-
Thông tin
-
Quiz
Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và liên hệ đối với sinh viên trong tình hình hiện nay | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Xây dựng các văn bản pháp lý về biển của Việt Nam. Đàm phán phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng cho đến nay. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và liên hệ đối với sinh viên trong tình hình hiện nay | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Xây dựng các văn bản pháp lý về biển của Việt Nam. Đàm phán phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng cho đến nay. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH -------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
VÀ LIÊN HỆ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Hà Nội, tháng 9 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. NHẬN THỨC CHUNG............................................................................2 1.
Một số khái niệm cơ bản.......................................................................2 2.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam..............3 3.
Mục tiêu, phương châm và phương thức thực hiện..............................4 II.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO........................................................................................4
III. HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM NHẰM XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO.............................................................................5 1.
Xây dựng các văn bản pháp lý về biển của Việt Nam..........................5 2.
Đàm phán phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các
nước láng giềng cho đến nay.........................................................................6 3.
Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.................................................................................................7 4.
Thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông...............8 IV.
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO......................................................................................................9 1.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Biển, đảo của Tổ quốc.......................................................10 2.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền Biển, đảo Việt Nam
cho mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay...................................10 3.
Xây dựng ý thức cho người dân trách nhiệm của bản thân trong việc
xây dựng và bảo vệ chủ quyền Biển, đảo....................................................11 4.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng
và bảo vệ chủ quyền Biển, đảo Tổ quốc hiện nay.......................................11 V.
LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG TÌNH
HÌNH HIỆN NAY..........................................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15 1 MỞ ĐẦU
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ quan trọng, là một phần máu thịt
thiêng liêng của Tổ quốc. Đất nước ta may mắn được thiên nhiên ưu ái cho vị
trí địa lý thuận lợi, giáp với biển Đông rộng lớn, điều này đã mang lại nhiều
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Biển không chỉ chứa đựng tiềm lực kinh
tế to lớn, là cửa ngõ mở rộng giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm an ninh - quốc phòng, đồng thời là địa bàn
chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề chủ quyền biển, đảo ở Việt Nam hiện nay có những diến biễn vô cùng
phức tạp, xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến xâm phạm chủ
quyền bất hợp pháp của một số quốc gia trên vùng biển, đảo Việt Nam. Bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam luôn là vấn đề cấp thiết được đông đảo
người dân Việt Nam quan tâm. Đó là một trong những nhiệm vụ trọng yếu
được đề cập trong các nghị quyết Đại hội, được Đảng và Nhà nước quan tâm
chỉ đạo thực hiện, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. 2 I. NHẬN THỨC CHUNG
1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Quốc gia
Quốc gia là một thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân
cư và quyền lực công dân. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo
luật quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. 1.2. Chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ
về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của quốc gia đó.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc
gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và hệ
thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc
bình đẳng và về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được
can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác. 1.3. Biển, đảo quốc gia
“Biển” là phần đại dương ít nhiều bị ngăn cách bởi lục địa, các đảo hoặc vùng
cao của đáy, có chế độ thủy văn riêng biệt. Tùy theo mức độ ngăn cách với
đại dương và đặc điểm chế độ thủy văn. Biển được phân thành ba nhóm: Biển
nội địa (còn gọi: biển kín), Biển ven bờ và Biển bao quanh bởi các đảo”
“Đảo” hay hòn đảo là phần đất liền được bao quanh hoàn toàn bởi nước
nhưng không phải là một lục địa.
“Quần đảo” là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nước tiếp liền các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ đến mức tạo 3
thành về thực chất một thể thống nhất địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi
như thể về mặt lịch sử.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài
3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt
Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần
đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000
đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà,
Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và
Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia là thực hiện tổng thể các
giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối
ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một
cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ biển đảo Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển,
đảo quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự
xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà
nước đối với biển, đảo quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia gồm:
Một là, quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
lợi ích của quốc gia, dân tộc trên biển.
Hai là, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển đảo. 4
Ba là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
sự nghiệp đổi mới trên hướng biển.
3. Mục tiêu, phương châm và phương thức thực hiện
Mục tiêu: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ biển, đảo, vùng trời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
Phương châm: thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Phương thức thực hiện: chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương
án bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và giữ
vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung
trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6-
5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về "Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế
biển trong những năm trước mắt"; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ
Chính trị (Khóa VIII) về "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH,
HĐH"; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về "Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020", gồm những nội dung cơ bản sau:
- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất
nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà
nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán,
toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc. 5
- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế,
quốc phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng-
an ninh trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân, trước hết là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội
biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm
vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực
trong nước với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập
kinh tế quốc tế; trong đó, nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định,
thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định trên các vùng biển, đảo, để phát triển kinh tế biển và bảo vệ an
ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.
