Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá (6 mẫu) | Cánh diều
Tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá, bao gồm 6 đoạn văn mẫu. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Preview text:
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 1
Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện về nhân vật ông
lão đánh cá. Trong một lần đi đánh cá, ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng
nhận được lời cầu xin tha mạng nên ông đã thả nó đi. Từ hành động này, chúng ta
thấy được ông lão là một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không
cần đến sự trả ơn. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu
xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc,
lòng tham của mụ vợ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu
nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải
hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm
lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy,
ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ
sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược,
không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Để
rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái
cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo
khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca
những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho
chúng ta trong cuộc sống.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 2
Nhân vật ông lão đánh cá trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã để lại
cho em nhiều ấn tượng. Ông là người hiền lành, không màng đến những thứ vật
chất. Khi nghe lời van xin của cá vàng, ông đồng ý tha cho nó mà không cần đền
đáp. Nhưng mụ vợ của lão không vậy, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được
báo đáp. Mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có
một cái máng lợn mới hơn. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không
muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói
cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Nhưng vợ của
ông lại là người có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo
le, đau khổ. Sự nhu nhược của ông đã góp phần khiến cho lòng tham của mụ vợ
càng lớn hơn, để rồi cuối cùng, mọi thứ của cải đều tan biến. Qua nhân vật ông lão
đánh cá, chúng ta đã học được nhiều bài học quý giá.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 3
Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong
cuộc đời. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện ông
lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông lão
đánh cá là người hiền lành, nhân hậu. Ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì
cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm
lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Điều đáng
nói ở đây là lòng tham của mụ vợ, mụ đã hết lần này tới lần kia mong ước. Ông lão
đánh cá cũng chỉ vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng,
lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng lòng tham của mụ vợ
là không đáy. Điều đó đẩy ông lão vào hoàn cảnh đáng thương vô cùng. Hết lần
này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề
muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn
tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông
lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với
những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là
không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão
túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Cuối cùng ông lão đánh cá được trở về với
cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tâm hồn yên bình, thanh thản.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 4
Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại
cho em những ấn tượng sâu sắc. Trong một lần ra biển đánh cá, ông đã bắt được
một con cá vàng. Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão đã
thả cá vàng đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Dù cuộc sống nghèo khổ, nhưng
ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Điều đó cho
thấy tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Nhưng người đọc cũng thấy được ở nhân vật
ông lão đánh cá sự nhu nhước. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ,
đưa ra những yêu cầu vô lý. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút
phản kháng. Lần nào, ông cũng đi ra biển cầu xin cá vàng, rồi lặng lẽ chấp nhận sự
chửi rủa, đánh mắng của vợ. Chính sự nhu nhược của ông đã khiến cho lòng tham
của người vợ lớn dần lên. Có thể thấy rằng, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật
ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện,
lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta
về sự nhu nhược trong cuộc sống.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 5
Khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em cảm thấy ấn tượng nhất với
nhân vật chính của truyện - ông lão đánh cá. Nội dung truyện kể về việc trong một
lần ra biển đánh cá, ông lão đã bắt được một con cá vàng. Nó đã van xin ông lão
thả ra và hứa sẽ trả ơn. Trước lời thỉnh cầu của cá, ông lão đã thả nó đi mà không
yêu cầu trả ơn. Em rất cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, lương thiện của ông lão
đánh cá. Dù vậy, nhân vật này cũng thật đáng trách. Bởi chính sự nhu nhược, hiền
lành của ông lão đã khiến cho người vợ hết lần này đến lần khác mắng mỏ và đưa
ra những yêu cầu vô lý. Trước những yêu cầu đó, ông lão chỉ làm theo mà không
hề có chút phản kháng, thậm chí còn chấp nhận bị đánh đập, chửi rủa. Có thể thấy
được rằng, chính sự nhu nhược của ông đã khiến cho lòng tham của bà vợ lớn dần
lên. Như vậy, nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân
văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Qua nhân vật này, em đã học
được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lão đánh cá - Mẫu 6
Khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, tôi cảm thấy rất yêu mến và trân
trọng nhân vật ông lão đánh cá. Ông lão là một con người giàu lòng nhân hậu.
Trong một lần ra biển đánh cá, ông đã bắt được một con cá vàng. Con cá van xin
ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão đã thả cá vàng đi mà không đòi hỏi
bất cứ điều gì. Có thể thấy rằng, ông lão đã cứu giúp cá vàng bằng tấm lòng nhân
hậu chứ không phải vì mong nhận được sự đền đáp. Tuy nhiên, ông lão cũng là
một người khá nhu nhược, điều đó có lẽ bởi vì ông quá hiền lành. Mụ vợ hết lần
này đến lần đưa ra những yêu cầu vô lý nhưng ông lão đánh cá vẫn làm theo. Dù bị
mắng mỏ, đánh đập nhưng ông vẫn không phản kháng hay bộc lộ thái độ gì. Lần
nào, ông cũng đi ra biển cầu xin cá vàng, rồi lặng lẽ chấp nhận sự chửi rủa, đánh
mắng của vợ. Có lẽ bởi vậy mà lòng tham của người vợ càng ngày càng lớn dần
lên. Đây là một nét tính cách mà tôi không thích ở nhân vật này. Như vậy, nhà văn
Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính
nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người.