-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
“Nhớ rừng” là một sáng tác nổi bật trong phong trào Thơ Mới của Thế Lữ. Bài thơ được viết với thể thơ tám chữ, ngắt nhịp và gieo vần một cách hoàn toàn tự do, không có quy luật nhất định nào giữa các khổ thơ, thể hiện rõ tư tưởng cởi mở, muốn phá tan gông xiềng của thi pháp trung đại của phong trào Thơ Mới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng lớp 9
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ 8 chữ Nhớ rừng
“Nhớ rừng” là một sáng tác nổi bật trong phong trào Thơ Mới của Thế Lữ. Bài thơ được viết
với thể thơ tám chữ, ngắt nhịp và gieo vần một cách hoàn toàn tự do, không có quy luật nhất
định nào giữa các khổ thơ, thể hiện rõ tư tưởng cởi mở, muốn phá tan gông xiềng của thi
pháp trung đại của phong trào Thơ Mới. Xuyên suốt bài thơ, là những cung bậc cảm xúc, suy
tư của chú hổ - một vị chúa sơn lâm đang rơi vào cảnh ngục tù. Trong quá khứ, con hổ ấy
từng là vua của rừng già, là nỗi khiếp sợ của rất nhiều những loài vật khác, nhưng giờ đây bị
xem là ngang hàng với lũ gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự, bị trở thành đồ chơi cho con người chỉ
trỏ. Điều đó khiến con hổ vô cùng đau khổ, nhục nhã và uất hận. Nó căm phẫn những kẻ
đẩy nó vào hoàn cảnh này, thù hằn những kẻ đang xem thường, cười cợt nó. Nhưng cùng với
những cảm xúc cực đoan ấy, con hổ còn chìm trong những tiếc nuối, nhớ mong, hoài niệm
day dứt về quá khứ huy hoàng trước đây. Một quá khứ mà nó được tự do chạy nhảy trong
rừng già - điều mà các anh em, tổ tiên của nó vẫn làm suốt bao đời nay. Hoàn cảnh đó của
con hổ, không chỉ đơn giản là một con thú bị nhốt trong sở thú. Mà trong bài thơ, Thế Lữ đã
mượn hình ảnh đó của nó để ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam ta dưới ách cai trị của thực dân
Pháp. Lúc đó, đất nước ta là một thuộc địa của thực dân, nhân dân ta là nô lệ của giặc
Pháp. Không có tự do, không có nhân quyền, người Việt ta bị đem ra làm trò mua vui, bị bóc
lột, đày đọa, đánh đập. Cũng như con hổ, người dân Việt bị giam trong đêm trường nô lệ
không biết lối thoát nằm ở đâu. Với những hình ảnh thiên nhiên tráng lệ, kỳ vĩ và bút pháp
miêu tả, khắc họa nội tâm con hổ một cách sâu sắc, tinh tế, Thế Lữ đã thành công đánh
thức những mong ước, khát vọng về tự do của những người đang phải sống kiếp nô lệ. Nhờ
đó, tác phẩm này đã gây nên tiếng vang lớn trên văn đàn lúc bấy giờ, không chỉ nhờ những
cải cách trong nghệ thuật mà còn nhờ ý nghĩa nội dung cao cả.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 2 Đang cập nhật…