- Đối với các tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt
Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với
luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của
Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích
chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển
hòa bình, hợp tác và phát triển. III.
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM NHẰM XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
1. Xây dựng các văn bản pháp lý về biển của Việt Nam.
Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật quy định về chủ
quyền, lãnh thổ biển, đảo Việt Nam. Đó là tuyên bố năm 1997 về lãnh hải, 6
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố năm 1982 về
đường cơ sở của Việt nam, luật Biên giới quốc gia năm 2003 và một loạt
Luật, pháp lệnh, nghị định khác. Nước ta cũng đã tham gia Công ước Luật
Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, một số Công ước đa phương khác liên
quan đến giao thông hàng hải, an toàn trên biển và tuyên bố năm 2002 giữa
ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông
2. Đàm phán phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các
nước láng giềng cho đến nay.
Căn cứ vào các quy định liên quan của Công ước Luật biển năm 1982, Việt
Nam và một số nước láng giềng đã từng bước giải quyết và phân định ranh
giới vùng biển. Cụ thể là năm 1997, Việt Nam đã ký Hiệp định phân định lãnh
hải cùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong vịnh Bắc
Bộ, năm 2003 ký hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia ở phía Nam
2.1. Phân định ranh giới trên biển với Thái Lan
Từ năm 1992 đến năm 1997, Việt Nam và Thái Lan tiến hành 09 vòng đàm
phán phân định vùng biển chống lấn giữa hai nước. Ngày 09/08/1997, tại
Băng Cốc, đại diện Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã ký hiệp định phân
định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan. Từ đó, hải quân
hai nước đã tiến hành nhiều chuyến tuần tra để tăng cường ổn định An ninh - Quốc phòng trên biển.
2.2. Phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc bộ
Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ
Việt Nam và Trung Quốc ngày 19/10/1993 nêu rõ “Hai bên sẽ áp dụng luật
pháp quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và
tính đến mọi hoàn cảnh để đi đến một giải pháp công bằng”. 7
Lễ ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc
Từ năm 1992 đến năm 2000, nước ta và Trung Quốc đã tổ chức 10 vòng đàm
phán chính thức và không chính thức ở cấp Đoàn đàm phán Chính phủ, 18
vòng đàm phán cấp nhóm công tác liên hiệp cấp chuyên viên, 08 vòng đàm
phán cấp tổ chuyên viên liên hợp không chính thức và 10 vòng đàm phán của
tổ chuyên gia đo vẽ phục vụ phân định.
2.3. Phân định ranh giới thềm lục địa với Indonexia
Từ tháng 6/1978 đến năm 2003 Việt Nam và Indonexia tiến hành 02 vòng
đàm phán cấp Chính phủ, 22 vòng đàm phán cấp chuyên viên và 04 cuộc họp
giữa hai trưởng đoàn cấp chuyên viên. Ngày 26/06/2003, đại diện chính phủ
nước CHXHCNVN và chính phủ nước Cộng Hòa Indonexia đã ký hiệp định
phân định thèm lục địa giữa hai nước.
3. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện trong
Luật Biên Giới quốc gia năm 2003, tuyên bố năm 1977 về đường lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; tuyên bố năm 1982 về đường
cơ sở dùng để tính lãnh hải của Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 8
phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 cũng như trong các tuyên bố chính thức khác của ta.
4. Thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông
Năm 1989, chính phủ Việt Nam ra quyết định xây dựng cụm kinh tế khoa học
dịch vụ tại khu đá ngầm trên thềm lục địa Việt Nam thuộc địa phận Vũng Tàu
- Côn Đảo (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu) gọi tắt là DK, gồm các trạm nghiên
cứu Bà Kè, trạm nghiên cứu Tư Chính, trạm nghiên cứu Phúc Nguyên, trạm
nghiên cứu Phúc Tần, trạm nghiên cứu Huyền Trân. Tại DK1, chúng ta đã xây
dựng một số nhà nổi, hình thành tổ chức cơ sở quốc doanh vừa làm nhiệm vụ
đánh bắt thu mua và sơ chế hải sản, trước khi chuyển vào đất liền, vừa làm
chỗ trú đậu, tránh bão, cung ứng hậu cần cho các tàu thuyền đánh cá của các
tổ chức kinh tế và ngư dân trong vùng.
