Where IS THE Friend's HOME - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Where IS THE Friend's HOME - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen  và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

MÔN: LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH
WHERE IS THE FRIEND'S HOME? (Abbas Kiarostami, 1987)
Tựa gốc: Khane-ye doust kodjast?/تساجک تسود هناخ
Nước sản xuất: Iran
Diễn viên chính: Babek Ahmed Poor & Ahmed Ahmed Poor.
ĐẠO DIỄN:
Abbas Kiarostami là một đạo diễn không chọn hướng đi điện ảnh ngay từ đầu mà
ông học Mỹ thuật ở Đại học Tehran và sau đó, thường xuyên vẽ tranh minh họa, vẽ
áp-phích quảng cáo, bài trí, thiết kế đồ họa,... Công việc liên quan đến hội họa, tuy chỉ
để mưu sinh, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hình ảnh, màu sắc và
không gian trong phim của ông về sau.
Năm 1969, khi đã gần ba mươi tuổi, ông mới chính thức thử sức với điện ảnh khi
đang làm cho Trung tâm Phát triển tài năng thanh thiếu niên. Năm 1970, ông có phim
ngắn đầu tay Bread and Alley, và bốn năm sau là phim truyện dài đầu tiên, The
Traveler. Những trải nghiệm dạy học và tiếp xúc với trẻ em thật sự hữu ích bởi đó
không chỉ là đề tài, cốt truyện trong phim của ông mà đáng chú ý hơn, ông sẽ lấy trẻ
em làm nhân vật chính. Những đứa trẻ "nhà quê" nghèo khó, luôn tay luôn chân làm
việc nhà nhưng biết vâng lời, biết nghe thầy, ê a học bài trong những phòng học tồi
tàn, sẽ trở thành điểm nhấn riêng biệt, khó lẫn của Abbas Kiarostami, mà đáng kể
trước nhất, dĩ nhiên rồi, là Where Is the Friend's Home? (1987).
Cần dừng lại chốc lát về bối cảnh xã hội, văn hóa và điện ảnh Iran giai đoạn này để
hiểu rõ hơn sự lựa chọn đích đáng của Abbas Kiarostami. Là quốc gia có truyền thống
văn hóa, nghệ thuật lâu đời nhưng chính trị và tôn giáo, dù ở thời kì nào, mới thực sự
là những tác nhân chủ yếu làm nên một Iran phức tạp, biến động, kì lạ và bí ẩn. Điện
ảnh Iran không nằm ngoài bàn tay can thiệp, trực tiếp và thường xuyên, của chính trị,
tôn giáo và nếu nhìn rộng ra toàn thế giới, cũng ít có quốc gia nào mà điện ảnh lại lọt
vào tầm ngắm của các diễn ngôn chính trị và các định chế tôn giáo như thực tế đã,
đang diễn ra vài thập niên qua tại Iran.
Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran sau cải cách Hồi Giáo năm
1979 là sự xuất hiện của nhiều nhân vật chính là thiếu nhi trên phim . Những nhân vật
này đóng vai trò làm cái tôi thứ hai cho những người đạo diễn để nói lên sự vật lộn
của họ trong khuôn khổ xã hội. Đạo diễn Abbas Kiarostami nói:
"Nhân vật thiếu nhi trên phim được dùng để thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Iran
và vai trò của điện ảnh Iran trong việc phản ánh, tìm hiểu và hơn hết, đại diện cho con
người Iran. Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran là sự xuất hiện của
những đứa trẻ trong sáng và chăm chỉ để làm biểu tượng cho những ý tưởng trừu
tượng một cách thực tế."
Where Is The Friend’s Home là một trong những bộ phim của đạo diễn Abbas
Kiarostami lấy đề tài về con trẻ.
NỘI DUNG PHIM:
Where Is The Friend's Home, nằm trong bộ ba phim thời kỳ sau cải cách của đạo
diễn Kiarostami (Where is the Friend’s House?, Through the Olive Trees, và Life and
Nothing More), kể về câu chuyện và hành trình của Ahmed, một câu bé tiểu học tình
cờ cầm nhầm vở của một người bạn cùng lớp, vội vã và quyết tâm đem mang quyển
vở đó trả lại cho bạn, sợ bạn sẽ bị mắng.
