Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
I. Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:- Là hành vi trái pháp luật, do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm vào những quan hệ xã hội đc pháp luật bảo vệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
I. Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
- Là hành vi trái pháp luật, do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm vào
những quan hệ xã hội đc pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
1. hành vi (ý nghĩ, tư tưởng chưa biểu lộ ra bên ngoài là hành vi có vi phạm pháp luật ko?)
Pháp luật là điều chỉnh hành vi, ko điều chỉnh suy nghĩ của con người.
Hành vi xác định đó có thể được thực hiện bằng hành động hoặc ko hành động.
2. tính trái pháp luật (cơ sở nào để bắt một người cầm da giết người phải chịu hình phạt?)
VD: hành vi trộm hoặc cướp tài sản của người khác đã xâm hại đến qhe pháp luật về sở hữu tài sản đc pháp luật bảo vệ
VD: thanh niên K ko đến nhập ngũ theo Giấy gọi nhập ngũ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
3. có lỗi (tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức đc hành vi của mình và hậu
quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, đồng thời điều khiển dc hành vi của mình…)
VD lỗi cố ý: C và D xảy ra mâu thuẫn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ rang C ý thức đc việc
mình làm là nguy hiểm và mog muốn hậu quả chết ng xảy ra.
VD lỗi vô ý: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý thêm vào một số 0 trong số tiền cần
chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến cty thiệt hại.
4. chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lí (cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp
lí khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bth, đủ khả năng nhận thức đc hành vi và hậu
quả của hành vi do mình gây ra nên phải chịu trách nhiệm về hành vi đó… Tổ chức sẽ có năng lực trách
nhiệm pháp lí từ khi đc thành lập hoặc đc công nhận, tùy theo từng loại tổ chức và tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lí)
- Hành vi sử dụng tài liệu để làm bài thi của svien A là hành vi xác định hay xử sự thức tế của sinh viên
này, và hành vi đó đc thực hiện bằng hành động cụ thể.
II. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật: 1. Chủ thể:
+ cá nhân: có năng lực hành vi (đạt độ tuổi + có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi).
+ tổ chức: có tư cách pháp nhân (một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lí độc lập, có thể
tham gia vào các hoạt động kte, chính trị, xã hội một cách độc lập và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật…)
2. Khách thể: qhe xh bị hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm (VD: chủ quyền qgia, tính mạng, skhoe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của con người…)
Khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật,
là một căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật. 3. mặt chủ quan: +lỗi:
- cố ý trực tiếp (nhân thức hành vi, hậu quả, mong muốn hậu quả xảy ra)
- cố ý gián tiếp (nhận thức hành vi, hậu quả, tuy ko mong muốn, có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra)
- vô ý do cẩu thả (ko thấy trc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải
thấy trc và có thể thấy trc hậu quả đó). VD: nấu ăn đốt lửa gây cháy…
- vô ý do quá tự tin (nhận thức hành vi, hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ ko xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa đc). VD: ng lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua đường sắt trc khi tàu đến; ng đi săn tin rằng sẽ bắn
trúng con thú, ko để đạn lạc vào ng…)
+ động cơ (động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật)
+ mục đích (kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong muốn đạt đc) 4. Mặt khách quan: + hành vi + hậu quả
+ mqh nhân quả ( hành vi là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả)
+ thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm pháp luật (…)
Phân loại vi phạm pháp luật:
1. Vi phạm pháp luật hình sự:
Theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định trong
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,…
2. Vi phạm pháp luật hành chính:
Theo pháp luật về xử lí vi phạm hành chính của VN thì vi phạm pháp luật hành chính là hành vi có lỗi của
chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái vs các quy định của pháp luật về qly nhà nc mà ko phải là
tội phạm hoặc trái vs các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sjw và theo quy định của pháp luật…
3. vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự
thực hiện, xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ thân nhân phi tài sản.
VD: ng sử dụng tác phẩm có bản quyền mà ko xin phép tác giả.
VD: ng giao hàng quá thời hạn quy định trong hợp động vận chuyển hàng hóa.
4. Vi phạm kỉ luật: là hành vi có lỗi của chủ thể trái vs các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ
quan, tổ chức, tức là ko thực hiện đúng kỉ luật lao động, học tập, công tác đc đặt ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. VD: svien nhờ ng thi hộ. III. Trách nhiệm pháp lí: 1. Khái niệm:
- là hậu quả bất lợi do Nhà nc áp dụng đối vs các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài do pháp luật quy định.
2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí:
+ phần lớn xuất hiện khi có sự vi phạm pháp luật của chủ thể.
+ là sự lên án, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
+ thể hiện tính cưỡng chế của nhà nước đối vs hành vi vi phạm pháp luật.
+ trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật theo thủ tục, trình tự luật định.
3. Cơ sở của trách nhiệm pháp lí:
- Cơ sở thực tế: vi phạm pháp luật
- Cơ sở pháp lí: qdinh xử phạt hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 4. phân loại:
a.trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối vs các chủ thể
đã thực hiện hành vi phạm tội, gồm các chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình,….
b. trách nhiệm hành chính: đc áp dụng đối vs chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm các
chế tài như: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
c. trách nhiệm kỉ luật: đc áp dụng đối vs chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm kỉ luật nhà nc, gồm các chế
tài như cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách thức, buộc thôi việc, buộc thôi học
d. trách nhiệm dân sự: đc áp dụng đối vs các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự gồm các chế tài như: buộc
chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm
e. trách nhiệm công vụ: là loại trách nhiệm do cơ quan nhà nc có thẩm quyền áp dụng đối vs chủ thể là
công chức, viên chức nhà nc và cơ quan công quyền trong khi thi hành công vụ có hành vi hoặc quyết
định hành chính gây thiệt hại đến quyền và lợi ích khi hợp pháp của công dân, tổ chức, bị khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường.