-
Thông tin
-
Quiz
Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và giải quyết tranh chấp biển Đông trong tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Sinh thời, khi trò chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và giải quyết tranh chấp biển Đông trong tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Sinh thời, khi trò chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và giải quyết
tranh chấp biển Đông trong tình hình mới
Sinh viên: Nguyễn Xuân Ly
Mã số sinh viên: 2156070039 Lớp GDQP&AN: 12
Lớp: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ K41 2
Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC 3
XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, khi trò chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền
biển, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đồng bằng là nhà, mà
biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian
tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải
biết giáo dục cho đồng bào biết để bảo vệ bờ biển...” Đây như
một lời căn dặn, nguồn động viên to lớn cổ vũ tinh thần yêu
nước của các chiến sĩ cũng như đồng bào cả nước cùng nhau giữ
gìn, xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng biển đảo quốc gia như giữ cửa nhà mình.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 311
Tuy là một nước nhỏ với diện tích đất liền là 331.689 km2
nhưng Việt Nam có 4.550 km đường biên giới trong đó đường bờ
biển dài khoảng 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ
27 về chiều dài bờ biển trong tổng số 157 nước ven biển và
vùng lãnh thổ ven biển của thế giới. (slide bài giảng)
Có thể nói, biển đảo vai trò quan trọng gắn bó mật thiết
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ lịch sử ngàn
năm đến hiện tại và cả tương lai. Đây là cửa ngõ giao lưu giữa
các vùng miền của đất nước, với các nước trong khu vực và quốc
tế, là nơi cung cấp nhiều nguồn tài nguyên quý giá, chứa đựng 4
tiềm năng kinh tế lớn, và đặc biệt có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, đầu tư phát
triển kinh tế biển, củng cố quốc phòng - an ninh trên biển trong
bất cứ thời kỳ hay giai đoạn nào. Nhất là trong thời bình hiện
nay với diễn biến phức tạp mang tính thời sự quốc tế chứa đựng
những khó khăn, thách thức; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền
biển đảo, biên giới quốc gia giữa các nước diễn ra chứa đựng
nhiều nguy cơ gây xung đột, mất ổn định thì vấn đề đó lại càng
trở nên nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết trong đó có
tranh chấp biển Đông tại Việt Nam. Đây không phải là một vấn
đề mới nhưng nó như một hồi chuông cảnh tỉnh, hối thúc cần có
những hành động, biện pháp khẩn trương nhằm bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Vì vậy, việc chọn đề tài “Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển
đảo Việt Nam và giải quyết tranh chấp biển Đông trong tình
hình mới” làm bài tiểu luận để kết thúc học phần một đường lối
quốc phòng và an ninh có ý nghĩa, giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn, bên cạnh đó tìm
kiếm những giải pháp hiệu quả với mong muốn có thể vận dụng
chúng vào việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền Biển, đảo quốc
gia Việt Nam, giải quyết bài toán “tranh chấp biển Đông” trong tình hình mới.
2.2. Đối tượng nghiên cứu 5
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu một cách khái quát nhất
về những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo quốc gia
Việt Nam và vấn đề liên quan đến tranh chấp biển Đông chủ yếu
ở tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2.3. Phạm vi nghiên cứu -
Nghiên cứu về vấn đề tranh chấp biển Đông, xây dựng và
bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới,
chủ yếu liên quan Hoàng Sa, Trường Sa. -
Các số liệu, hình ảnh minh chứng trong bài tiểu luận
được sử dụng trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2018 đến năm 2021).
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp, phân
tích, đọc tài liệu, thu thập thông tin và đi đến tóm tắt kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhằm tạo sự
chặt chẽ cho luận điểm được trình bày.
4. Kết cấu của bài tiểu luận
Như theo yêu cầu chung, bài tiểu luận gồm có các phần: mở
đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó
phần nội dung được chia thành ba ý với các mục lớn nhỏ tương ứng với từng ý. Phần 2: NỘI DUNG
1. Những lý luận về chủ quyền biển đảo quốc gia
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành:
lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng, họ gắn bó với nhau 6
bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ
viết qua một quá trình lịch sử.
