Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức nhé.
Preview text:
Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã
năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” Đoạn văn 1
Chiến tranh đã dần tước đi tất cả. Chiến tranh cũng đã khiến cho những đứa trẻ vỡ mộng
một cách tàn nhẫn, khi chúng đau đớn nhận ra rằng trò chơi giả trận chẳng hề giống như
những gì chúng vẫn luôn nghĩ đến. Chiến tranh cũng đã tác động sâu sắc đến nhận thức của
những đứa trẻ, khiến cho chúng như “đã già đi”, không còn giữ được sự ngây thơ, hồn
nhiên, mà nhìn cuộc đời bằng sự tiêu cực, trực diện với những chiều kích tăm tối của nó.
Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát
vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có
hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến). Hai
câu thơ cho thấy niềm khao khát của một đứa trẻ đã mất mẹ trong thời chiến thật ám ảnh, day dứt biết bao! Đoạn văn 2
Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi -
người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ.
Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của
những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến
tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như
bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối
đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương
bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân
xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại
mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp
đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc
nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.