PHÂN TÍCH:
Bộ phim trước hết là về cuộc sống của trẻ em Iran và điều kiện sống của các em
trong một thế giới khô cằn và đạo đức giả của người lớn. Con đường đi tìm nhà bạn
của Ahmed đầy rào cản và những sự cấm đoán và nghiệt ngã. Thế giới này tượng
trưng cho xã hội Iran sau cải cách - thiếu tự do và đầy giới hạn đặt lên từng người
dân. Sự ngặt nghèo trong thế giới của Ahmed thô sơ hơn, chỉ là một lời mắng mỏ của
mẹ hay sự thất vọng và đạo đức giả của thầy giáo, xong nó nói lên được sự mệt mỏi
và rệu rã của thế hệ đi trước đã biến thệ hệ trẻ theo sau thành nạn nhân của sự hà khắc
đó như thế nào. Khán giả thấy hình ảnh người mẹ của Ahmed, lúc nào cung tất bật với
công việc của mình và trách nhiệm với ba đứa con, khiến bà luôn rệu rã bơ phờ.
Người đàn ông làm cửa trong làng đắm chìm vào những giấc mơ về quá khứ hào
nhoáng mà chán ghét hiện tại. Người thầy giáo luôn luôn thất vọng với học sinh của
mình, nhưng đúng hơn là đang thất vọng với chính mình và sự lựa chọn của cuộc đời
mình. Thế giới của trẻ em trong Where is the Friend's Home trở nên ảm đạm bởi
chính sự hà khắc và rệu rã của thế hệ đi trước.
Bộ phim mang đậm chất thơ, với tựa phim dựa trên bài thơ của thi hào Iran, Sohrab
Sepehri:
The rider asked in the twilight “Where is the friend’s house?”
Heaven paused
The passerby bestowed the flood of light on his lips to darkness of sands
And pointed to a poplar and said:
“Near the tree
Is a garden-line greener than God’s dream?
Where love is bluer than the feathers of honesty
Walk to the end of the lane, which emerges from behind puberty
Then turn towards the flower of solitude
Two steps to the flower
Stay by the eternal mythological fountain of earth where a transparent fear will visit
you
In the flowing intimacy of the space you will hear a rustling sound
You will see a child
Who has ascended a tall plane tree to pick up chicks from the nest of light?
Ask him
Where is the friend’s house?
Chỉ dựa trên lời của bài thơ cũng đủ thấy con đường đến nhà bạn của Ahmed không
đơn giản: thiên đường cũng phải ngưng lại suy nghĩ truớc khi chỉ đường cho người đi,
và ngôi nhà của bạn dường như chỉ tồn tại trong một sự ảo ảnh không có thật.
Miêu tả sự cấm đoán và trắc trở, dạo diễn Kiarostami dùng hình ảnh cánh cửa và con
đường zigzag. Cửa sổ và cửa ra vào được sử dụng nhiều trong phim để nhấn mạnh sự
cầm tù, và ao ước được giải thoát. Cận cảnh đầu tiên của phim là hình ảnh cánh cửa
hé mở, không đóng, không mở hẳn, gợi ý một sự giam cầm và một cơ hội tự do. Con
đường zigzag minh hoạ một phần cho bài thơ miêu tả những ngóc ngách và ngã rẽ mà
Ahmed phải đi qua để đến được nhà bạn. Hình ảnh con đường trắc trở này được sử
dụng nhiều trong phim của Kiarostami (đặc biệt trong Taste of Cherry, The Wind Will
Carry Us, và Life and Nothing More...). Đến cuối con đường, giống như bài thơ,
Ahmed tìm được một ngôi nhà nhưng không tìm được người bạn.
Tương tự như cuộc hành trình của người kị sĩ trong bài thơ, cậu bé Ahmad, cũng
phải thông qua rất nhiều chỉ dẫn để hỏi đến nhà bạn. Trên con đường gian nan ấy, đạo
diễn Kiarostami đã ghi lại những nỗ lực bền bỉ không ngừng của cậu bé Ahmad, dù
cho không tìm được sự giúp sức (do thiếu sự lắng nghe) từ phía người lớn hay dù mọi
câu trả lời đều dẫn đến vô vọng, để người xem có thể thấy được câu chuyện rõ hơn từ
con mắt trẻ thơ, và cảm thông hơn với suy nghĩ của chúng.
