Văn mẫu lớp 11: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Văn mẫu lớp 11: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) mang đến 4 bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngày một hay hơn.

Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Văn mẫu lớp 11: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Văn mẫu lớp 11: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) mang đến 4 bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngày một hay hơn.

60 30 lượt tải Tải xuống
Vì sao hc sinh cn tham gia các hot đng sinh hot cộng đồng
“Tui tr a xuân của đất nước” nên việc giáo dc thế h tr luôn được nước ta
coi nhim v quan trọng hàng đầu. Bên cnh vic hc tp kiến thc văn hóa trong
nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hot cộng đồng địa phương cũng mang
li cho hc sinh nhiu giá tr tích cc.
Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hot cộng đồng nhng hoạt động tp th ca
dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thưng nhm mục đích như vui
chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn a, thời điểm t chc mục đích
t chc mà mỗi vùng đt li có nhng hoạt động sinh hot cộng đồng riêng. Đó có th
nhng l hi truyn thống mang đm bn sắc văn hóa ng miền hoc nhng hot
động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bo v môi trưng, đền ơn đáp nghĩa,…
Vic tham gia các hoạt động sinh hot cng đồng địa phương cung cp cho thanh
thiếu niên vàn lợi ích. Đầu tiên, vi mục đích nhân văn cao đp, các hoạt động
này s góp phn bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tc cùng nhiu
phm cht tốt đẹp cho các bn tr. Trong thời đại công ngh s, khong cách gia
người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhp sng gp gáp khiến người tr quên đi
nhng giá tr tinh thn ct lõi. Mi dp sinh hoạt văn hóa cộng đồng mt dp nhc
nh người tr v tinh thần tương thân tương ái, đạo Uống nước nh nguồn ”, lòng
t tôn dân tc. Mỗi vùng đất li có những nét đẹp riêng nên giáo dc thế h tr thông
qua hoạt động cộng đồng còn cách giúp các bn tr hiu thêm v truyn thng q
hương. Nói như nhà văn Ê li a Ê ren bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu min quê tr
nên lòng yêu T quốc ”. Từ đó, các bạn s có ý thc v trách nhiệm công dân, được
tiếp thêm động lực đ hc tp kiến thc và trau di bn thân. Tiếp theo, đây còn là dp
để hc sinh rèn luyện các năng mềm. Các hoạt động thc tế luôn cha đựng nhng
bài hc mi l quý báu ch đợi thanh thiếu niên ch động khám phá. Có nhiu điều
gia đình, sách vở hay nhà trường không đ cập đến c em phi trc tiếp hc
tp t sinh hot cộng đồng. Không ch vy, nh có nhng hoạt động sinh hoạt như vậy
các bn tr hội được thư giãn, thể hin sc sáng to cùng tinh thn nhit
huyết thay vì bu bn vi đin thoi hay tivi.
Không ch đem lại li ích cho bản thân người tr, vic khuyến khích lp tr tham gia
sinh hot cộng đồng còn cách để qung những nét văn hóa phong phú, đa dạng
ca mi min T quc. Thanh thiếu niên la tuổi “ by sng trâu ”, có sc khe,
tui tr giàu hoài bão. Đôi chân của h s đi muôn nơi, gặp muôn ngưi, lan ta v
đẹp quê hương. n na, hoạt động tp th cũng đem đến cho hi một cơ hội để
ghi nhận ngưi trẻ. Được sng trong thời kì hòa bình và có điu kin kinh tế phát trin
nhưng không có nghĩa học sinh không phi chu áp lc. Nhiu bc ph huynh ch quan
tâm đến điểm s ca con hoc than phin rằng con cái lười nhác bi nhng ngày
chúng ch quanh qun trong nhà. Gt b định kiến, áp đặt ghi nhn s c gng ca
người tr trong nhng hoạt động cộng đồng chính cách đ xóa nhòa khong cách
thế h.
Hin nay, mt b phn gii tr quan nim sai lch v các hoạt động sinh hot cng
đồng địa phương. Nhiều bn cho rng ch cn hc tp tt kiến thc trong nhà trường
đủ, không trau dồi các năng sống khác. Hay mt s ngưi ích k, ch quan tâm
vic ca mình, th ơ vi tp thể. Đây là hin trạng đáng báo động.
Phát trin ý thc cộng đồng hc sinh góp phần đưa đất nước ngày càng vng
mạnh văn minh n. Trưc xu thế toàn cu hóa mnh mẽ, đây chính cách phát
huy ni lc dân tc, khiến người tr tr thành những công dân ưu tú.
Ý nghĩa ca phát ngôn có trách nhim trong giao tiếp xã hi
Chúng ta đang dn hòa nhp cùng vi s phát trin ca thế gii. Bên cnh s hòa nhp
v kinh tế thì s giao thoa v văn hóa ngôn ngữ điều không th tránh khỏi đòi
hi chúng ta phải thay đổi để d dàng tiếp cận hơn với nhu cu giao tiếp hin nay. Bi
vy, vic phát ngôn ca mi người ngày càng được chú ý hơn.
Chúng ta đều biết phương tin giao tiếp hu hiu nht của con ngưi chính ngôn
ng. thế vic s dng ngôn ng sao cho đúng đắn, d hiểu điều cùng cn
thiết. Bi Tiếng Vit tiếng ca dân tc Vit, tài sn quốc gia, đưc coi ca ci
vô cùng quan trng quý giá ca bt kn tc nào trên thế gii, nim t hào ca
mi dân tộc được cha ông ta sáng to, gìn gi, ci tiến trong hành trình to dng cuc
sng, phát trin cng đồng hi. Cho nên, khi chúng ta phát ngôn v bt c vấn đề
nào trong cuc sng, chúng ta cn phi ý thức được vic gi gìn s trong sáng ca
tiếng Vit phải trên s lời nói đúng chun mc v phát âm, t ng, ng pháp
phong cách ngôn ngữ. Như vậy, cuc giao tiếp s đạt hiu qu tt nht.
Bên cạnh đó phải luôn cp nht, tiếp thu có chn lc nhng giá tr mi, hiện đại ca
thế gii, hòa nhập nhưng vn gi được phm cht trong sáng của người phát ngôn.
Không ngng trau di rèn luyn tiếng m đẻ tiếng ớc ngoài để vn t
phong phú và s dụng đúng chuẩn mc. Không nên chy theo li giao tiếp d dãi, lch
lc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp ca chính mình. Ngôn ng được s dng khi phát
ngôn vn mt hiện tượng hi. S phát trin hay tt lùi ca ngôn ng nh
hưởng rt ln giao tiếp, đặc biệt đến toàn xã hi. vy, nhng điều chnh nh
nht cũng cn có s tham gia ca xã hi cng đồng.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ giáo dục văn hóa ngôn ngữ đối vi mỗi người hin nay
tr thành vấn đề cp bách, cn s chung tay ca các lực ng hi. Mi chúng ta
cn th hin trách nhim trong việc phát ngôn để vic giao tiếp trong hi chun
mc, đúng đắn và ý nghĩa hơn.
Cách t chc cuc sống cá nhân có vai trò như thế nào đến nhân cách
Nhân cách mt trong nhng yếu t quan trng làm nên giá tr con người. Tht vy,
t xa xưa con người đã luôn chú ý đến vic rèn luyện nhân cách, đạo đức đối vi
con người trong hi hiện đại vic trau di, rèn luyn ng quan trọng hơn cả. Đặc
bit, cách t chc cuc sng nhân mt trong yếu t quyết định đến vic hình
thành các nhân cách đó.
Vy cách t chc cuc sng nhân gì? sao cách t chc li vai trò quan
trng trong vic hoàn thin nhân cách? T chc cuc sng nhân b phn th hai
trong văn hóa t chc cộng đồng. bao gm nhng vấn đề mô, liên quan đến
cuc sng ca tng nhân. Đời sng mi nhân trong cộng đồng tuân theo nhng
phong tục lâu đời và, khi trình độ hiu biết còn thp, h tôn sùng nhng thn thánh do
h nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, c nhân đều nhu cu giao tiếp (quan trng
nht giao tiếp bng ngôn t) vi mọi người xung quanh. Ngoài ra đ cho cuc sng
tinh thần phong phú, con người còn nhu cầu thưởng thc ngh thut hai nhóm
loi hình ngh thut quan trng nht ngh thut thanh sc (sân khu, ca nhạc…)
ngh thut hình khi (hi họa, điêu khắc…). Tất c nhng lĩnh vực trên đều tác
dng làm cho cuc sng mỗi nhân được t chc quy c hơn, đng thời cũng phong
phú hơn, “người” hơn.
