Vi sinh - Sinh Học Di Truyền | Trường Đại học Nam Cần Thơ
Vi sinh - Sinh Học Di Truyền | Trường Đại học Nam Cần Thơ được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh Học Di Truyền (THSHDT)
Trường: Đại học Nam Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tên vi khuẩn: Virus varicella zoster virus
hay virus varicella-zoster là một trong 8
virus herpes đơn dạng được biết ảnh
hưởng đến con người. Virus này là
nguyên nhân của bệnh thủy đậu, thường
ảnh hưởng trẻ em và thanh niếu niên và
bệnh zona ở người lớn mà rất hiếm gặp ở trẻ em
Đặc điểm sinh học, hình dạng kích thước:
Virus Varicella-Zoster có đường kính
150-200 nm và chứa bộ gen DNA sợi
kép (125 kbp) tuyến tính, được bao bọc
bên trong một capsid hình mặt phẳng, và
được bao quanh bởi một lớp vỏ
phospholipid. VZV phát triển chậm trong
các tế bào nguyên bào sợi lưỡng bội của
người, và sẽ gắn vào tế bào chủ, dẫn
đến các hạt virus ít lưu hành trong máu hơn. Vị trí, phân loại: Nhóm: Nhóm I (dsDNA)
Bộ (ordo): Herpesvirales
Họ (familia):Virus herpes
Phân họ (subfamilia): Alphaherpesvirinae
Chi (genus):Varicellovirus
Loài (species):Human herpesvirus 3 (HHV-3) Chẩn đoán:
Chẩn đoán thủy đậu thường ở một trẻ
không có tiền sử bệnh lý gì mà thấy xuất
hiện các triệu chứng toàn trạng nhẹ và
mụn nước lan tỏa, có thể dựa trên lâm
sàng. Tương tự như vậy, mụn nước theo
khoanh đoạn da của Zona cho phép
chẩn đoán lâm sàng trong phần lớn các ca bệnh.
Vì không sự thoát ra của virus VZV mà
không có triệu chứng (đối lập với HSV
hay CMV), phát hiện được các virion,
kháng nguyên hay acid nucleic của VZV
nghĩa là chẩn đoán một nhiễm virus hoạt động.
VZV cũng có thể được nuôi cấy bằng
cách sử dụng các tế bào thận hoặc phổi
lưỡng bội của phôi thai người; tuy nhiên,
virus là không bền vững và tỷ lệ nuôi cấy
được là thấp, có độ nhạy kém, và giá thành cao.