-
Thông tin
-
Quiz
Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8 ngắn gọn
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) là nội dung bài Viết trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Trong phần đọc các em đã được học một số văn bản mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 8 265 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu
Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8 ngắn gọn
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) là nội dung bài Viết trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Trong phần đọc các em đã được học một số văn bản mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!




















Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
1. Dàn ý bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài
thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật 1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ. - Trích dẫn bài thơ. 2. Thân bài
- Phân tích đặc điểm nội dung:
· Phân tích hình tượng thơ (thiên nhiên, con người…)
· Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
· Khái quát chủ đề của bài thơ.
- Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:
· Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn
mực hay có sự cách tân).
· Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình.
· Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc thơ, biện pháp tu từ…) 3. Kết bài
Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
2. Dàn ý phân tích bài Thu điếu
Thu điếu có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý
đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô
quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Thu điếu là bài thơ được viết theo thể thơ thất
ngôn bát cú Đường luật nên rất phù hợp cho các em học sinh sử dụng để viết bài
văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường
luật) lớp 8. Dưới đây là mẫu dàn ý phân tích Thu điếu chi tiết các em có thể tham
khảo để xây dựng bài viết cho riêng mình. Mẫu 1 1, Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, chùm thơ thu 3 bài của ông, bài thơ Câu cá mùa thu.
- Khái quát nội dung bài thơ. - Trích dẫn bài thơ 2, Thân bài a. Khái quát đầu
- Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại
Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại
một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật.
Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét đặc trưng của thi pháp ấy .
- Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần
suốt đời mình , ông gắn bó với thôn quê , hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà.
Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc
Thu điếu , ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, quê
hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền
thống của văn học Trung đại Việt Nam.
- Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu
được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở
hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời, nước, gió,trúc – những thi liệu quen
thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển. b. Phân tích
Mục tiêu: Phân tích bài thơ để thấy bức tranh mùa thu tiêu biểu cho vùng quê Bắc Bộ.
- 6 câu đầu: là một bức tranh thu có màu sắc, đường nét, dáng hình: ao thu, nước,
thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh ngắt, ngõ trúc.
→ Bức tranh buồn, đẹp, tĩnh lặng, thanh bình, yên ả; nét đặc trưng của mùa thu là
bầu trời và chiếc lá vàng ( Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao; Da trời ai nhuộm mà
xanh ngắt); ngõ trúc là đặc trưng quê hương Hà Nam.
→ Tâm hồn nhạy cảm, tài năng quan sát thâu cảnh vật vào tâm hồn; từ ngữ gợi
cảm, tượng hình, từ láy; nghệ thuật đối câu 3,4, vần eo tài tình.
→ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình thiên nhiên, cảnh vật, gắn bó cuộc sống làng quê.
- Nhận xét của Xuân Diệu: cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao,
xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
- Hai câu cuối: người đi câu cá tư thế bất động chợt giật mình trở về thực tại; tâm sự
thầm kín nặng trĩu suy tư về quê hương đất nước, về trách nhiệm của bản thân đối
với quê hương đất nước, một nhân cách lớn; lòng đau đớn trước cảnh mất nước,
nhà tan; lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. c. Khái quát cuối - Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Ý nghĩa bài thơ
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của
niềm khát khao giao cảm với đời.
- Liên hệ bản thân: thêm yêu mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. 3. Kết bài
- Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm.
- Đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một vị trí vẻ vang trong nền
thơ ca cổ điển Việt Nam. Mẫu 2
3. Phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật lớp 8 1, Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, chùm thơ thu 3 bài của ông, bài thơ Câu cá mùa thu.
- Khái quát nội dung bài thơ. - Trích dẫn bài thơ 2, Thân bài a. Khái quát đầu
- Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại
Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại
một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật.
Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét đặc trưng của thi pháp ấy .
- Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần
suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà.
Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc
Thu điếu , ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, quê
hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền
thống của văn học Trung đại Việt Nam.
- Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu
được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở
hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời, nước, gió,trúc – những thi liệu quen
thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển. b. Phân tích
Mục tiêu: Phân tích bài thơ để thấy bức tranh mùa thu tiêu biểu cho vùng quê Bắc Bộ.
