Văn mẫu lớp 6: Phân tích truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen | Kết nối tri thức
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen.
Tài liệu bao gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu lớp 6, nhằm cung cấp thêm ý tưởng cho bài viết của các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Chủ đề: Bài 3: Yêu thương và chia sẻ (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích truyện Cô bé bán diêm
Dàn ý phân tích truyện Cô bé bán diêm I. Mở bài
Giới thiệu chung và nhà văn An-đéc-xen, truyện Cô bé bán diêm. II. Thân bài
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Hoàn cảnh: Mẹ mất, bà nội - người yêu thương nhất cũng vừa mới qua đời.
Em phải sống với người bố và bị bắt đi bán diêm để kiếm tiền.
- Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.
- Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
- Hình ảnh cô bé bán diêm:
Ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà.
Nghĩ đến nếu không bán được diêm mà trở về nhà sẽ bị bố đánh.
Thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt hơn.
Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá.
=> Sự nghèo khổ thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu
đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình.
2. Các lần em bé quẹt que diêm và tưởng tượng thành sự thật Gồm 4 lần:
Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp.
Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay -
mong muốn được no bụng.
Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel - mong muốn được đón giao thừa như mọi người.
Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà - mong muốn được che chở, yêu thương.
Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.
=> Những mong muốn của cô bé là hoàn toàn chính đáng.
3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
Thời gian: sáng sớm hôm sau
Không gian: ở một xó tường lạnh lẽo
Hình ảnh: Một cô bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng.
Lý do: Không có ai quan tâm, giúp đỡ. Gia đình thì ghẻ lạnh, thờ ơ.
=> Tố cáo một xã hội thờ ơ, vô cảm. III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cô bé bán diêm.
Phân tích truyện Cô bé bán diêm - Mẫu 1
An-đéc-xen là nhà văn người Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông chính là truyện Cô bé bán diêm.
Nhân vật chính trong truyện là một cô bé bán diêm. Hoàn cảnh của cô bé rất bất
hạnh. Mẹ mất, bà nội cũng vừa mới qua đời. Cô bé phải sống với người bố và bị
bắt đi bán diêm để kiếm tiền trong một đêm giao thừa lạnh lẽo. Mọi người đi lại
trên đường đều vội vã, không ai để ý đến một cô bé đang ngồi nép vào một góc
tường. Xung quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi
ngỗng quay. Cô bé đang thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt
hơn. Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá. Sự nghèo khổ thiếu thốn của cô bé bán
diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu được
bao bọc của những người thân trong gia đình.
Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm
để sưởi ấm. Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé ước có lò sưởi. Đó là mong
muốn được sự ấm áp. Đến lần thứ hai, cô bé ước một căn phòng có bàn ăn, trên
bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng. Tiếp đến lần thứ ba là mong
muốn có cây thông Noel - mong muốn được đón giao thừa như mọi người. Đến
lần thứ tư, cô bé mong ước được gặp lại bà, đó là mong muốn được che chở,
yêu thương. Cuối cùng cô bé bán còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi
hạnh phúc. Những mong muốn của cô bé là hoàn toàn chính đáng.
Đến cuối cùng, cô bé bán diêm phải chịu một cái chết thương tâm ở một xó
tường lạnh lẽo. Cái chết của cô bé bán diêm đã tố cáo một xã hội với những con
người vô cảm, lạnh lùng. Nhưng hình ảnh cô bé khi chết đã được nhà văn miêu
tả có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng. Nhà văn
An-đéc-xen đã xây dựng hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng vẫn mỉm cười
- nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi
đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống
hạnh phúc của con người.
Như vậy, truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện lòng thương cảm đối với những
số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Đồng thời đó cũng là lời tố cáo xã hội
đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm.
Phân tích truyện Cô bé bán diêm - Mẫu 2
“Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn An-đéc-
xen. Truyện gửi gắm những bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống.
Truyện kể về một cô bé phải đi bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Cô bé ấy
đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời.
Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép
vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Những vị khách qua
đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em,
chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.
Những que diêm lần lượt được thắp sáng với những mong muốn cụ thể của cô
bé. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi.Em vội
quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ
ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà
nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự
vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại.
Những que diêm với những mong ước khác nhau của em bé bán diêm. Nó phù
hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thoải mãn từ nhu cầu
từ vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm - no bụng - niềm vui đêm giao
thừa - tình yêu thương của bà). Có thể thấy rằng cô bé bán diêm có hoàn cảnh
đáng thương, nhưng lại có một tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Cô bé luôn khao
khát được sống trong một gia đình hạnh phúc, được hưởng tình yêu thương từ những người thân.
Nhưng rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết.
Sáng sớm hôm sau, mọi người thấy em nằm ở một góc tường. Hình ảnh cô bé
chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng
tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được
ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Ở đây, tác giả đã thể hiện
một tấm lòng nhân văn sâu sắc.
Tóm lại, Cô bé bán diêm là một tác phẩm giàu ý nghĩa nhân văn. Truyện thể
hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.
Document Outline
- Dàn ý phân tích truyện Cô bé bán diêm
- Phân tích truyện Cô bé bán diêm - Mẫu 1
- Phân tích truyện Cô bé bán diêm - Mẫu 2