Sở hữu một kịch bản đơn giản ngắn gọn chỉ xoay quanh việc cậu bé Ahmad 8 tuổi
cầm nhầm quyển vở của bạn mình trên lớp và quyết định đi một quãng đường dài qua
thị trấn cạnh bên để trả... chỉ vậy thôi, nhưng trên con đường đó không chỉ có sỏi đá,
không chỉ có bùn lầy mà còn chứa đựng những bài học cuộc đời đầy trân quý.
Ahmad chỉ mới 8 tuổi nhưng đã hiểu rõ những vấn đề một cách sâu xa, khác biệt
với những người lớn tại thị trấn. Cũng như mẹ cậu, bà phớt lờ những gì Ahmad nói và
chỉ tập trung vào công việc của mình, bà không cho Ahmad đi trả quyển vở cho bạn vì
nếu bạn của Ahmad có bị đuổi ra khỏi lớp thì cũng chẳng có ai trong gia đình bà thiệt
thòi. Ở đầu ngõ thì có hai cụ già chuyện trò cùng nhau về cách dạy trẻ, họ quan niệm
rằng đòn roi là cách dạy trẻ em nên người dễ dàng nhất và khiến chúng khắc cốt ghi
tâm. Còn người thợ làm cửa sổ thì mảy may xé mất tờ giấy trên quyển tập dù đó
không phải của mình...Ahmad đã ngược xuôi cả buổi chiều trên những con đường mà
cậu thường tới lui chỉ vì một mục đích không mang lợi về chính bản thân, thế đến
cuối cùng cậu cũng chẳng thể tìm được ngôi nhà của bạn... tưởng chừng tuyệt vọng,
tuy nhiên cậu đã giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình.
Ở “Where is the friend's home” không có những kỹ xảo điện ảnh đặc biệt, cũng
không có bối cảnh phim đẹp đẽ hay sang trọng và càng không có kịch bản dày cộm
với những tình tiết ly kỳ trong chuyến đi của Ahmad.
Cái hay của bộ phim lại không nằm ở những giá trị hữu hình, mà cốt lõi bên trong
nó là một tình yêu thương giữa những con người với nhau, một bài học giá trị về cuộc
đời song hành với những hàm ý chứa đầy chất thơ, chất nghệ thuật của một bộ phim
điện ảnh thuần tuý có sự riêng biệt không pha lẫn với bất kỳ bộ phim nào.
Đoạn kết đưa bộ phim thành một vòng tròn khép kín. Người xem lại quay trở về
cảnh mở đầu: Người thầy giáo bước vào và mở cửa sổ. Ahmed đến lớp ngay sau đó và
đưa cho Nematzadeh quyển vở bài tập và buổi học chuẩn bị lại bắt đầu. Điều gì đã
xảy ra từ mở đầu phim cho đến cuối phim? Dường như là không có gì. Ahmed đã trải
qua một cuộc hành trình gian khó để tìm ngôi nhà người bạn, tất cả nỗ lực của em đều
không thay đổi được sự luẩn quẩn của cuộc sống cũng như hoàn cảnh sống. Đây là
một hình ảnh ẩn dụ cho sự không thành của những nỗ lực con người vật lộn để đạt
được một điều gì đó, để thay đổi cuộc sống. Cái hay của bộ phim lại không nằm ở
những giá trị hữu hình, mà cốt lõi bên trong nó là một tình yêu thương giữa những
con người với nhau, một bài học giá trị về cuộc đời song hành với những hàm ý chứa
đầy chất thơ, chất nghệ thuật của một bộ phim điện ảnh thuần tuý có sự riêng biệt
không pha lẫn với bất kỳ bộ phim nào.
Đạo diễn của phim Abbas Kiarostami là người Iran, chủ nhân của Cành cọ vàng
năm 1997 cùng nhiều bộ phim nhân văn khác - qua đời ngày 4-7 tại bệnh viện ở Paris
(Pháp) vì ung thư, thọ 76 tuổi. Đây là người đã đem hình ảnh Iran ra với điện ảnh thế
giới, người mà khi mất đi, nhân dân Iran đã đưa tiễn ông với vị thế như những người
anh hùng dân tộc. Đạo diễn Abbas Kiarostami vốn nổi danh về phong cách làm phim
thực tế song chứa đầy chất thơ và ngụ ngôn về các vấn đề xã hội và triết học. Ông là
một trong những người tiên phong, dẫn đầu trong nền điện ảnh Iran sau cách mạng
(sau năm 1979).