- 6 câu đầu: là một bức tranh thu có màu sắc, đường nét, dáng hình: ao thu, nước,
thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh ngắt, ngõ trúc.
→ Bức tranh buồn, đẹp, tĩnh lặng, thanh bình, yên ả; nét đặc trưng của mùa thu là
bầu trời và chiếc lá vàng ( Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao; Da trời ai nhuộm mà
xanh ngắt); ngõ trúc là đặc trưng quê hương Hà Nam.
→ Tâm hồn nhạy cảm, tài năng quan sát thâu cảnh vật vào tâm hồn; từ ngữ gợi
cảm, tượng hình, từ láy; nghệ thuật đối câu 3,4, vần eo tài tình.
→ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình thiên nhiên, cảnh vật, gắn bó cuộc sống làng quê.
- Nhận xét của Xuân Diệu: cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao,
xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
- Hai câu cuối: người đi câu cá tư thế bất động chợt giật mình trở về thực tại; tâm sự
thầm kín nặng trĩu suy tư về quê hương đất nước, về trách nhiệm của bản thân đối
với quê hương đất nước, một nhân cách lớn; lòng đau đớn trước cảnh mất nước,
nhà tan; lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. c. Khái quát cuối - Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Ý nghĩa bài thơ
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của
niềm khát khao giao cảm với đời.
- Liên hệ bản thân: thêm yêu mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. 3. Kết bài
- Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm.
- Đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một vị trí vẻ vang trong nền
thơ ca cổ điển Việt Nam.
4. Viết bài văn phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
Mùa thu luôn là đề tài, là cảm hứng quen thuộc lâu đời của thơ ca. Quay ngược
bánh xe thời gian ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những
trang thơ của bao thế hệ. Trong kho tàng văn học dân tộc ta đã từng biết đến một
mùa thu ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, dào dạt và đượm buồn trong thơ Xuân
Diệu, một mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến. “Câu cá mùa thu” của
Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển
hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời
gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà 1884.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Đã mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu
nước trong veo có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian.
Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới lạnh lẽo
như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền câu tai liệu của nhung tây bé tẻo
teo tự bao giờ, gợi tả sự cô đơn. Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ âm điệu của vần thơ
cũng gợi ra sự hun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo). Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.
Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê
của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh.
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và
tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất
muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là
đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ.
Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy
mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả. Thuyền
câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy. Cũng chưa thấy cần thấy nhớ gì
cả. Người đi câu còn mải mê với trời nước của mùa thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng
biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí). Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ
khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp.
Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.
Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc" đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng
của mùa thu. “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương
xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo" trên mặt ao trong veo. Cái màu
vàng của mùa thu mà bao nhiêu thi nhân đã ngợi ca: Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô (Lưu Trọng Lư) Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê)
Và đây là chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu điếu” dưới ánh mắt
của Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ,
xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá
thu rơi...”. Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc.
Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi
bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của
sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ bay xoay xoay khẽ đưa vèo của chiếc lá thu. Chữ
vèo là một nhân tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ
lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: vèo trông lá rụng đầy sân (cảm thu, tiễn
thu). Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ
lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng
người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách
vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng
gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng
gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây? (Nhớ núi Đọi)
Rồi tác giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. “Ngõ trúc quanh co”,
đường làng quanh co thân thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong
thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh),
“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dầu cháy đốt ngay vẫn
thẳng”. Những nét trúc thẳng đốì lập với những nét quanh co của đường làng thật là
gợi cảm. Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách vắng teo”. Bức tranh thu đượm
buồn. Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng, đẹp, nhưng buồn. Sau
Nguyễn Khuyến, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng viết:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò (Đây mùa thu tới)
Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa:
“Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung ao nhỏ,
với chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì một cử
động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh: Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ba chữ “đ” (đâu, đớp, dộng) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiều xao
động trong lòng thật là tài tình. Có ý kiến cho rằng cử chỉ đi câu của Nguyễn Khuyến
giống với Khương Tử Nha và nhà bình luận đó hết lời ngợi ca cả hai ông. Không!