- Vùng đất quốc gia (kể cả đảo và quần đảo) bao gồm toàn
bộ phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, quần đảo
thuộc chủ quyền một quốc gia.
- Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên đất liền,
đảo, quần đảo, nội thủy và lãnh hải; là bộ phận cấu thành lãnh
thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó.
- Vùng biển quốc gia là một phạm vi không gian trên biển, có
ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp
luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hay đa
phương, vùng biển quốc gia bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập,
toàn vẹn và đầy đủ trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư
pháp của 1 quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu
của một quốc gia độc lập. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền
quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh
thổ của mình. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm
phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
1.2. Khái quát về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam 7
- Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền
quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu với quốc tế,
gắn bó cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là
địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến
phòng thủ hướng đông của đất nước giúp kiểm soát việc tiếp
cận lãnh thổ trên đất liền. Bởi vậy, xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt
Nam, tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh, bảo vệ hòa bình của đất nước.
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-
diem/-/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-ve-chu-quyen- bien-ao-cua-t
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982:
Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần
diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng
biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo
xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo
chiều dài bờ biển của đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng
như một tuyến phòng thủ để bảo về sườn phía Đông đất nước.
- Việt Nam có 5 vùng biển:
1. Nội thủy: Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường
cơ sở và được coi như là lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ
quyền toàn vẹn của quốc gia Việt Nam. 8
2. Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia ven biển.
3.Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía
ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng
tiếp giáp lãnh hải nhằm bảo vệ an ninh, ngăn ngừa và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, về di cư, xuất
nhập cảnh trên lãnh thổ hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền với
lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều
rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
5. Thềm lục địa: thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa, mở rộng ra ngoài lãnh
hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; khi bờ ngoài của
rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục
địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý tính từ đường cơ sở đó.
https://www.hocvienhaiquan.edu.vn/tin-tuc/khai-quat-ve- bien-dao-viet-nam
https://clbvihoangsatruongsathanyeu.com/gioi-thieu/thong-
tin-chung-ve-hsts/98-khai-quat-ve-bien-dao-viet-nam-va-2-quan- dao-hoang-sa-truong-sa.html 9
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là những
biện pháp thuộc công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ quốc gia. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta, là yếu tố quan trọng giúp đất nước phát triển bền
vững đặc biệt trong tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến phức tạp, khó lường.
1.3. Khái quát về biển Đông
- Biển Đông nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, là biển nửa kín
ven lục địa, có diện tích gần 3,5 triệu km2 (gấp 8 lần diện tích
biển Đen; gấp 1,2 lần Địa Trung Hải), dài khoảng 1.900 hải lý,
rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét.
- Biển Đông có hai vịnh lớn: vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, ba
quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo
lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc
gia phần còn lại đi qua eo biển Basi vào Thái Bình Dương và qua
eo biển Malacca vào Ấn Độ Dương.
http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/khai-quat-ve-
bien-dong-va-vung-bien-viet-nam/3213.html
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan
trọng đối với đất nước ta: nằm giữa Biển Đông, nơi có những
tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua, là
những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn đông của đất nước, cũng như
các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, chứa nhiều khoáng
sản phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí.
Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 hòn đảo, đá, cồn, san hô,
đá ngầm, đá cạn; diện tích khoảng 10 km2 và đảo lớn
nhất là đảo Phú Lâm (1,5 km2) 10
Quần đảo Trường Sa gồm 100 hòn đảo, đá, cồn, san hô,
bãi cát; cách Cam Ranh 248 hải lý, cách Phú Quý 203
hải lý; diện tích nổi của quần đảo khoảng 3km2, trong
đó đảo rộng nhất là đảo Ba Bình (0,5 km2)
- Không chỉ là một trong số 10 tuyến đường hảng hải lớn
nhất trên thế giới; nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung
Hải); Biển Đông còn là một trong bốn khu vực biển trên thế giới
còn dầu khí, có vai trò đặc biệt cho sự phát triển của các nước
trong khu vực. Bởi vậy, Biển Đông chiếm một vị thế lớn về
phương diện kinh tế, giao thông hàng hải, chính trị quân sự cũng
như an ninh quốc phòng. Đây là một trong 380 biển trên thế giới
và có vị trí, vai trò chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới.