| 1/4

Preview text:

MÔN: LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH
WHERE IS THE FRIEND'S HOME? (Abbas Kiarostami, 1987)
Tựa gốc: Khane-ye doust kodjast?/تساجک تسود هناخ Nước sản xuất: Iran
Diễn viên chính: Babek Ahmed Poor & Ahmed Ahmed Poor. ĐẠO DIỄN:
Abbas Kiarostami là một đạo diễn không chọn hướng đi điện ảnh ngay từ đầu mà
ông học Mỹ thuật ở Đại học Tehran và sau đó, thường xuyên vẽ tranh minh họa, vẽ
áp-phích quảng cáo, bài trí, thiết kế đồ họa,... Công việc liên quan đến hội họa, tuy chỉ
để mưu sinh, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hình ảnh, màu sắc và
không gian trong phim của ông về sau.
Năm 1969, khi đã gần ba mươi tuổi, ông mới chính thức thử sức với điện ảnh khi
đang làm cho Trung tâm Phát triển tài năng thanh thiếu niên. Năm 1970, ông có phim
ngắn đầu tay Bread and Alley, và bốn năm sau là phim truyện dài đầu tiên, The
Traveler. Những trải nghiệm dạy học và tiếp xúc với trẻ em thật sự hữu ích bởi đó
không chỉ là đề tài, cốt truyện trong phim của ông mà đáng chú ý hơn, ông sẽ lấy trẻ
em làm nhân vật chính. Những đứa trẻ "nhà quê" nghèo khó, luôn tay luôn chân làm
việc nhà nhưng biết vâng lời, biết nghe thầy, ê a học bài trong những phòng học tồi
tàn, sẽ trở thành điểm nhấn riêng biệt, khó lẫn của Abbas Kiarostami, mà đáng kể
trước nhất, dĩ nhiên rồi, là Where Is the Friend's Home? (1987).
Cần dừng lại chốc lát về bối cảnh xã hội, văn hóa và điện ảnh Iran giai đoạn này để
hiểu rõ hơn sự lựa chọn đích đáng của Abbas Kiarostami. Là quốc gia có truyền thống
văn hóa, nghệ thuật lâu đời nhưng chính trị và tôn giáo, dù ở thời kì nào, mới thực sự
là những tác nhân chủ yếu làm nên một Iran phức tạp, biến động, kì lạ và bí ẩn. Điện
ảnh Iran không nằm ngoài bàn tay can thiệp, trực tiếp và thường xuyên, của chính trị,
tôn giáo và nếu nhìn rộng ra toàn thế giới, cũng ít có quốc gia nào mà điện ảnh lại lọt
vào tầm ngắm của các diễn ngôn chính trị và các định chế tôn giáo như thực tế đã,
đang diễn ra vài thập niên qua tại Iran.
Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran sau cải cách Hồi Giáo năm
1979 là sự xuất hiện của nhiều nhân vật chính là thiếu nhi trên phim . Những nhân vật
này đóng vai trò làm cái tôi thứ hai cho những người đạo diễn để nói lên sự vật lộn
của họ trong khuôn khổ xã hội. Đạo diễn Abbas Kiarostami nói:
"Nhân vật thiếu nhi trên phim được dùng để thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Iran
và vai trò của điện ảnh Iran trong việc phản ánh, tìm hiểu và hơn hết, đại diện cho con
người Iran. Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran là sự xuất hiện của
những đứa trẻ trong sáng và chăm chỉ để làm biểu tượng cho những ý tưởng trừu
tượng một cách thực tế."