Nguyễn Khuyến đâu có còn chờ thời.
Nhà thơ chỉ muốn tan hòa vào thiên nhiên, vào non nước. Toàn bộ hình tượng thơ
“Thu điếu” đã sửa soạn cho thái độ này. Khung cảnh hẹp, làn ao nhỏ, chiếc thuyền
“bé tẻo teo”. Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần” hòa điệu với thiên nhiên, tan hòa
với non nước. Thế thì làm sao thái độ đi câu của Nguyễn Khuyến lại giống với thái
độ đi câu của Khương Tử Nha được? Còn đồng tình với ai đó là chuyện riêng. Tôi
đồng tình với Nguvễn Khuyến.Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn
Khuyến, nếu được chọn một bài thì đó là bài “Thu điếu”.
Bài thơ "Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước nhà. Bức tranh mùa thu
được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét gợi cảm. Nhạc điệu
cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên. Theo Xuân Diệu, cả bài
thơ không còn lép chữ nào. Thật là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ cũng
theo kịp cái tài. Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng cảnh, với non sông đất
nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảy mỗi tâm hồn Việt Nam.
5. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học bài thơ
thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật - Đào hoa thi
Năm nào cũng vậy, khi những gía lạnh cuối cùng vừa tan, hương vị đất mới còn
chưa thành hình hẳn mà chỉ phảng phất trên cành cây trước sân, trong đất nghe
như có tiếng cựa mình của những cỏ cây đang ở độ sung mãn nhất, chỉ còn chờ đủ
ngày rồi bung ra hàng loạt nụ tươi mơn mởn đầu đời, đó là thời khắc đất trời khẽ lay
mình chuẩn bị đón xuân sang. Cảm nhận được dư vị ngọt ngào, lắng đọng trong vẹn
nhất của vạn vật thời khắc ấy các thi nhân lại đắm mình cùng mình vần thơ long
lanh và Nguyễn Traĩ cũng thế. Ông gửi vào tiết Xuân bao say sưa, mơ hồ, bay bổng,
nhẹ tênh qua phút xuất thần với những câu thơ của “Đào hoa thi” khiến vạn người
hôm nay đọc mà vẫn trầm trồ, xao xuyến, thương mến không thôi:
Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,
Cành Xuân mơn mởn thấy Xuân cười.
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tiễn mùi hương dễ động người.
Ai có thể níu giữ thời gian, đông lại khoảnh khắc đẹp nhất của đời người, khóa kín
hơi thở vạn vật chẳng phôi phai? Chính bởi thế, thay vì luôn đau đáu kiếm tìm sợi
dậy trói buộc mọi cái đẹp ở đời Nguyễn Trãi lại thả hồn với mọi khoảnh khắc cuộc
sống ở hiện tại, để hít hà đầy đủ dư âm nhân gian, trân trọng những mĩ vị hàng ngày
được nhìn, ngắm, chẳng vậy mà xuân đến nhà thơ xốn xang khi thấy:
Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,
Cành Xuân mơn mởn thấy Xuân cười.
