Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức
Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức nhé.
Preview text:
Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như
thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX Đoạn văn 1
Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là
tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể
hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ
nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại
hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều
cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ
nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để
đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có
thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình.
Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm
của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn
hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận,
nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế,
ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn
ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ
đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và
có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới,
nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh
với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên
cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong
mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người
phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng phụ nữ vẫn là người
làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh
thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời
gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ
kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân,
buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình
đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình
xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò,
vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân,
chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy,
một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức,
năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các
thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham
gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để
vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội;
từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Đoạn văn 2
Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là
tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. Khi họ
nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung
quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp
của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến
cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những
chính sách cần thiết. Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền
lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có
đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.