Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín Ngữ Văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín được tổng hợp dàn ý và các bài văn mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong
bài thơ Mùa xuân chín
1. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín 1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về câu thơ hoặc hình ảnh trong bài thơ "Mùa xuân chín" gợi cho em
nhiều ấn tượng và cảm xúc. 2. Thân đoạn:
- Ấn tượng của em khi đọc câu thơ hoặc hình ảnh đó là gì?
- Ý nghĩa câu thơ/ hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. 3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại ấn tượng của em về câu thơ/hình ảnh thơ trong bài "Mùa xuân chín".
2. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 1
Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Hình ảnh "làn
nắng ửng" gợi cho người đọc về một ngày mới bắt đầu bằng nắng sớm trong trẻo,
tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó,
"khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc
cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói
đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng
mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về
cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng
của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh
mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
3. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 2
Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân
xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn
nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn
Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ
miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại.
Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc
một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị
ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ
có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín"
ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử
luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt
như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân
tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì
đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức
về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực
nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.