Âm vang cuộc sống, ánh nhìn lẽ đời bắt đầu dần lộ từ những con chữ nhỏ bé đầu
tiên cho chiếc chìa khóa khẽ vặn cách cửa của bước xuân sang nơi nhành đã hé
nở. Chẳng phải từng chùm, cả rừng, hay trải dài bạt ngàn hoa mà chỉ nhỏ nhắn góc
sân nhà “một đóa đào hoa” nhẹ nhàng, tinh khôi lung linh trong nắng thu hút ánh
nhìn của vạn vật. Phải chăng vì giờ đây thi nhân đang quan sát bước đi thời gian
của mùa xuân ngày ở chính nơi mình sống, trong căn nhà nhỏ, yên bình thế nên chỉ
mới kịp thấy hương vị đất mới cựa mình từ từ, chầm chậm qua những bông đào
phơn phớt đầu tiên, chứ chưa đủ rực rỡ chen nhau phủ kín cả bầu trời như giữa
Xuân. Cái gì đầu tiên, chớm hơi cũng đẹp, đáng chú ý, khiến người ta say mê, thế
nên viết về hoa đào cũng chẳng phải điều quá lạ lẫm trong thi ca, bởi trước đó Chế Lan Viên từng bộc bạch: Hoa đào trước ngõ em qua
Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa
Hay hiểu từng nụ xuân ấy với niềm ngưỡng mộ Lệ Bình nói: Hoa đào ưa rét Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say, Nắng pha chút gió
Có lẽ viết về cánh đào cũng nhiều, mượn hoa mà nói lòng người chẳng ít, song để
phô sự mơn mởn, đầy sức sống đến mức “tốt tươi” như Nguyễn Trãi thì không phải
nhà thơ nào cũng tinh tế mà khai phá ra. Và rồi nhìn một nhành hoa mà ta như cảm
thấy sự trỗi dậy, chen nhau đua nở giữa đất trời nhân gia, mở cả cánh cửa mùa
xuân đang thật lộng lẫy, sáng rực khiến lòng ta nao nao, mê đắm. Thế nhưng, cái
hay của Nguyễn Trãi không chỉ là ở cách khám phá từng giây phút “đáo đào” kia cựa
mình bung nở, biệt tài của ông còn được sử dụng khéo léo ở chỗ mượn hoa để nói
về người, chẳng thế mà ông đem nụ “cười” của “ Xuân” trao cho vạn vật khi thấy
“cành Xuân” kia đang tươi rói trước nắng mai. Phải chăng “Xuân” là gắn với hành
trình thời khắc bắt đầu năm mới, thế nên khi nó vừa chạm chân tới nhân gian chợt
gặp nhành hoa đào soi mình mở cánh trong nắng bất giác mà rộn niềm vui tươi, hé
nụ “cười”? Hay khi tiết trời cũng vừa thay áo mới, gió phơi phới tràn về trong không
gian làng quê nụ đào hôm qua còn chúm chím nay vì gặp được người tình mùa
xuân mà “mơn mởn” đầy tươi vui? Dù hiểu theo ý nào thì câu thơ cũng tràn ngập sự
quấn quý, giao hòa, đẹp đẽ, thơ mộng khiến ta bối rối, xốn xang không nguôi. Chẳng
thế mà, nhìn hoa Nguyễn Trãi còn nhờ đến người để mà gửi gắm qua biện pháp ẩn
dụ bóng dáng cười e lệ của nàng thiếu nữ mới đôi mươi, đẹp như cánh đào đang độ
hương sắc nhất cuộc đời, thấy Xuân về cũng ngượng ngùng, nép vào nhành hoa.
Do đó, chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế nên nền thiên nhiên mà giờ đây thi nhân
bỗng phút chốc làm sáng rực cả bầu trời không chỉ với sắc thắm của hoa mà còn là
sức sống “mơn mởn” của con người, hai cái đẹp cùng gặp nhau, đối diện ánh nhìn mà hòa hợp, hoan ca.
Nhắc đến mùa xuân mà quên đi những cơn gió đông nhè nhẹ, thổi luồng sinh khí
mới vào đất trời, hòa điệu khúc ca ngọt ngào cùng thiên nhiên thì thật có nhiều thiếu
sót. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã chắp bút thổi ngay làn gió đông tình tứ ấy vào
trang thơ một cách thật bất ngờ:
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tiễn mùi hương dễ động người.
Mỗi người nghệ sĩ đều sẽ mở ra thế giới tâm hồn mình bằng rất nhiều cánh cửa
khác nhau, để chạm vào trái tim bạn đọc, từ đó cùng họ khám phá thế giới. Và
Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài quy luật sáng tác thơ ca ấy, chẳng thế mà ông
đưa mỗ chúng ta tới cuộc đời qua hồn thơ của mình một cách thật ý vị mà khác biệt
với các thi nhân xưa. Chẳng thế mà, dù chung tâm tưởng, cảm hứng viết về cánh
hoa đào phảng phất trước gió đông Thôi Hộ đau đớn, giật mình trước nỗi bàng hoàng của sự chia xa:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Thì với tiếng thơ Ức Trai lại không như thế, hoa đào ấy phô mình trước cỏ cây cứ
thế long lanh, ửng hồng hãnh diện về thần sắc mà đất trời ban tặng, để rồi luồng gió
đông qua, rong chơi trước bao miền đất lạ cũng phải ngoái nhìn “ắt” hẳn nảy sinh
“cái tình” với vẻ đẹp mong manh kia. Thế nên, hoa cùng gió giờ đây như nhân hóa
thành những con người có tâm tư, tình cảm, biết tình tứ bén duyên, hay mượn cảnh
mà Nguyễn Trãi nói về lòng của chính thi sĩ, về tiếng say sưa trước người con gái
đẹp ẩn trong cánh hoa đào nghiêng mình trước mùa xuân kia, còn thi sĩ lại tựa con
gió “đông phong” nhè nhẹ đắm say bởi cái mĩ miều mà vạn vật đêm đến cũng như
cô thôn nữ trong trang thơ. Dù là cách hiểu nào, thì câu thơ cũng tràn đầu tình tứ, ý
vị sâu sa khiến ta cũng mỉm cười hạnh phúc bên vẻ mộng mơ cùng cái tinh tế, nhạy
cảm nơi tâm hồn nhà thơ. Ta còn hạnh phúc hơn, khi bắt gặp sự bất ngờ say mê
của gió đông kia ngay lập tức biến thành hành động khiến nó đưa mùi hương của
hoa lẫn vào không gian, ban cái đẹp lan tỏa khắp đất trời mà đánh thức vạn vật, làm
tỉnh cả mùa xuân, “động” lòng “người” trong bao chất ngất! Ý thơ, tình người từ đó
cũng chắp cánh bay lên, khiến bạn đọc thấy rõ tận cùng trái tim và tình yêu thiên
nhiên say đắm, trân quý cuộc sống một cách đáng trọng của thi nhân mà dù hôm
qua, hôm nay hay mai sau cũng đều sẽ còn sống mãi cùng tâm hồn ta.
Có thể nói, chỉ bằng bút phát tả cảnh ngụ tình, kết hợp vài đường nét bay bổng nhẹ
nhàng, điểm xuyết vào cảnh vật vô cùng tinh tế, đặc trưng của mùa xuân nơi bông
đào hé nụ, nhà thơ Nguyễn Trãi đã đem đến cho người đọc yêu thơ một bức tranh
tuyệt bích, hoàn mĩ về thiên nhiên và con người một cách đẹp đẽ. Chính vì thế, “Đào
hoa thi” dù không phải là một bài thơ nổi tiếng nhất của thi nhân, nhưng chắc chắc
sẽ là khúc tình ca ngọt ngào về đất trời mỗi độ xuân sang, đủ sức neo đậu nơi trái
tim mỗi chúng ta hôm nay và mãi mãi mai sau....
6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học bài thơ
thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, với
phong cách thơ rắn rỏi, mạnh mẽ. Với tài năng của mình bà được người đời mệnh
danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ
của bà. Qua hình ảnh bánh trôi nước nhà thơ đã kín đáo phản ánh thân phận nhỏ
bé, bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời
cũng nói lên phẩm giá cao đẹp của họ.
Bánh trôi nước là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đề tài và cảm hứng
sáng tác bài thơ bắt nguồn ngay trong chính những vấn đề đang tồn tại phổ biến
trong xã hội phong kiến: vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong XHPK
đương thời. Tuy vỏn vẹn bốn dòng thơ, hai mươi tám chữ nhưng đã khái quát một
cách sâu sắc, ẩn ý sâu sa để mỗi độc giả khi tìm đọc đều hình dung một cách chân
thực, rõ nét vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ khắc họa đặc điểm và quá trình làm bánh trôi: từ hình dáng, cấu tạo, đặc
điểm, tính chất, cách thức. Bánh trôi là thứ bánh được làm bằng bột nếp, đây là loại
bánh quen thuộc, dân giã ở đồng bằng Bắc Bộ. Bánh trôi hiện lên với vẻ ngoài đặc
trưng “trắng, tròn”, được nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả
táo, bọc lấy nhân bằng đường đen. Để làm chín, bánh được bỏ vào nồi khi nước
sôi, trải qua “chìm nổi”, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo
tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào
thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy
hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li. Khi để nguội, bánh ăn dẻo và rất
ngon. Theo quan niệm của ông cha ta, thì đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để
cúng tổ tiên vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Có thể thấy, hình tượng chiếc bánh
trôi “trắng, tròn”, dù trải qua “chìm nổi” hay phụ thuộc vào sự khéo léo của người
nặn nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh khiết, thuần túy là lớp nghĩa đầu tiên mà bài thơ muốn truyền tải.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng
cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình
cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc
bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói
lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
Bài thơ mở đầu với mô típ “thân em”- một mô tip quen thuộc mà ta thường gặp trong
ca dao than thân. Cũng giống như bao lời than trong ca dao, bài thơ mở đầu như
một lời tự bộc bạch, giới thiệu về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Trong hai câu thơ đầu tiên hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Bánh trôi - một thứ bánh quen thuộc, bình dị trong đời sống con người nhưng qua
con mắt tinh tế, tài quan sát nhạy bén thì thi sĩ Hồ Xuân Hương đã phát hiện ra
những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi đó và cuộc đời của người phụ nữ Việt
Nam thời phong kiến. Cả chiếc bánh trôi và người phụ nữ đều có vẻ bề ngoài rất
đẹp, tâm hồn thanh cao nhưng cuộc đời lại không may mắn, lại phải sống cuộc sống
chìm nổi, bấp bênh, không làm chủ được cuộc đời của mình. Từ “vừa” được nhắc
lại hai lần trong một câu thơ đã nhấn mạnh hơn về phẩm chất cũng như vẻ đẹp hình
thể của người phụ nữ. Với cách dùng từ khéo léo thì vẻ đẹp của người phụ nữ
không chỉ được thể hiện một cách rõ nét mà ta còn nhận thấy ở đó niềm tự hào, họ
rất ý thức về vẻ đẹp của bản thân mình. Trong văn học trung đại, người phụ nữ rất ít
khi mạnh dạn để nói lên vẻ đẹp của mình vậy mà trong thơ bà chúa thơ Nôm những
điều đó được nói lên một cách rất tự tin và mạnh bạo, đây chính là nét mới mẻ, độc
đáo trong thơ bà. Với ngoại hình đẹp và nhân phẩm như vậy đáng lẽ người phụ nữ
lại có cuộc sống ấm êm và hạnh phúc thế nhưng những bất công của xã hội phong
kiến xưa đã làm cho cuộc sống của họ không được như vậy. Hồ Xuân Hương đã
khéo léo đưa thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” vào câu thơ khiến ta hình dung
được cuộc sống bấp bênh, vô định, không biết đi đâu về đâu của người phụ nữ.
Cuộc đời của những người phụ nữ mới đáng thương biết bao nhiêu!
Chính vì cuộc đời gặp nhiều bất công, nhiều éo le ngang trái cho nên nữ sĩ đã thẳng
thắn thay lời người phụ nữ cất lên lời than thân đồng thời khẳng định tấm lòng thuỷ
chung, son sắt của người phụ nữ:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Câu thơ đã nói hình dạng chiếc bánh trôi tròn hay là méo là phụ thuộc vào bàn tay
của người nặn. Và người phụ nữ cũng vậy, cuộc sống hạnh phúc, hay bất hạnh là
phụ thuộc vào những người có quyền trong xã hội. Cặp từ “rắn – nát” được lên đầu
câu nhằm nhấn mạnh vào sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những
quy định khắt khe của xã hội cũ với quan niệm trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức
đã tước đi cuộc sống hạnh phúc, tự do của những người phụ nữ. Và Hồ Xuân
Hương cũng là một người chịu nhiều đắng cay, bất công như vậy: bà yêu Chiêu Hồ
nhưng tình cảm không được đền đáp, rồi lại làm vợ lẽ Tổng Cóc và làm lẽ Phủ Vĩnh
Tường. Bà đã có những câu thơ hay nói về thân phận của mình:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Cuộc đời của bà không chỉ bấp bênh, bảy nổi ba chìm mà còn chịu nhiều cay đắng
hơn bội phần. Hồ Xuân Hương thương cho số phận của mình, thương cho những
người có cùng cảnh ngộ như mình. Bằng những lời bộc bạch chân thành, tự nhiên
nữ sĩ đã nói lên những đau đớn, những uất ức chung của người phụ nữ. Từng câu
chữ ở trong câu thơ chính là lời phản kháng mạnh mẽ, lên án xã hội đầy rẫy những bất công.