th nói rng, nhiu phong tc tp quán các nét tâm bản địa đều ngun gc
t điều kin hoàn cnh sng t nhiên trong việc hình thành nhân cách con ngưi.
Bởi nhân cách như mt thành viên hi, chu ảnh hưởng của điu kin t nhiên
thông qua nhng giá tr vt cht tinh thn, qua phong tc tp quán ca dân tc, ca
địa phương, của ngh nghip. d, nhiu vùng quê Vit Nam ngày nay vn còn
truyn thng làm l cầu mưa hay mừng gặt … phong tc này bt ngun t điều kin t
nhiên ca nưc ta (thích hp trồng lúa nước, nhit đới có mưa theo mùa).
Ngoài ra, vic mi nhân nhu cu giao tiếp cùng quan trng trong quá trình
hình thành và phát trin nhân cách. Có th nói vy là bi nếu khôngs tiếp xúc vi
con ngưi thì th ln lên phát trin trong trạng thái động vt, không th tr
thành một con ngưi, một nhân ch. Nhân cách đó mt sn phm ca hội. Như
thế nghĩa đứa tr mun tr thành nhân cách phi s tiếp xúc với người lớn để
nm vng tri thc, kinh nghim lch s hội, để được chun b trưc vào cuc sng
và lao động trong văn hóa của thi đi.
Đồng thời, môi trường sống cũng những điều kin ảnh hưởng trc tiếp hay gián
tiếp, nhiều hay ít, đều ph thuc vào mi quan h ca ch th với môi trường đó (quan
tâm, thích thú, đáp ng nhu cu, nguyn vọng,…). Mt d điển hình như, một đứa
tr sng M - đất nước phát triển, đa sắc tc, đa văn hóa sẽ khác một đứa tr sng
Vit Nam đất nước đang phát trin vi nền văn hóa phương Đông đậm nét. Đứa tr
sng M s có li sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng động hơn,
đứa tr sng Vit Nam s có li sống khuôn phép, kín đáo hơn.
Tóm li, cách t chc cuc sng cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mnh
m đến vic hoàn thin nhân cách. Bi vy mỗi người trong chúng ta cn không
ngng nâng cao nhn thc, hc tp rèn luyn nhm nâng cao nhân ca bn thân
mình, tr thành một người có ích cho xã hi.
Vic tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thun hay nht
Raymond đã từng viết rằng: “Chiến thng mt bông hoa kht khe không dành cho
tt c các mnh đất. Nó ch n dưới ánh mt tri của ý chí”. Muốn có đưc thành công
làm ch cuc sng không cách nào khác phi t làm ch bn thân mình. Tuy
nhiên, có nhiều người cho rằng trên con đường đó cn biết lng nghe, tiếp thu nhng ý
kiến ca ngưi khác đ chúng ta hoàn thin bn thân hơn.
T ch bn thân làm ch chính bn thân mình, luôn ý thức được nhng mình
đang m luôn biết t điều chỉnh hành vi đúng mc phù hp vi thế gii xung
quanh. T ch bn thân còn làm ch được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi ca
mình, bình tĩnh, tự tin trong mi hoàn cảnh. Ngưi có ý thc t ch bn thân luôn biết
kim chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mi tình hung. H không bao gi nao núng
hay hoang mang trưc những khó khăn. Lúc nào h cũng giữ ly chính kiến, không b
ng nghiêng, lôi kéo trước nhng áp lc tiêu cc là biết t ra quyết định cho bn thân.