Where Is The Friend’s Home là một trong những bộ phim của đạo diễn Abbas
Kiarostami lấy đề tài về con trẻ. NỘI DUNG PHIM:
Where Is The Friend's Home, nằm trong bộ ba phim thời kỳ sau cải cách của đạo
diễn Kiarostami (Where is the Friend’s House?, Through the Olive Trees, và Life and
Nothing More), kể về câu chuyện và hành trình của Ahmed, một câu bé tiểu học tình
cờ cầm nhầm vở của một người bạn cùng lớp, vội vã và quyết tâm đem mang quyển
vở đó trả lại cho bạn, sợ bạn sẽ bị mắng. PHÂN TÍCH:
Bộ phim trước hết là về cuộc sống của trẻ em Iran và điều kiện sống của các em
trong một thế giới khô cằn và đạo đức giả của người lớn. Con đường đi tìm nhà bạn
của Ahmed đầy rào cản và những sự cấm đoán và nghiệt ngã. Thế giới này tượng
trưng cho xã hội Iran sau cải cách - thiếu tự do và đầy giới hạn đặt lên từng người
dân. Sự ngặt nghèo trong thế giới của Ahmed thô sơ hơn, chỉ là một lời mắng mỏ của
mẹ hay sự thất vọng và đạo đức giả của thầy giáo, xong nó nói lên được sự mệt mỏi
và rệu rã của thế hệ đi trước đã biến thệ hệ trẻ theo sau thành nạn nhân của sự hà khắc
đó như thế nào. Khán giả thấy hình ảnh người mẹ của Ahmed, lúc nào cung tất bật với
công việc của mình và trách nhiệm với ba đứa con, khiến bà luôn rệu rã bơ phờ.
Người đàn ông làm cửa trong làng đắm chìm vào những giấc mơ về quá khứ hào
nhoáng mà chán ghét hiện tại. Người thầy giáo luôn luôn thất vọng với học sinh của
mình, nhưng đúng hơn là đang thất vọng với chính mình và sự lựa chọn của cuộc đời
mình. Thế giới của trẻ em trong Where is the Friend's Home trở nên ảm đạm bởi
chính sự hà khắc và rệu rã của thế hệ đi trước.
Bộ phim mang đậm chất thơ, với tựa phim dựa trên bài thơ của thi hào Iran, Sohrab Sepehri:
The rider asked in the twilight “Where is the friend’s house?” Heaven paused
The passerby bestowed the flood of light on his lips to darkness of sands
And pointed to a poplar and said: “Near the tree
Is a garden-line greener than God’s dream?
Where love is bluer than the feathers of honesty
Walk to the end of the lane, which emerges from behind puberty
Then turn towards the flower of solitude Two steps to the flower
Stay by the eternal mythological fountain of earth where a transparent fear will visit you
In the flowing intimacy of the space you will hear a rustling sound You will see a child
Who has ascended a tall plane tree to pick up chicks from the nest of light? Ask him Where is the friend’s house?
Chỉ dựa trên lời của bài thơ cũng đủ thấy con đường đến nhà bạn của Ahmed không
đơn giản: thiên đường cũng phải ngưng lại suy nghĩ truớc khi chỉ đường cho người đi,
và ngôi nhà của bạn dường như chỉ tồn tại trong một sự ảo ảnh không có thật.
Miêu tả sự cấm đoán và trắc trở, dạo diễn Kiarostami dùng hình ảnh cánh cửa và con
đường zigzag. Cửa sổ và cửa ra vào được sử dụng nhiều trong phim để nhấn mạnh sự
cầm tù, và ao ước được giải thoát. Cận cảnh đầu tiên của phim là hình ảnh cánh cửa
hé mở, không đóng, không mở hẳn, gợi ý một sự giam cầm và một cơ hội tự do. Con
đường zigzag minh hoạ một phần cho bài thơ miêu tả những ngóc ngách và ngã rẽ mà
Ahmed phải đi qua để đến được nhà bạn. Hình ảnh con đường trắc trở này được sử
dụng nhiều trong phim của Kiarostami (đặc biệt trong Taste of Cherry, The Wind Will
Carry Us, và Life and Nothing More...). Đến cuối con đường, giống như bài thơ,
Ahmed tìm được một ngôi nhà nhưng không tìm được người bạn.
Tương tự như cuộc hành trình của người kị sĩ trong bài thơ, cậu bé Ahmad, cũng
phải thông qua rất nhiều chỉ dẫn để hỏi đến nhà bạn. Trên con đường gian nan ấy, đạo
diễn Kiarostami đã ghi lại những nỗ lực bền bỉ không ngừng của cậu bé Ahmad, dù
cho không tìm được sự giúp sức (do thiếu sự lắng nghe) từ phía người lớn hay dù mọi
câu trả lời đều dẫn đến vô vọng, để người xem có thể thấy được câu chuyện rõ hơn từ
con mắt trẻ thơ, và cảm thông hơn với suy nghĩ của chúng.
