Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Đoạn văn cảm nhận tác phẩm Ca Huế trên sông Hương (9 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận tác phẩm Ca Huế trên sông Hương (9 mẫu). Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 6 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 8
Đoạn văn cảm nhận tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 1
Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã
hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò
khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”.
Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung
đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca
Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở
thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh
thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 2
Với “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc cảm nhận
được rõ hình ảnh một xứ Huế mộng mơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về
ca Huế - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao
nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Nhà văn đã cho người
đọc thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Cũng như nguồn gốc của ca
Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
Cuối cùng người đọc còn cảm nhận được hình ảnh để vẽ lên khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản
sắc dân tộc của xứ Huế. “Ca Huế trên sông Hương” quả là một bài viết hấp dẫn,
gợi ra trước mắt người đọc những cảm nhận sâu sắc về làn điệu ca Huế đặc
trưng của mảnh đất cố đô.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 3 1
Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng
mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông
Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc,
tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế.
Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh
cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể
thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người
dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn
tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự
kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa
mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi.
Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật
của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân
thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm.
Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong
một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền
rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh
trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế.
Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là
một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã
để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 4
Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông
Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc,
tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu
hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể
hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt
ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn 2
gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng,
thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể
hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và
trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến
một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời
lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo:
“Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi
trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ
khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một
con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi
thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một
sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình
rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này,
chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền
lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh
mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế
trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn
hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 5
Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu
hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh
lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình
rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn.
Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã
nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca
Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng
định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch,
một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy. 3
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 6
Bài viết “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người
đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế về loại hình nghệ thuật độc đáo - ca Huế.
Mở đầu, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu
những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn
tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Việc sử dụng những
hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm
nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Tiếp đến,
nhà văn đã chỉ ra nguồn gốc của ca Huế là được hình thành từ sự kết hợp giữa
ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng
sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Cuối cùng, Hà
Anh Minh đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên trên sông
Hương đầy mơ mộng và huyền ảo. Những câu văn đã gợi ra cho người đọc cảm
giác mình cũng giống như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên
con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời
ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng.
Khung cảnh xứ Huế mộng mơ với những nét đặc sắc về ca Huế đã được Hà
Ánh Minh khắc họa vô cùng chân thực trước mắt người đọc. Bài viết khiến cho
mỗi người càng yêu thêm vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 7
Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông
Hương” của Hà Ánh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc,
tinh tế. Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định rằng xứ Huế vốn nổi tiếng với các
nhiều điệu hò, điệu lý. Với biện pháp tu từ liệt kê, nhà văn đã cho người đọc
thấy rõ sự đa dạng của loại hình văn hóa nghệ thuật này. Nhưng không dừng lại
ở đó, nhà văn còn chỉ ra những đặc trưng cơ bản của từng làn điệu, cũng như ý
nghĩa của ca Huế. Tiếp đến, nhà văn đã chỉ ra nguồn gốc của xa Huế được hình 4
thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Cuối cùng, Hà
Anh Minh đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên trên sông
Hương đầy mơ mộng và huyền ảo, mà ở đó nhà văn giống như một người lữ
khách đang ngồi trên thuyền rồng thưởng thức ca Huế. Khi đọc “Ca Huế trên
sông Hương” của Hà Ánh Minh dường như mỗi bạn đọc đều cảm nhận được làn
điệu ca Huế thật chân thực. Và chúng ta có thể khẳng định rằng ca Huế là một
hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh
thần đáng trân trọng và bảo tồn.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 8
Văn bản “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh cung cấp những thông tin
thú vị về ca Huế - một loại hình nghệ thuật đặc trưng của mảnh đất cố đô. Mở
đầu bài viết, tác giả đã khẳng định rằng xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các
danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung
đình rất đa dạng. Những ví dụ được nêu ra theo cách liệt kê, nhằm giúp người
đọc hiểu rõ hơn. Tiếp đến, nhà văn còn làm rõ nguồn gốc của ca Huế, đó được
hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên
có thần thái của nhạc thính phòng. Từ đó, người đọc nắm được rõ ràng nguồn
gốc của loại hình nghệ thuật này. Văn bản còn khắc họa khung cảnh của một
buổi biểu diễn ca Huế trên sông Hương, với đầy đủ thông tin giới thiệu. Những
câu văn miêu tả khung cảnh sông Hương cũng để lại ấn tượng nhất định trong
lòng bạn đọc. Bài viết của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu được hơn về ca Huế.
Đoạn văn cảm nhận Ca Huế trên sông Hương - Mẫu 9
“Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh giúp tôi hiểu hơn về ca Huế - một
loại hình nghệ thuật độc đáo của mảnh đất Huế. Mở đầu, tác giả khẳng định
Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế
được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng 5
hát ngọt ngào của ca nhi. Nhà văn cũng phân tích rõ nguồn gốc của ca Huế và
khắc họa lại một buổi trình diễn ca Huế. Đặc biệt, khung cảnh thiên nhiên sông
Hương đầy thơ mộng cũng được hiện lên qua những câu văn miêu tả tinh tế.
Những câu văn khiến tôi liên tưởng như bản thân cũng đang cùng với tác giả
lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng sông Hương và thả hồn vào
những lời ca hòa với tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng.
Có thể khẳng định, bài viết đã khiến cho tôi thêm tò mò, muốn khám phá hơn
về ca Huế cũng như mảnh đất Huế. 6