Tuy nhiên, trong cuc sng, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ nên biết đến ý kiến
ca bn thân b qua nhng ý kiến của ngưi khác. Bởi đó là những ngưi cái
nhìn toàn din v s việc đó nên h th đưa ra được nhng quan điểm, hành động,
li nói mt cách tt nht. Bên cạnh đó, biết tiếp thu, lắng nghe, con người th thy
được nhng nhận xét, đánh giá của người khác v bn thân, cái nhìn khách quan,
toàn din v chính mình t đó phát huy điểm mnh, hn chế, khc phc nhng thiếu
sót. Đng thi, ta th thu hiu nhau hơn, nhận ra được tính cách ca nhau gn
kết, to lp nhng mi quan h tốt đẹp, bn vng. Bi vy, th nói, vic tiếp thu ý
kiến của ngưi khác không h có bt kì mu thun vi vic khẳng định tính t ch ca
bn thân. Lắng nghe người khác cũng chính là lng nghe bn thân mình.
Trong cuc sng, vn còn nhiu ngưi không ý thc t ch bn thân. H ít khi
nghĩ đến vic phi t làm mt công việc nào đó luôn chờ đợi s sai bo. H luôn
sng da dm ph thuộc vào ngưi khác. H cũng không tự giác gánh vác mt
trách nhim nào ng không mun chu trách nhim v bt c điều gì. Bi thế, h
luôn ngưi cuc sống bình thưng, thm chí tht bi trong cuc sng. Nhng
người như thế thật đáng chê trách. Hoặc những người ngưi mắc căn bệnh không
chu lng nghe, cm, th ơ trước ý kiến của người khác... những người này đáng bị
hi thng thn phê phán, ch trích. Vn còn nhng k bo thủ, độc đoán, không
chp nhn s sáng to và nhng ý kiến mi m, do vy dn tt hu.
Tóm li, mi chúng ta cn nên t ch bn thân trong cuc sng. Song song với đó, hãy
luôn biết cách lng nghe và thu hiu ý kiến của người khác, bới nó là điều quan trng
trong cách hoàn thin nhân cách nhân, hi, to nên nhng giá tr to ln trong
cuc sống, văn hóa.
| 1/5

Preview text:

Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng
“Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta
coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong
nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng mang
lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.
Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của
cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích như vui
chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích
tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng riêng. Đó có thể
là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền hoặc những hoạt
động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh
thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động
này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều
phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa
người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên đi
những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp nhắc
nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn ”, lòng
tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ trẻ thông
qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền thống quê
hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc ”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm công dân, được
tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp theo, đây còn là dịp
để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế luôn chứa đựng những
bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động khám phá. Có nhiều điều
mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến mà các em phải trực tiếp học
tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có những hoạt động sinh hoạt như vậy
mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt
huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.
Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia
sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa dạng
của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “ bẻ gãy sừng trâu ”, có sức khỏe,
tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn người, lan tỏa vẻ
đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã hội một cơ hội để
ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều kiện kinh tế phát triển
nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan
tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười nhác bởi những ngày hè
chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt và ghi nhận sự cố gắng của
người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt cộng
đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong nhà trường
là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ quan tâm
việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.
Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững
mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát
huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.
Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội
Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập
về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi đòi
hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Bởi
vậy, việc phát ngôn của mỗi người ngày càng được chú ý hơn.
Chúng ta đều biết phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người chính là ngôn
ngữ. Vì thế mà việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng đắn, dễ hiểu là điều vô cùng cần
thiết. Bởi Tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, được coi là của cải
vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của
mỗi dân tộc được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc
sống, phát triển cộng đồng xã hội. Cho nên, khi chúng ta phát ngôn về bất cứ vấn đề
nào trong cuộc sống, chúng ta cần phải ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt phải trên cơ sở lời nói đúng chuẩn mực về phát âm, từ ngữ, ngữ pháp và
phong cách ngôn ngữ. Như vậy, cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của
thế giới, hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người phát ngôn.
Không ngừng trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ
phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch
lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Ngôn ngữ được sử dụng khi phát
ngôn vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh
hưởng rất lớn giao tiếp, đặc biệt là đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ
nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ đối với mỗi người hiện nay
trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Mỗi chúng ta
cần thể hiện rõ trách nhiệm trong việc phát ngôn để việc giao tiếp trong xã hội chuẩn
mực, đúng đắn và ý nghĩa hơn.
Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào đến nhân cách
Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy,
từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với
con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc
biệt, cách tổ chức cuộc sống cá nhân là một trong yếu tố quyết định đến việc hình thành các nhân cách đó.
Vậy cách tổ chức cuộc sống cá nhân là gì? Vì sao cách tổ chức lại có vai trò quan
trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là bộ phận thứ hai
trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến
cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những
phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do
họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp (quan trọng
nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để cho cuộc sống
tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật – hai nhóm
loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân khấu, ca nhạc…) và
nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh vực trên đều có tác
dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong
phú hơn, “người” hơn.
Có thể nói rằng, nhiều phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn gốc
từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên trong việc hình thành nhân cách con người.
Bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của
địa phương, của nghề nghiệp. Ví dụ, ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn
truyền thống làm lễ cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự
nhiên của nước ta (thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa).
Ngoài ra, việc mỗi cá nhân có nhu cầu giao tiếp vô cùng quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi nếu không có sự tiếp xúc với
con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở
thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như
thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để
nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị trước vào cuộc sống
và lao động trong văn hóa của thời đại.
Đồng thời, môi trường sống cũng là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp, nhiều hay ít, đều phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường đó (quan
tâm, thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng,…). Một ví dụ điển hình như, một đứa
trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một đứa trẻ sống ở
Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm nét. Đứa trẻ
sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng động hơn,
đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.
Tóm lại, cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mạnh
mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần không
ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân của bản thân
mình, trở thành một người có ích cho xã hội.
Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn hay nhất
Raymond đã từng viết rằng: “Chiến thắng là một bông hoa khắt khe không dành cho
tất cả các mảnh đất. Nó chỉ nở dưới ánh mặt trời của ý chí”. Muốn có được thành công
và làm chủ cuộc sống không có cách nào khác là phải tự làm chủ bản thân mình. Tuy
nhiên, có nhiều người cho rằng trên con đường đó cần biết lắng nghe, tiếp thu những ý
kiến của người khác để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn.
Tự chủ bản thân là làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những gì mình
đang làm và luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung
quanh. Tự chủ bản thân còn là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của
mình, bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh. Người có ý thức tự chủ bản thân luôn biết
kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao núng
hay hoang mang trước những khó khăn. Lúc nào họ cũng giữ lấy chính kiến, không bị
ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ nên biết đến ý kiến
của bản thân mà bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi đó là những người có cái
nhìn toàn diện về sự việc đó nên họ có thể đưa ra được những quan điểm, hành động,
lời nói một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, biết tiếp thu, lắng nghe, con người có thể thấy
được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan,
toàn diện về chính mình từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục những thiếu
sót. Đồng thời, ta có thể thấu hiểu nhau hơn, nhận ra được tính cách của nhau và gắn
kết, tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. Bởi vậy, có thể nói, việc tiếp thu ý
kiến của người khác không hề có bất kì mẫu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của
bản thân. Lắng nghe người khác cũng chính là lắng nghe bản thân mình.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự chủ bản thân. Họ ít khi
nghĩ đến việc phải tự làm một công việc nào đó mà luôn chờ đợi sự sai bảo. Họ luôn
sống dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Họ cũng không tự giác gánh vác một
trách nhiệm nào và càng không muốn chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì. Bởi thế, họ
luôn là người có cuộc sống bình thường, thậm chí là thất bại trong cuộc sống. Những
người như thế thật đáng chê trách. Hoặc có những người người mắc căn bệnh không
chịu lắng nghe, vô cảm, thờ ơ trước ý kiến của người khác... những người này đáng bị
xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Vẫn còn những kẻ bảo thủ, độc đoán, không
chấp nhận sự sáng tạo và những ý kiến mới mẻ, do vậy dần tụt hậu.
Tóm lại, mỗi chúng ta cần nên tự chủ bản thân trong cuộc sống. Song song với đó, hãy
luôn biết cách lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của người khác, bới nó là điều quan trọng
trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giá trị to lớn trong cuộc sống, văn hóa.