
thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các nhân đều nhu cầu giao tiếp
(quan trọng nhất giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để
cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất nghệ thuật thanh sắc (sân
khấu, ca nhạc…) nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh
vực trên đều tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn,
đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.
thể nói rằng, nhiều phong tục tập quán các nét tâm bản địa đều nguồn
gốc từ điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên trong việc hình thành nhân cách con
người. Bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân
tộc, của địa phương, của nghề nghiệp. dụ, nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay
vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mưa hay mừng gặt phong tục này bắt nguồn từ
điều kiện tự nhiên của nước ta (thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới mưa theo
mùa).
Ngoài ra, việc mỗi nhân nhu cầu giao tiếp cùng quan trọng trong quá trình
hình thành phát triển nhân cách. thể nói vậy bởi nếu không sự tiếp xúc
với con người thì thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể
trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội.
Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người
lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử hội, để được chuẩn bị trước vào
cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
Đồng thời, môi trường sống cũng những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp, nhiều hay ít, đều phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường
đó (quan tâm, thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng,…). Một dụ điển hình
như, một đứa trẻ sống Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác
một đứa trẻ sống Việt Nam đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương
Đông đậm nét. Đứa trẻ sống Mỹ sẽ lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và
cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín
đáo hơn.
Tóm lại, cách tổ chức cuộc sống nhân vai trò cùng quan trọng, tác động
mạnh mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần
không ngừng nâng cao nhận thức, học tập rèn luyện nhằm nâng cao nhân của
bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.
Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn hay
nhất
Raymond đã từng viết rằng: “Chiến thắng là một bông hoa khắt khe không dành cho
tất cả các mảnh đất. chỉ nở dưới ánh mặt trời của ý chí”. Muốn được thành
công làm chủ cuộc sống không cách nào khác phải tự làm chủ bản thân
mình. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trên con đường đó cần biết lắng nghe,
tiếp thu những ý kiến của người khác để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn.
Tự chủ bản thân làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những mình
đang làm luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung
quanh. Tự chủ bản thân còn là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của
mình, bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh. Người ý thức tự chủ bản thân luôn
biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao
núng hay hoang mang trước những khó khăn. Lúc nào họ cũng giữ lấy chính kiến,
không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực biết tự ra quyết định
cho bản thân.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ nên biết đến ý
kiến của bản thân bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi đó là những người
cái nhìn toàn diện về sự việc đó nên họ thể đưa ra được những quan điểm,
hành động, lời nói một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, biết tiếp thu, lắng nghe, con
người thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân,
cái nhìn khách quan, toàn diện về chính mình từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế,
khắc phục những thiếu sót. Đồng thời, ta thể thấu hiểu nhau hơn, nhận ra được
tính cách của nhau gắn kết, tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. Bởi
vậy, có thể nói, việc tiếp thu ý kiến của người khác không hề có bất kì mẫu thuẫn với
việc khẳng định tính tự chủ của bản thân. Lắng nghe người khác cũng chính là lắng
nghe bản thân mình.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự chủ bản thân. Họ ít khi
nghĩ đến việc phải tự làm một công việc nào đó mà luôn chờ đợi sự sai bảo. Họ luôn
sống dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Họ cũng không tự giác gánh vác một
trách nhiệm nào và càng không muốn chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì. Bởi thế, họ
luôn người cuộc sống bình thường, thậm chí thất bại trong cuộc sống.
Những người như thế thật đáng chê trách. Hoặc những người người mắc căn
bệnh không chịu lắng nghe, cảm, thờ ơ trước ý kiến của người khác... những
người này đáng bị hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Vẫn còn những kẻ bảo thủ,
độc đoán, không chấp nhận sự sáng tạo những ý kiến mới mẻ, do vậy dần tụt
hậu.
Tóm lại, mỗi chúng ta cần nên tự chủ bản thân trong cuộc sống. Song song với đó,
hãy luôn biết cách lắng nghe thấu hiểu ý kiến của người khác, bới điều
quan trọng trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giá trị to
lớn trong cuộc sống, văn hóa.

Preview text:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con
người với cuộc sống xung quanh)
Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng Dàn ý nghị luận 1. Mở bài
- Trong xã hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một
chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người. 2. Thân bài * Khái niệm:
- Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang
tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống…
nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực
của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể. * Vai trò:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.
- Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có
nhiều mối quan hệ hữu ích.
* Biểu hiện của ý thức cộng đồng:
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…
- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ...
- Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.
- Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người. * Thực trạng
- Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
- Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người
có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh. 3. Kết bài
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức
và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Bài văn mẫu 1
Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển nhanh chóng, công nghệ 4.0 bùng nổ
mạnh mẽ, con người càng lại dần xa vào không gian ảo, và quên đi việc cân bằng
cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ
hiện nay, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Vậy sinh hoạt cộng đồng là gì? Vì sao ngày nay học sinh cần tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể
của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt,
nơi lao động, học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu,
giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.
Khi tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các bạn sẽ phát triển được những
tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như
phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. Bởi hiện nay
tình trạng giới trẻ thiếu kĩ năng sống vô cùng phổ biến. Có bạn không biết quét lớp,
vụng về lúng túng trong các hoạt động nhóm, không biết giải quyết tình huống bất
ngờ: tai nạn giao thông, giao tiếp, …Hiện tượng ấy không chỉ xảy ra đơn lẻ mà đã
trở thành một hiện tượng phổ biến, một căn bệnh âm ỉ, có khả năng đe dọa trực tiếp
đến tương lai của xã hội và giới trẻ hiện nay.
Đồng thời, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng, chúng ta có thể
học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì
chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia, những kinh nghiệm sống vô cùng bổ ích.
Như vậy, để trở thành một người hoàn thiện hơn, mỗi học sinh chúng ta hãy sống có
trách nhiệm với xã hội, cộng đồng nhiều hơn. Chúng ta hãy cố gắng năng động,
phát huy những điểm mạnh của bản thân, mở rộng tấm lòng cống hiến nhiều hơn
cho xã hội để trở thành một người thực sự có ích. Bài văn mẫu 2
“Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta
coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong
nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng
mang lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.
Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể
của cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích
như vui chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và
mục đích tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng
riêng. Đó có thể là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền
hoặc những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh
thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động
này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều
phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa
người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên
đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp
nhắc nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn
”, lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ
trẻ thông qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền
thống quê hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu
miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc ”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm
công dân, được tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp
theo, đây còn là dịp để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế
luôn chứa đựng những bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động
khám phá. Có nhiều điều mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến
mà các em phải trực tiếp học tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có
những hoạt động sinh hoạt như vậy mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể
hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.
Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia
sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa
dạng của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “ bẻ gãy sừng trâu ”, có
sức khỏe, tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn
người, lan tỏa vẻ đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã
hội một cơ hội để ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều
kiện kinh tế phát triển nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều
bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười
nhác bởi những ngày hè chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt
và ghi nhận sự cố gắng của người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là
cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt
cộng đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong
nhà trường là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ
quan tâm việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.
Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững
mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát
huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.
Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội
Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa
nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh
khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp
hiện nay. Bởi vậy, việc phát ngôn của mỗi người ngày càng được chú ý hơn.
Chúng ta đều biết phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người chính là ngôn
ngữ. Vì thế mà việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng đắn, dễ hiểu là điều vô cùng
cần thiết. Bởi Tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, được coi là của
cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự
hào của mỗi dân tộc được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo
dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Cho nên, khi chúng ta phát ngôn về
bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống, chúng ta cần phải ý thức được việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở lời nói đúng chuẩn mực về phát âm, từ
ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Như vậy, cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của
thế giới, hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người phát ngôn.
Không ngừng trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ
phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi,
lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Ngôn ngữ được sử dụng
khi phát ngôn vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ
có ảnh hưởng rất lớn giao tiếp, đặc biệt là đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh
dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ đối với mỗi người hiện nay
trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Mỗi chúng ta
cần thể hiện rõ trách nhiệm trong việc phát ngôn để việc giao tiếp trong xã hội chuẩn
mực, đúng đắn và ý nghĩa hơn.
Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào đến nhân cách
Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy,
từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với
con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc
biệt, cách tổ chức cuộc sống cá nhân là một trong yếu tố quyết định đến việc hình thành các nhân cách đó.
Vậy cách tổ chức cuộc sống cá nhân là gì? Vì sao cách tổ chức lại có vai trò quan
trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là bộ phận thứ
hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan
đến cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo
những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần
thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp
(quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để
cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật – hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân
khấu, ca nhạc…) và nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh
vực trên đều có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn,
đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.
Có thể nói rằng, nhiều phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn
gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên trong việc hình thành nhân cách con
người. Bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân
tộc, của địa phương, của nghề nghiệp. Ví dụ, ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay
vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ
điều kiện tự nhiên của nước ta (thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa).
Ngoài ra, việc mỗi cá nhân có nhu cầu giao tiếp vô cùng quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi nếu không có sự tiếp xúc
với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể
trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội.
Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người
lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị trước vào
cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
Đồng thời, môi trường sống cũng là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp, nhiều hay ít, đều phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường
đó (quan tâm, thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng,…). Một ví dụ điển hình
như, một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác
một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương
Đông đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và
cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.
Tóm lại, cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, tác động
mạnh mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần
không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân của
bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.
Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn hay nhất
Raymond đã từng viết rằng: “Chiến thắng là một bông hoa khắt khe không dành cho
tất cả các mảnh đất. Nó chỉ nở dưới ánh mặt trời của ý chí”. Muốn có được thành
công và làm chủ cuộc sống không có cách nào khác là phải tự làm chủ bản thân
mình. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng trên con đường đó cần biết lắng nghe,
tiếp thu những ý kiến của người khác để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn.
Tự chủ bản thân là làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những gì mình
đang làm và luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung
quanh. Tự chủ bản thân còn là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của
mình, bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh. Người có ý thức tự chủ bản thân luôn
biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao
núng hay hoang mang trước những khó khăn. Lúc nào họ cũng giữ lấy chính kiến,
không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ nên biết đến ý
kiến của bản thân mà bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi đó là những người
có cái nhìn toàn diện về sự việc đó nên họ có thể đưa ra được những quan điểm,
hành động, lời nói một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, biết tiếp thu, lắng nghe, con
người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có
cái nhìn khách quan, toàn diện về chính mình từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế,
khắc phục những thiếu sót. Đồng thời, ta có thể thấu hiểu nhau hơn, nhận ra được
tính cách của nhau và gắn kết, tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. Bởi
vậy, có thể nói, việc tiếp thu ý kiến của người khác không hề có bất kì mẫu thuẫn với
việc khẳng định tính tự chủ của bản thân. Lắng nghe người khác cũng chính là lắng nghe bản thân mình.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự chủ bản thân. Họ ít khi
nghĩ đến việc phải tự làm một công việc nào đó mà luôn chờ đợi sự sai bảo. Họ luôn
sống dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Họ cũng không tự giác gánh vác một
trách nhiệm nào và càng không muốn chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì. Bởi thế, họ
luôn là người có cuộc sống bình thường, thậm chí là thất bại trong cuộc sống.
Những người như thế thật đáng chê trách. Hoặc có những người người mắc căn
bệnh không chịu lắng nghe, vô cảm, thờ ơ trước ý kiến của người khác... những
người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Vẫn còn những kẻ bảo thủ,
độc đoán, không chấp nhận sự sáng tạo và những ý kiến mới mẻ, do vậy dần tụt hậu.
Tóm lại, mỗi chúng ta cần nên tự chủ bản thân trong cuộc sống. Song song với đó,
hãy luôn biết cách lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của người khác, bới nó là điều
quan trọng trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giá trị to
lớn trong cuộc sống, văn hóa.
Document Outline

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)
  • Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng
    • Dàn ý nghị luận
    • Bài văn mẫu 1
    • Bài văn mẫu 2
  • Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội
  • Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào đến nhân cách
  • Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn hay nhất