Vùng văn hóa Tây Nguyên môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Gia Định
Vùng văn hóa Tây Nguyên môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
Hoàn cảnh địa lý – khí hậu:
+ Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh Gia Lai; Kom Tum; Đắk Lắk; Đắk Nông và
Lâm Đồng; nằm gọn trên vùng núi non và cao nguyên phía Tây Trung Bộ.
+ Ở đây tập trung gần 20 dân tộc thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: nhóm Môn-
Khơme và nhóm Mã Lai- Đa Đảo.
+ Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng
của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,
riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao. Không gian văn hóa
Đây là vùng văn hóa đặc sắc với những trường ca (khan, h’ămon). Những lễ hội đâm
trâu, với loại nhạc cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những
phức hợp âm thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên…
+ Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nghuyên đến
nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những
ngôi nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai,
Êdê, Mnông hướng về phía bắc nam để lấy ánh
sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương.
+ Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm
nét ở lê hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn
giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng
máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng chiêng...
+ Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể
hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡng voi, ở những
bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để
chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, lưu giữ
được truyền thống văn hóa bản địa
đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn
(mang tính chất hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng).
+ Giá trị vật thể trong văn hóa nghệ thuật Tây nguyên bao gồm nhạc khí, kiến trúc, hội họa trên các trang phục. + Giá trị phi vật thể:
Âm nhạc: Cồng chiêng, Đàn Tơ Rung, Đàn Krôngpút
Văn học dân gian: Trường ca mang tính sử thi VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
Hoàn cảnh địa lý – khí hậu:
+ Nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.
+ Với khí hậu hai mùa (khô – mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch.
+ Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên
và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông). Không gian văn hóa
Văn hoá Nam Bộ có nhiều nét riêng so với vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong
diễn trình lịch sử của văn hoá Việt Nam; lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc
người ở đây khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra nhanh
chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu; cả về lượng và chất; tạo cho vùng văn hoá Nam Bộ có những đặc thù riêng.
+ Mang đậm dấu ấn sông nước.
+ Đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa phương Tây.
+ Âm nhạc: Vọng cổ, cải lương, hát tài tử
+ Tôn giáo, tín ngưỡng khá đa dạng và có tính phức hợp.