Tuy cuộc sống nhiều đau khổ như vậy, nhưng họ vẫn luôn giữ cho mình phẩm chất
cao quý của người phụ nữ Việt Nam:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Nữ sĩ một lần nữa lồng ghép hình ảnh nhân của chiếc bánh trôi mang màu đỏ của
đường để làm tăng lên vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ luôn thủy chung. Đây là
câu thơ mang ý chính của toàn bài, mang ý nghĩa quan trọng nhất. Tấm lòng son sắt
như màu đỏ của dòng máu chảy trong người. Câu thơ vừa miêu tả được hình ảnh
chiếc bánh trôi nước vừa đề cao được vẻ đẹp cả bề ngoài lẫn phẩm giá bên trong
của người phụ nữ. Chỉ với những quan hệ từ “mặc dầu” ,”mà” Hồ Xuân Hương đã
diễn tả đầy đủ tinh thần của người phụ nữ vừa sẵn sàng đối mặt với những quan
niệm hà khắc của chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm giá cao đẹp của mình trong
bất kì hoàn kì hoàn cảnh nào. Sự thuỷ chung, phẩm giá, tài năng của họ vẫn giữ
trọn vẹn, sáng ngời như những hạt ngọc long lanh.
Bài thơ vẻn vẹn chỉ có bốn câu thơ bảy chữ ngắn gọn (thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật) với đề tài là một sự vật bình dị trong cuộc sống nhưng dưới ngòi bút tài
hoa của Hồ Xuân Hương đã mang đến nhiều vẻ đẹp khác biệt. Các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng linh hoạt: so sánh, đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng thành ngữ, nhiều
tính từ…đặc sắc, độc đáo diễn tả sâu sắc nội dung, để người đọc hình dung rõ hơn
về vẻ đẹp, số phận của những người phụ nữ. Chẳng hạn, việc Hồ Xuân Hương sử
dụng đảo ngữ trong thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”, tính từ, đảo ngữ “rắn - nát” đã
nhấn mạnh số phận bấp bênh, ngang trái, thân phận chìm nổi của người phụ nữ hay
việc nữ sĩ sử dụng hình ảnh ẩn dụ “tấm lòng son”, tính từ “trắng - tròn” giúp người
đọc hình dung rõ nét về vẻ đẹp của người phụ nữ: không chỉ đẹp đẽ, vẹn tròn về
hình thức mà còn sắt son, chung thủy trong phẩm chất. Bài thơ còn đặc sắc bởi
ngôn ngữ thơ bình dị, mang nhiều lớp nghĩa: lớp nghĩa tả thực và ẩn dụ càng cho
thấy tài năng điêu luyện của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bánh trôi nước là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng được viết bằng chữ Nôm đặc sắc
đã thể hiện rõ sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ VN, đồng
thời khẳng định: dù xã hội đầy rẫy những bất công, vùi dập người phụ nữ nhưng họ
vẫn luôn ý thức được giá trị của bản thân mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ta
ngưỡng mộ biết bao nhiêu tài năng kiệt xuất của nữ sĩ, thế hệ phụ nữ ngày hôm nay
càng phải biết phát huy được những phẩm chất tốt đẹp mà nhà thơ gửi gắm trong
những câu thơ đầy xúc động.
7. Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) 1. DÀN Ý CHI TIẾT MB
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Hạ Chi Trương (659-744) là một thi nhân nổi tiếng thời Đường với nhiều tác phẩm
tiêu biểu, trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm thơ thất ngôn tứ tuyệt “Hồi
hương ngẫu thư” hay “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Nêu ý kiến chung về bài thơ:
+ Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết về tình cảm quê hương đất nước được yêu thích
+ Bài thơ là lời tâm sự, là tiếng lòng man mác buồn của một người con xa xứ trở về
thăm quê, khi cảnh vật vẫn còn đấy nhưng người quen thì chẳng còn. TB
1. Giới thiệu khái quát về đề tài, thể thơ:
- Là một nhà văn sớm xa quê hương từ khi còn rất nhỏ, cuộc đời bôn ba, làm nhiều
chức quan to trong triều đình, đến cuối đời lại gặp khó khăn, về quê an hưởng tuổi
già. Trong chính tình huống trở về nơi chôn rau cắt rốn sau năm mươi năm xa cách
ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để tác giả viết bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” –
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã thể hiện nỗi nhớ
quê hương sâu nặng và cả sự buồn bã, tâm trạng đau thương, đau đớn, xót xa vì lại
trở thành người lạ ngay trên mảnh đất mình sinh thành của một người con xa xứ.
