Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn giải thích nhân vật tôi trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn giải thích nhân vật tôi trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Hài kịch và truyện cười (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Đề bài: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo
lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo
em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Hãy
viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giải thích vì sao.
Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 1
Khi đọc truyện Cái kính, người đọc có thể thấy được rằng nhân vật “tôi” mắc
bệnh tưởng. Về khái niệm, bệnh tưởng là trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám
ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải. Ban đầu, nhân vật
“tôi” muốn đeo kính để tỏ ra là người có tri thức. Lần đầu tiên, bác sĩ chẩn đoán
“tôi” bị cận thị, anh ta tin và cắt kính để đeo. Nhưng mắt vẫn không nhìn rõ,
thậm chí là thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Vậy là anh ta liền
khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, đổi hết loại kính này đến loại kính khác.
Chỉ đến cuối truyện, khi “tôi” bị ngã khiến chiếc kính bị vỡ tròng. Khi đeo kính
lên, anh ta nhìn thấy mọi vật bình thường. Rõ ràng, nhân vật “tôi” đã trở nên ám
ảnh, cho rằng bản thân bị mắc bệnh mặc dù anh ta hoàn toàn bình thường.
Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 2
Bệnh tưởng là trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một
bệnh nào đó, kì thật không phải. Có thể khẳng định, nhân vật “tôi” trong truyện
Cái kính bị mắc bệnh tưởng. Lúc đầu, anh ta muốn đeo kính để tỏ ra là người có
tri thức. Lần đầu tiên, bác sĩ chẩn đoán “tôi” bị cận thị. Anh ta nghe theo lời bác
sĩ cắt kính để đeo. Nhưng mắt vẫn không nhìn rõ, thậm chí là thấy mặt mày sa
sầm, buồn nôn không chịu được. Sau đó, “tôi” lại đến khám một bác sĩ khác.
Ông ta chẩn đoán anh bị viễn thị, cắt một cái kính mới. Khi đeo kính, “tôi” lại bị
chảy nước mắt. Thế rồi, lần thứ ba, một người bạn lại giới thiệu cho “tôi đến
khám giáo sư, ông ta cho rằng anh bị loạn thị. Cái kính thứ ba khiến anh nhìn
cái gì cũng như lùi xa đến ba chục thước, vật gì cũng thấy bé tí xíu, người thì 1
chỉ bằng hạt đậu ván. Dù vậy, tôi vẫn một mực tin rằng mình có bệnh, tiếp tục
đến khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Đến cuối truyện, khi “tôi” bị ngã khiến
chiếc kính văng đi. Khi đeo kính lên, anh ta nhìn thấy mọi vật sáng rõ, bình
thường. Thì ra, mắt kính đã bị vỡ. Kết thúc truyện một lần nữa khẳng định được
nhân vật “tôi” đã trở nên ám ảnh, cho rằng bản thân bị mắc bệnh mặc dù anh ta hoàn toàn bình thường.
Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 3
Nhân vật tôi trong truyện Cái kính mắc bệnh tưởng. Trước hết, có thể hiểu đơn
giản bệnh tưởng là trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một
bệnh nào đó, kì thật không phải. Từ đâu, tôi muốn đeo kính để tỏ ra là người có
tri thức dù không có bệnh. Nhưng sau nhiều lần đi khám, hết bác sĩ này bác sĩ
đưa ra chẩn đoán. Tôi cho rằng bản thân thật sự có bệnh, đeo hết loại kính này
đến loại khác nhưng vẫn không khỏi bệnh. Vậy mà anh ta chẳng quan tâm, vẫn
cứ đi khám rồi lại đeo kính.
Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 4
Khái niệm “bệnh tưởng” có thể được hiểu là trạng thái tinh thần lo lắng do bị
ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải. Ở trong truyện cái
kính, nhân vật tôi đã bị mắc bệnh tưởng. Lúc đầu, nhân vật tôi muốn đeo kính
để tỏ ra là người có tri thức. Lần đầu tiên, bác sĩ chẩn đoán tôi bị cận thị. Anh ta
nghe theo lời bác sĩ cắt kính để đeo. Nhưng mắt vẫn không nhìn rõ, thậm chí là
thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Sau đó, tôi lại đến khám một
bác sĩ khác. Ông ta chẩn đoán anh bị viễn thị, cắt một cái kính mới. Khi đeo
kính, tôi lại bị chảy nước mắt. Thế rồi, lần thứ ba, một người bạn lại giới thiệu
cho tôi đến khám giáo sư, ông ta cho rằng anh bị loạn thị. Cái kính thứ ba khiến
anh nhìn cái gì cũng như lùi xa đến ba chục thước, vật gì cũng thấy bé tí xíu,
người thì chỉ bằng hạt đậu ván. Dù vậy, nhân vật tôi vẫn một mực tin rằng mình
có bệnh, tiếp tục đến khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Đến cuối truyện, khi 2
tôi bị ngã, tròng kính bị vỡ, anh ta nhìn mọi vật bình thường nhưng vẫn không
phát hiện ra. Chỉ đến khi người vợ nói mới nhận ra. 3
Document Outline
- Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 1
- Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 2
- Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 3
- Nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng - Mẫu 4