-
Thông tin
-
Quiz
Viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm
Sưu tầm thông tin, hình ảnh và viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm (một sản phẩm nổi bật, một ngành kinh tế quan trọng,…) là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 11 Bài 21 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Liên Bang Nga (KNTT) 9 tài liệu
Địa Lí 11 343 tài liệu
Viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm
Sưu tầm thông tin, hình ảnh và viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm (một sản phẩm nổi bật, một ngành kinh tế quan trọng,…) là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 11 Bài 21 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chủ đề: Liên Bang Nga (KNTT) 9 tài liệu
Môn: Địa Lí 11 343 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 11
Preview text:
Viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga
Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành
nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng
giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như
thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang
trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế
kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau
đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ
trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với
các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt,
ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các
cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu
Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối
với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga
cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp.
Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào
chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu
đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp
đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất
lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám
sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng
cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các
công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò
động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”,
Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ
tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.