Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong Thiên Trường vãn vọng | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong Thiên Trường vãn vọng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 2 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 8
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề
hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.
Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc - Mẫu 1
Trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng, em ấn tượng nhất với hình ảnh: “Mục
đồng địch lý ngưu quy tận/Bạch lộ song song phi hạ điền”. Câu thơ đầu tiên có
thể hiểu là trong tiếng sáo, mục đồng dẫn trâu về hết. Ở đây, có thể thấy rằng
con người đã xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên. Hình ảnh “mục đồng nghịch
lý” - cậu bé chăn trâu ngồi thổi sáo là hình ảnh vốn đã quen thuộc ở mỗi làng
quê, từ đó gợi cho ông nhớ về kí ức tuổi thơ được chăn trâu, thổi sáo. Trong câu
thơ tiếp theo, hình ảnh được gợi ra là từng đôi cò trắng hạ xuống cánh đồng.
Hình ảnh này gợi ra cho em tưởng tượng đến cảnh đoàn tụ. Đôi cò trắng sau
một ngày kiếm ăn vất vả đã trở về tổ nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, qua những hình
ảnh này còn cho thấy sự gắn bó, hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Từ đó,
chúng ta cũng thấy được tấm lòng yêu quê da diết của nhà thơ.
Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc - Mẫu 2
Thiên Trường vãn vọng (Thiên Trường là một địa danh; vãn có nghĩa là
chiều; vọng là nhìn, ngắm, trông ra) được dịch là ngắm cảnh Thiên Trường
trong buổi chiều tà. Nhan đề của bài thơ ngắn gọn, nhưng đã khái quát được nội
dung của toàn bài thơ. Trước hết, chúng ta cần phải đặt trong hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ để hiểu rõ hơn về nhan đề. Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần
Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
Nhan đề bài thơ đã gợi mở cho người đọc về thời gian, không gian được nhắc
đến trong bài thơ. Thời gian lúc này là buổi chiều - đây là khoảng thời gian kết
thúc của một ngày, vạn vật đều trở về nghỉ ngơi. Còn không gian là ở phủ Thiên 1
Trường - nơi quê hương của tác giả. Từ “vọng” đã miêu tả hành động của nhân
vật trữ tình, đang phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên.
Như vậy, nhan đề tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát được nội dung của bài thơ.
Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc - Mẫu 3
Trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh ở cuối
bài thơ: “Bạch lộ song song phi hạ điền”. Tác giả Trần Nhân Tông đã kết thúc
bài thơ bằng hình ảnh đôi cò trắng đang hạ xuống cánh đồng. Đây vốn là một
hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê xưa. Ta có thể hình dung ra cảnh
tượng đoàn tụ. Sau một ngày vất vả kiếm ăn, đôi cò trắng trở về tổ. Cũng giống
như vậy, con người trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Dường như, hình
ảnh này là muốn thể hiện khao khát được trở về quê hương của tác giả.
Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc - Mẫu 4
Nhan đề “Thiên Trường vãn vọng” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Dịch
nghĩa ra có thể hiểu đơn giản như sau ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi
chiều tà. Để hiểu rõ nhan đề bài thơ cần đặt trong hoàn cảnh sáng tác. Trần
Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay) và
đã sáng tác ra bài thơ. Nhan đề gợi mở về thời gian, không gian được nhắc đến.
Thời gian lúc này là buổi chiều là khoảng thời gian kết thúc của một ngày, khi
mọi vật đều trở về để nghỉ ngơi. Còn không gian là ở phủ Thiên Trường - nơi
quê hương của tác giả. Từ “vọng” đã miêu tả hành động của nhân vật trữ tình,
đang phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên. Có thể thấy,
tác giả đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về
những kỉ niệm tuổi thơ, từ đó có thể thấy được tình yêu mến và gắn bó sâu sắc với quê hương. 2