Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một đoạn thơ trong văn bản "Lời tiễn dặn" đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một đoạn thơ trong văn bản "Lời tiễn dặn" đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc là tài liệu học tập mới nhất được biên soạn kĩ lưỡng, nhằm giúp các bạn học sinh học tập tốt môn Ngữ văn 11. 

1. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tin dn mu 1
Truyện thơ “Lời tiễn dặn” là câu chuyện cảm động về tình yêu son sắt,
mặn nồng của đôi lứa. Nổi bật trong tác phẩm là lời thề tình yêu giàu
hình ảnh của chàng trai dành cho cô gái:
"Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng m lau nở,
Đợi mùa nước đỏ về
Đợi chim tăng hót gọi
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già"
Mối tình của đôi lứa yêu nhau đã vượt qua cả giới hạn của không gian và
thời gian. Đứng trước cảnh biệt li, chàg trai càng khẳng định tình cảm
vũng bền của mình dù có phải chờ đợi. Tình yêu ta nối dài từ tháng
Năm lau nở” đến “mùa nước đỏ về” rồi mùa hè “chim tăng hót”.
Sự đối lập giữa các cột mốc thời gian mùa hạ” - “mùa đông”, “thời
trẻ” - “góa bụa về già” cùng điệp cấu trúc “Không lấy được nhau…. ta
lấy nhau…” đã thể hiện sự quyết tâm đến cùng, tìm mọi cách để được ở
bên người anh yêu. Điệp từ “Đợi” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ tựa
như nỗi nhớ và tình yêu cứ ngân lên không dứt. Bằng các hình ảnh thiên
nhiên phong phú và biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc tác giả dân gian đã
diễn tả một tình yêu cháy bỏng và cao cả vô cùng. Đây xứng đáng là một
trong những đoạn thơ hay nhất viết về tình yêu trong văn học Việt Nam.
2. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tin dn mu 2
Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của
chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất
cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh
đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này,
nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau
mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn
mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra
khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận
cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình
cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn
cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh
của chàng trai.
3. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tin dn mu 3
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật,
tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện
tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi
được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị
đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như
lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau
tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót
đi. Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao
mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”,
đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định
tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.
-----------------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

1. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tiễn dặn mẫu 1
Truyện thơ “Lời tiễn dặn” là câu chuyện cảm động về tình yêu son sắt,
mặn nồng của đôi lứa. Nổi bật trong tác phẩm là lời thề tình yêu giàu
hình ảnh của chàng trai dành cho cô gái:
"Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già"
Mối tình của đôi lứa yêu nhau đã vượt qua cả giới hạn của không gian và
thời gian. Đứng trước cảnh biệt li, chàg trai càng khẳng định tình cảm
vũng bền của mình dù có phải chờ đợi. Tình yêu ta nối dài từ “tháng
Năm lau nở” đến “mùa nước đỏ cá về” rồi mùa hè “chim tăng ló hót”.
Sự đối lập giữa các cột mốc thời gian “mùa hạ” - “mùa đông”, “thời
trẻ” - “góa bụa về già” cùng điệp cấu trúc “Không lấy được nhau…. ta
lấy nhau…” đã thể hiện sự quyết tâm đến cùng, tìm mọi cách để được ở
bên người anh yêu. Điệp từ “Đợi” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ tựa
như nỗi nhớ và tình yêu cứ ngân lên không dứt. Bằng các hình ảnh thiên
nhiên phong phú và biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc tác giả dân gian đã
diễn tả một tình yêu cháy bỏng và cao cả vô cùng. Đây xứng đáng là một
trong những đoạn thơ hay nhất viết về tình yêu trong văn học Việt Nam.
2. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tiễn dặn mẫu 2
Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của
chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất
cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh
đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này,
nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau
mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn
mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra
khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận
cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình
cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn
cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.
3. Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong Lời tiễn dặn mẫu 3
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật,
tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện
tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi
được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị
đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như
lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau
tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót
đi. Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao
mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”,
đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định
tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.
-----------------------------------------------------------