2. Thực trạng tranh chấp trên biển Đông và vấn đề xây
dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia Việt Nam trong tình hình mới
2.1. Thực trạng tranh chấp trên biển Đông 2.1.1.
Hiện trạng tranh chấp giữa các bên trên biển Đông
- Những giá trị, tiềm năng phát triển dồi dào từ Biển Đông
đem lại chính là mục tiêu, động lực mà các nước lớn hay nhỏ
cũng đều muốn hướng tới nhằm thu lợi cho quốc gia mình. Biển
Đông có 2 loại tranh chấp: chủ quyền lãnh thổ và xác định ranh
giới chồng lấn (phân định biển).
Về chủ quyền lãnh thổ Quần đảo Hoàng Sa: tranh chấp Việt Nam và Trung Quốc.
Về vùng biển: địa lý Việt Nam có chồng lấn với Trung
Quốc trong Vịnh Bắc bộ và cửa Vịnh Bắc Bộ; 11
Campuchia, Malaysia, Thái Lan trong Vịnh Thái Lan;
Indonexia phía nam Biển Đông.
- Trong thực tế, không chỉ mình Việt Nam đưa ra tuyên bố
chủ quyền với các quần đảo trên biển Đông mà các quốc gia
như Trung Quốc, Malaysia, Philipines, Đài loan, Brunei cũng có
những yêu sách riêng biệt:
Trung Quốc: đánh chiếm 7 hòn đảo, đá.
Đài Loan: Cũng như Trung Quốc, Đài Loan dựa trên mối
quan hệ lịch sử lâu dài với các đảo để tuyên bố chủ
quyền, chiếm đóng đảo Ba Đình năm 1947, cắm mốc
Bãi cạn Bàn Than năm 2003.
Mailaysia: Chiếm đóng 7 đảo.
Philipines: Chiếm đóng 9 đảo.
Brunei: Dù chưa chính thức đòi hỏi chủ quyền song
quốc gia này vẫn đưa một số yêu sách chủ quyền.
Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 hòn đảo
(gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm cùng 33 điểm đóng quân) 2.1.2.
Tình hình căng thẳng ở biển Đông gần đây
- Trong bối cảnh hiện nay, với những gì đang diễn ra trên
thực địa ở Biển Đông, chúng ta có thể thấy một số hành động
của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông gây xôn xao dư luận
quốc tế và khu vực như việc ngăn cản các hoạt động trên biển
của Việt Nam bằng cách hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
sử dụng vòi rồng, chủ động đâm vào các tàu Cảnh sát Biển và
kiểm ngư Việt Nam ngăn cản các tàu của chúng ta đang thực 12
hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển khiến nhiều bộ phận trên tàu
bị hư hỏng nặng; sẵn sàng dùng tàu vây ép, đâm va dùng vòi
rồng tấn uy hiếp không có ngư dân khai thác hải sản, dùng tàu
cá bám sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật
dụng khác gây cản trở cho tàu kiểm ngư.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-tiep-tuc-phun-
voi-rong-va-dam-vao-tau-viet-nam-1402473315.htm
- Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò xâm nhập vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nơi ta đang thực
hiện các hoạt động dầu khí của mình, trước hết nhằm ngăn cản
các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của ta, sau là phản
đối, đe dọa Việt Nam cùng các đối tác nước ngoài thăm dò và
khai thác dầu khí ở khu vực này. Có thể thấy, Trung Quốc đang
ráo riết triển khai việc khai thác dầu khí ở Biển Đông mà Trung
Quốc đã từng tuyên bố nguồn tài nguyên dầu khí của Trung
Quốc tại Biển Đông “đang bị các quốc gia khác chiếm đoạt, vơ
vét và Trung Quốc cần phải giành lại”. Đây là một hành động vô
lí, ngang ngược, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền biển
đảo Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình an ninh khu vực.