Sở hữu một kịch bản đơn giản ngắn gọn chỉ xoay quanh việc cậu bé Ahmad 8 tuổi
cầm nhầm quyển vở của bạn mình trên lớp và quyết định đi một quãng đường dài qua
thị trấn cạnh bên để trả... chỉ vậy thôi, nhưng trên con đường đó không chỉ có sỏi đá,
không chỉ có bùn lầy mà còn chứa đựng những bài học cuộc đời đầy trân quý.
Ahmad chỉ mới 8 tuổi nhưng đã hiểu rõ những vấn đề một cách sâu xa, khác biệt
với những người lớn tại thị trấn. Cũng như mẹ cậu, bà phớt lờ những gì Ahmad nói và
chỉ tập trung vào công việc của mình, bà không cho Ahmad đi trả quyển vở cho bạn vì
nếu bạn của Ahmad có bị đuổi ra khỏi lớp thì cũng chẳng có ai trong gia đình bà thiệt
thòi. Ở đầu ngõ thì có hai cụ già chuyện trò cùng nhau về cách dạy trẻ, họ quan niệm
rằng đòn roi là cách dạy trẻ em nên người dễ dàng nhất và khiến chúng khắc cốt ghi
tâm. Còn người thợ làm cửa sổ thì mảy may xé mất tờ giấy trên quyển tập dù đó
không phải của mình...Ahmad đã ngược xuôi cả buổi chiều trên những con đường mà
cậu thường tới lui chỉ vì một mục đích không mang lợi về chính bản thân, thế đến
cuối cùng cậu cũng chẳng thể tìm được ngôi nhà của bạn... tưởng chừng tuyệt vọng,
tuy nhiên cậu đã giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình.
Ở “Where is the friend's home” không có những kỹ xảo điện ảnh đặc biệt, cũng
không có bối cảnh phim đẹp đẽ hay sang trọng và càng không có kịch bản dày cộm
với những tình tiết ly kỳ trong chuyến đi của Ahmad.
Cái hay của bộ phim lại không nằm ở những giá trị hữu hình, mà cốt lõi bên trong
nó là một tình yêu thương giữa những con người với nhau, một bài học giá trị về cuộc
đời song hành với những hàm ý chứa đầy chất thơ, chất nghệ thuật của một bộ phim
điện ảnh thuần tuý có sự riêng biệt không pha lẫn với bất kỳ bộ phim nào.
Đoạn kết đưa bộ phim thành một vòng tròn khép kín. Người xem lại quay trở về
cảnh mở đầu: Người thầy giáo bước vào và mở cửa sổ. Ahmed đến lớp ngay sau đó và
đưa cho Nematzadeh quyển vở bài tập và buổi học chuẩn bị lại bắt đầu. Điều gì đã
xảy ra từ mở đầu phim cho đến cuối phim? Dường như là không có gì. Ahmed đã trải
qua một cuộc hành trình gian khó để tìm ngôi nhà người bạn, tất cả nỗ lực của em đều
không thay đổi được sự luẩn quẩn của cuộc sống cũng như hoàn cảnh sống. Đây là
một hình ảnh ẩn dụ cho sự không thành của những nỗ lực con người vật lộn để đạt
được một điều gì đó, để thay đổi cuộc sống. Cái hay của bộ phim lại không nằm ở
những giá trị hữu hình, mà cốt lõi bên trong nó là một tình yêu thương giữa những
con người với nhau, một bài học giá trị về cuộc đời song hành với những hàm ý chứa
đầy chất thơ, chất nghệ thuật của một bộ phim điện ảnh thuần tuý có sự riêng biệt
không pha lẫn với bất kỳ bộ phim nào.
Đạo diễn của phim Abbas Kiarostami là người Iran, chủ nhân của Cành cọ vàng
năm 1997 cùng nhiều bộ phim nhân văn khác - qua đời ngày 4-7 tại bệnh viện ở Paris
(Pháp) vì ung thư, thọ 76 tuổi. Đây là người đã đem hình ảnh Iran ra với điện ảnh thế
giới, người mà khi mất đi, nhân dân Iran đã đưa tiễn ông với vị thế như những người
anh hùng dân tộc. Đạo diễn Abbas Kiarostami vốn nổi danh về phong cách làm phim
thực tế song chứa đầy chất thơ và ngụ ngôn về các vấn đề xã hội và triết học. Ông là
một trong những người tiên phong, dẫn đầu trong nền điện ảnh Iran sau cách mạng (sau năm 1979).