2. Phân tích đặc điểm về nội dung
a, Hai câu thơ đầu tái hiện câu chuyện hồi hương sau năm mươi năm xa cách của nhà thơ
* Câu thơ đầu mở ra hoàn cảnh về thăm quê éo le của tác giả
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”
(Khi đi trẻ, lúc về già)
- Câu thơ nêu lên nghịch cảnh khi ra đi chỉ mới đôi mươi, nhưng khi trở lại tuổi đã già
- Hai cặp từ đối “đi-về” và”trẻ-giả” càng cho ta thấy rõ sự khắc nghiệt của thời gian
có thể làm thay đổi mọi thứ
- Ẩn chứa nỗi niềm, tâm trạng buồn man mác vì đến lúc tuổi già, gần đất xa trời mới
được trở về quê hương thân yêu
- Tuy không có lời nào thể hiện hàm ý buồn thương, nhưng cách viết nhấn mạnh sự
đối lập khoảng thời gian cho người đọc thấy được nỗi tự trách, bận rộn một đời cho
đến tận khi tóc bạc mới ngậm ngùi trở về.
* Câu thơ thứ hai thể hiện tình yêu quê hương không đổi trong lòng tác giả
“Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
- Câu thơ tiếp tục sử dụng nghệ thuật đối: hương âm – mấm mao, vô cải – tồi nhấn
mạnh sự tương phản, đối lập giữa cái đổi thay và cái không đổi thay
- Đây như một lời khẳng định chắc nịch của tác giả: ngoại hình thay đổi, mái tóc bạc
phơ nhưng cái riêng, cái tinh tuý đặc trưng của mỗi vùng quê là giọng nói vẫn sẽ
không thay đổi. “Giọng quê” là dấu hiệu nhận diện đặc biệt, sâu sắc nhất
- Qua bao nhiêu năm, ngoại hình thay đổi, mái tóc đã bạc đi ít nhiều, nhưng cái hồn
quê vẫn còn thấm đượm trong giọng nói
Tình yêu quê hương, ý niệm hướng về quê hương luôn chất chứa trong lòng tác giả,
mặc dù tuổi đã cao, tóc đã bạc nhưng vẫn luôn nhớ đến và tìm về cội nguồn.
b, Hai câu thơ cuối: Niềm xót xa, tiếc nuối, ngậm ngùi của tác giả trước sự thay đổi của quê hương
“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai”
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở nơi nào tới chơi)
- Sự bàng hoàng pha lẫn chút nuối tiếc, nghẹn ngào của thi sĩ được thể hiện một
cách tinh tế trong hai câu thơ cuối bài
- Sau nhiều năm biền biệt xa xứ, khi trở về quê hương đã không còn ai nhận ra tác giả
- Câu hỏi có vẻ hóm hỉnh của đám trẻ thơ vô tình khắc sâu hơn vết thương lòng của
tác giả trên chính quê hương của mình
- Đây tựa như một nghịch lí, nhưng nó cũng là lẽ thường tình bởi thế hệ cùng chan
lứa với tác giả giờ mỗi người đã có một hướng đi riêng.
● Nỗi buồn khi đặt chân về quê hương mà không còn ai nhận ra mình.
● Khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả.
● Chất chứa tình yêu quê hương nên tác giả cũng mong muốn quê hương nhớ đến mình. 3. Mở rộng liên hệ:
- So sánh với tình yêu quê hương trong “Nước non ngàn dặm” của Tố Hữu:
Nửa đời, tóc ngả màu sương
Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê ....