Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời (7 mẫu) | Cánh diều
Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc. Hôm nay, sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời.Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ bao gồm 7 đoạn văn mẫu dành cho học sinh lớp 6. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Preview text:
Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 1
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru
ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao
to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại
của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều
điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ
vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc.
Hình ảnh “cù lao chín chữ” ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt
ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom),
phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Từ đó, chúng ta thấy được
công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và con cái cần yêu mến, hiếu
thảo với cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của
cha mẹ lớn đến nhường nào.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 2
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trước hết, tác giả
dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa
mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Từ đó, chúng ta mới hiểu được hết công lao
to lớn của cha mẹ. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa
mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Từ đó, bài ca dao muốn nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chúng ta
cần phải hiểu chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),
súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục
(theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Để nuôi lớn một đứa trẻ, cha
mẹ đã phải vất vả đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu
thương, hiếu thảo với cha mẹ của mình.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 3
Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó
là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”
giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ
ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên
người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật
đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),
súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục
(theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này,
chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi
người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi
gắm một bài học thật ý nghĩa.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 4
Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những
đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”;
“nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của
tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời
đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa
mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả
nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc
(cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục
(theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải
ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp
mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 5
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Khi đọc bài ca dao trên, tôi đã thấu hiểu được công lao của đấng sinh thành. Mở
đầu, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Những khái niệm trừu
tượng như “công cha”, “nghĩa mẹ” đã được so sánh với “núi ngất trời” và “nước
ở ngoài biển Đông”. Đây là những hình ảnh thiên nhiên trong thực tế cuộc sống,
nên dễ cảm nhận và hình dung hơn. Qua đây, chúng ta thấy được công ơn của
đấng sinh thành thật lớn lao, vĩ đại: “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu thơ
cuối cùng là lời nhắc nhở, khuyên nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
Trước hết, “chín chữ” ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc
(cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục
(theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Đó chính là “chín chữ” thể hiện
được công ơn của cha mẹ. Thế mới thấy được rằng, cha mẹ đã vất vả nhường
nào. Từ đó, mỗi người cần phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ và khắc ghi công ơn của họ.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 6
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao trên gửi gắm bài học giá trị. Tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ
so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển
Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể cho tôi hiểu rõ
hơn về công cha, nghĩa mẹ thật lớn lao, vĩ đại nhường nào. Câu cuối cùng nhắn
gửi lời khuyên nhủ rằng “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Ở đây, chín chữ cù
lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng
(nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn
nắn), phúc (che chở). Thế mới thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ
để từ đó biết trân trọng, hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng khiến
tôi thấm thía về công lao của đáng sinh thành.
Đoạn văn cảm nghĩ bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 7
Có rất nhiều bài ca dao viết về công lao của đấng sinh thành, trong đó tôi đặc
biệt ấn tượng với bài:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Hai câu đầu đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lấy cái trừu tượng so sánh với
cái cụ thể. “Công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển
Đông”. Qua đó, tôi thấy được công ơn lớn lao, vĩ đại của cha mẹ dành cho con
cái. Họ không chỉ cho sự sống mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người.
Câu cuối cùng là lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chín chữ cù
lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn),
trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà
uốn nắn), phúc (che chở). Khi đọc bài cao dao này, tôi mới biết hết được chín
chữ cù lao. Từ đó, tôi thêm trân trọng và biết ơn cha mẹ. Bài ca dao quả là giàu
giá trị nhân văn sâu sắc.