https://laodong.vn/thoi-su/trung-quoc-ngan-can-viet-nam-
tham-do-dau-khi-la-vo-ly-ngang-nguoc-746152.ldo
https://canhsatbien.vn/portal/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-
su-kien-hai-duong-981-va-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh- bao-ve-chu-quyen-bien-dao 13
- Vừa qua, Trung Quốc đưa ra tuyên bố lệnh cấm đánh bắt
trên Biển Đông bắt đầu từ ngày 1/5 - 16/8/2021 từ vĩ tuyến 12
độ trở lên phía Bắc bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam cũng như là một phần vùng đặc quyền kinh tế. Có thể
nói, đây là một quy chế đơn phương của Trung Quốc, xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam, trái với luật pháp quốc tế, trái với các
tuyên bố và thỏa thuận giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN về Biển Đông.
https://vov.vn/kinh-te/phan-doi-lenh-cam-danh-bat-ca-
ngang-nguoc-cua-trung-quoc-855082.vov
- Tuy phải chịu rất nhiều sự phản đối của các quốc gia và tổ
chức thế giới nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện
âm mưu thôn tính toàn bộ Biển Đông một cách tinh vi hơn, liên
tiếp những vụ việc hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trên Biển
Đông được chia sẻ rộng rãi. Trung Quốc tăng cường tuyên truyền
cho tấm bản đồ “đường lưỡi bò” mọi lúc, mọi nơi, trên mọi ấn
phẩm như giáo trình dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc, Đại học Công nghiệp Hà Nội có in bản đồ "đường lưỡi bò"
khiến trường phải thu hồi toàn bộ 109 cuốn giáo trình ngành này
đang sử dụng để niêm phong và tiêu hủy.
https://vnexpress.net/giao-trinh-in-ban-do-duong-luoi-bo- 4250371.html
trang 70 của cuốn Advanced Listening Course, Developing
Chinese do Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản năm 2016 có bản đồ này 14
ép các tập đoàn quốc tế phải sử dụng bản đồ Baidu có sử
dụng “đường lưỡi bò” cho tính năng định vị, tìm kiếm các vị trí
cửa hàng của các tập đoàn trên website phiên bản Trung.
Hay trong đại dịch Covid 19, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý
đã đăng bản đồ với hàm ý tương thân tương trợ nhưng lại có
“đường lưỡi bò” phi pháp ở Biển Đông trên trang Facebook chính
thức của cơ quan đại diện ngoại giao, khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
https://thanhnien.vn/trung-quoc-loi-dung-covid-19-de-tuyen-
truyen-duong-luoi-bo-post936295.html
Ngoài ra, lợi dụng sự phát triển của ngành công nghiệp giải
trí, rất nhiều các tác phẩm điện ảnh được lồng ghéo bản đồ
Trung Quốc bao gồm cả “đường lưỡi bò” khiến người xem Việt
Nam không khỏi bức xúc. Cách đây không lâu, vào ngày 15-9,
phim Trung Quốc được nhiều người yêu thích Một đời một kiếp
được phát sóng bị phát hiện có bản đồ hiện rõ đường chín đoạn
phi pháp "đường lưỡi bò" trong tập 13.
Không chỉ lần này mà trước đây từng có nhiều phim của
Trung Quốc cũng cài cắm hình ảnh "đường lưỡi bò" cùng những
chi tiết khẳng định chủ quyền sai lệch như bộ phim Em là niềm
kiêu hãnh của anh phát sóng vào đầu tháng 8, trong tập 9 tại phút 26:40.
https://thanhnien.vn/nhung-lan-ban-do-duong-luoi-bo-xuat-
hien-gay-buc-xuc-trong-phim-trung-quoc-chieu-tai-viet-nam- post1112098.html
Chỉ trong thời gian ngắn, hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò”
phi pháp trên Biển Đông đã lan rộng bằng nhiều con đường khác 15
nhau. Việc lồng ghép hình ảnh này vào các sản phẩm văn hóa,
công nghệ được đông đảo mọi người, phần lớn là người trẻ hay
du khách quốc tế chú ý đến là âm mưu thâm độc. Sự tác động
một cách thường xuyên, liên tục, từ đó dần dần “gặm nhấm” và
hình thành nhận thức sai lệch về bản đồ “đường lưỡi bò” trong
người dân Việt Nam và thế giới là mục đích chiến lược tuyên
truyền nguy hiểm, là sự xâm phạm trắng trợn, ngang ngược
hòng độc chiếm Việt Nam của Trung Quốc.
1.3. Quan điểm của các nước và cộng đồng quốc tế về vấn
đề tranh chấp biển Đông:
1.3.1. Quan điểm của Mỹ:
- Không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền; có lợi
ích quốc gia trên Biển Đông
- Phản đối đe dọa sử dụng vũ lực hoặc ép buộc nhằm thúc đẩy yêu sách của mình
- Công khai ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế tài phán quốc tế.
- Phê phán đường lưỡi bò là trái luật pháp quốc tế và vô giá trị.
- Gần đây, can dự mạnh và trực tiếp hơn vào Biển Đông cả
về chính trị, ngoại giao, pháp lý và trên thực địa như hỗ trợ đào
tạo và viện trợ quân sự, bán vũ khí, thực hiện tự do hàng hải,
hàng không và tuần tra biển Đông. 1.3.2. Quan điểm của EU:
- Ngày 07/3/2012 tổ chức buổi điều trần về "Tinh hình an
ninh và quốc phòng tại khu vực Biển Đông”, lo ngại về các hành
động gần đây của Trung . 11/3/2016, Cao ủy Châu Âu phát biểu 16
nêu quan ngại về việc Trung Quốc triển khai tên lửa, bố trí lực
lượng quân sự ở Biển Đông đe dọa an ninh hàng hải, hàng không.
1.3.3. Quan điểm của Nhật Bản
Nhật Bản ngày càng thể hiện thái độ rõ ràng và mạnh mẽ
hơn với các hành động của Trung Quốc, cam kết cùng công đồng
quốc tế (Mỹ) đảm bảo an ninh hàng hải, hàng không; hỗ trợ
Philippines và Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát biển đảo;
nhấn mạnh hợp tác với ASEAN về an ninh, quốc phòng.
1.3.4. Quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á:
Hầu hết các quốc gia đều không chấp nhận và phản đối
“đường lưỡi bò” nhất là Việt Nam và Philipnies. Các nước cũng
đề xuất những quan điểm về vấn Biển Đông cũng như hưởng
ứng hòa bình giải quyết tranh chấp.
2. Quan điểm, chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà
nước ta về việc xây dựng, bảo vệ biển đảo Việt Nam trong thời kỳ mới
2.1 Quan điểm, chủ trương:
- Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan Biển Đông bằng các
biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp và thực tiễn quốc tế.
- Giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng kiên quyết
đấu tranh chống tham vọng bành trưởng của Trung Quốc 17
- Độc lập tự chủ, không đi với nước này để chống nước khác
dựa trên tinh thần láng giềng, hữu nghị nhằm giữ gìn hòa bình ổn định lâu dài. 2.2 Một số biện pháp:
- Ngày13/07/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ phát
động Cuộc thi viết “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài
với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước”. Đồng thời, tăng cường giáo dục về truyền thống
lịch sử, lòng yêu nước, tự hào dân tộc với thanh niên, học sinh,
sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.
- Đấu tranh chính trị, ngoại giao: Trước hành động sử dụng
đường lưỡi bò từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã có những hành
động bày tỏ sự không đồng tình trước sự phi lí của nước bạn:
Ngày 30/3/2020, tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã gửi bản Công
hàm để phản đối lại các lập luận của phía Trung Quốc về vấn đề
này; họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vùng biển Việt Nam.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx? tintucid=210477
- Trên các trang mạng xã hội, diễn đàn quốc tế, Việt Nam
cũng đã đã có những phản ứng mạnh mẽ, lên tiếng rất đúng, kịp
thời, yêu cầu gỡ bỏ ngay những thông tin, nội dung sai lệch về
chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam khiến dư luận quốc tế
hiểu hơn về cơ sở pháp lý, lập trường của Việt Nam trong giải 18
quyết tranh chấp trên Biển Đông và được nhiều người trên thế
giới, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ.
- Xây dựng, củng cố các công trình trên đảo: đảo Sơn Ca,
đảo Song Tử Tây, đảo Đá Tây, đảo Sinh Tồn.
- Hiện đại hóa và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của
quân đội như trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, xây
dựng lực lượng tàu mặt nước, xây dựng lực lượng tàu ngầm,
huấn luyện đặc công Hải quân, Hải quân đánh bộ.
Có thể thấy, ngay cả ở thời điểm căng thẳng nhất về tranh
chấp tại Biển Đông, thì không chỉ có chiến sĩ, bộ đội, cảnh sát
biển ngày đêm làm nhiệm vụ mà ngay cả người dân cả nước đã
luôn hướng về Biển Đông như một phần máu thịt, sẵn sàng lên
tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp giúp tăng cường xây dựng và
bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và giải quyết tranh chấp
biển Đông trong tình hình mới.
Như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.Đặc biệt trong
thời gian qua, với sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới,
khu vực và trên biển Đông do dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức
tạp khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh
trên biển có nhiều khó khăn, thách thức thì bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm không của riêng ai
là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, là nhân tố
quan trọng giúp đất nước phát triển bền vững, đánh dấu chủ
quyền thiêng liêng của mình lên những “bãi cát vàng” lịch sử.
3.1. Đối với Đảng và nhà nước: 19
Thứ nhất, cần tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các
lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội, văn hoá, giáo dục như đẩy
mạnh công tác thông tin đối ngoại giáo dục, tuyên truyền cho
nhân dân, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, Đảng viên và cả sinh
viên đặc biệt là cộng đồng quốc tế và kiều bào về những quy
định pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam nhằm nâng cao sự
hiểu biết về tình hình đất nước và Thế giới
Thứ hai, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, cơ sở
vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật quân sự, bồi dưỡng
nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển đảo trong thời kỳ mới; kết
hợp với đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế cùng
phát triển trên biển Đông.
Thứ ba, nâng cao cảnh giác trước tham vọng độc chiếm Biển
Đông của Trung Quốc và âm mưu của Mỹ lôi kéo Việt Nam vào
vọng ảnh hưởng, phụ thuộc trở thành con bài của Mỹ để chống lại Trung Quốc.
Thứ tư, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam” mà chúng ta cần kèm theo những lí luận
thuyết phục ăn sâu vào con người Việt Nam bằng cách đưa vào
sách giao khoa các cấp, dịch ra nhiều thứ tiếng để bạn bè quốc
tế biết đến nhiều hơn chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/tai-lieu-gdqp-hp1-gui-sv-
bai-1-doi-tuong-phuong-phap-nghien-cuumon-hoc-giao-duc- quoc-phong-va-an-ninh1.pdf 3.2. Đối với nhân dân:
Thứ nhất, toàn dânViệt Nam cần ra sức cố gắng tăng gia sản
xuất, nâng cao sức mạnh của dân tộc, sẵn sàng đối phó với kẻ 20
thù bất cứ lúc nào khi chúng xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.
Thứ hai, cần tham gia đầy đủ thực hiện nghĩa vụ quân sự,
xây dựng quốc phòng an ninh, phát triển năng lực, trí tuệ nhằm
thúc đẩy tiềm lực đất nước.
Thứ 3, mỗi người Việt Nam cần giữ vững tinh thần, kiên
quyết với mục tiêu độc lập tự do của dân tộc, tránh hoang mang
với những tin tức sai lệch trên mạng xã hội về biển đảo quốc gia.
3.3. Đối với học sinh, sinh viên:
Học sinh, sinh viên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất
nước, là tầng lớp đi tiên phong trong việc tích cực tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Bởi vậy:
- Thứ nhất, học sinh, sinh viên phải không ngừng học tập,
nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về truyền thống dựng
nước, giữ nước của dân tộc, về chủ quyền biển đảo quốc gia.
- Thứ hai, thực hiện tốt chương trình môn Giáo dục quốc
phòng – an ninh đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng;
hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời
gian học tập tại trường.
- Thứ ba, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt
động tuyên truyền, vận động, các cuộc thi liên quan đến chủ
quyền lãnh thổ, biển đảo, biên giới quốc gia Việt Nam; đảm
nhận công việc khó khăn, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Thứ tư, cần hưởng hứng và tích tực khẳng định chủ quyền
biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn hợp pháp ở các phương