Việt nam đã phân bố dầu khí và hợp tác với nhiều công ty nước ngoài như:
Anh, Mỹ, Nhật..., tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa
của Việt Nam. Đối với việc nước ngoài gây khó khăn trên thực địa, phản đối
các hoạt động của Việt Nam qua đường ngoại giao và thậm chí gặp các đối tác
nước ngoài đòi họ chấm dứt hợp tác với ta, Việt Nam luôn khẳng định rõ lập
trường tiếp tục tiến hành các hoạt động bình thường và các hoạt động này ở
trong thềm lục địa Việt Nam.
Trước các hoạt động của các nước xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh trên cả thực địa
và ngoại giao qua nhiều kênh và nhiều cấp khác nhau để bảo vệ chủ quyền độc lập. 9
Đoàn Việt Nam tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
Việt Nam kiên quyết đấu tranh bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò” cả trong
đàm phán song phương cũng như ở diễn đàn, hội thảo khoa học và trong dư
luận. Ngay sau khi Trung Quốc lưu hành bản đồ vẽ “Đường lưỡi bò” tại Liên
Hợp Quốc (tháng 5/2009), Việt Nam đã triển khai một loạt hoạt động tại Liên
Hợp Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã trả lời phỏng vấn và
Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho phái Trung Quốc bác bỏ yêu sách
đó, khẳng định rõ yêu sách đó hoàn toàn không có giá trị.
Từ khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tích cực ủng hộ các nỗ
lực của các nước ASEAN thúc đẩy đối ngoại nhằm duy trì hoà bình và ổn
định trên Biển Đông. Các nỗ lực này đẫn đến việc ký kết tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
IV.BIỆN PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO 10
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều
lĩnh vực. Xu thế toàn cầu hóa – quốc tế hóa đã tạo điều kiện, cơ hội để đất
nước ta phát triển, vươn lên sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Tuy
nhiên, điều đó cũng đồng thời đặt ra những thách thức đòi hỏi Việt Nam vừa
phải tận dụng thời cơ, khai thác điều kiện để hòa nhập, vừa phải đề phòng,
ngăn ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, đặc biệt là vấn đề chủ
quyền, lãnh thổ biển đảo hiện nay. Chính vì vậy, cần phải đề ra những giải
pháp thiết thực nhằm góp phần xây dựng, bảo vệ biển đảo Tổ quốc, phát triển kinh tế lớn mạnh.
1. Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Biển, đảo của Tổ quốc
Thứ nhất, kế thừa và vận dụng sáng tạo những bài học lích sử của ông cha.
Đó là bài học về lòng yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm giữ
gìn độc lập, chủ quyền Tổ quốc.
Thứ hai, xây dựng các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước,
bảo vệ biển đảo vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ và hiện đại. Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp
ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ ba, tăng cường đấu tranh ngoại giao và pháp lý để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền Biển, đảo Việt Nam
cho mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng
đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp
với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các
phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền. 11
Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp
đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống
nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền phải được tiến hành sâu rộng trong và ngoài nước, phải
gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan
trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; làm cho
mỗi công dân Việt Nam thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với
chủ quyền biển, đảo quốc gia. Từ đó đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm
làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
3. Xây dựng ý thức cho người dân trách nhiệm của bản thân trong việc
xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Thứ nhất: Tổ chức các phong trào, hoạt động thực tế với sự tham gia của nhân
dân để khơi dậy ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ Biển, đảo của Tổ quốc.
Thứ hai: Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho mọi người.
Thứ ba: Tổ chức các cuộc thi phát triển trí sáng tạo, tư duy và kế hoạch quản
lý, phát triển biển, đảo trong tương lai,... để vừa tìm ra được những ý tưởng
sáng tạo, phù hợp để vận dụng và thực tế, vừa xây dựng được ý thức trách
nhiệm của mỗi người dân.
Thứ tư: Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giới thiệu các đầu sách,
trang báo mạng để mọi người có thể chủ động tìm hiểu thêm những thông tin
về biển, đảo của Việt Nam
4. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng
và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiện nay
Trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về
biển, đảo quốc gia. Cần phải củng cố, phát huy vai trò quản lí thống nhất của
nhà nước đối với biển, đảo và biên giới quốc gia; quy định của các bộ, ngành, 12
lực lượng, địa phương có biển đảo làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo.
Chú trọng xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về biển, đảo ngày càng hoàn
thiện, tạo thành hành lang pháp lý cho các lực lượng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về biển, đảo.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Cần phải có sự
tham gia và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bộ, ngành để đóng góp vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Mỗi bộ, ngành
sẽ đảm nhiệm một trọng trách riêng, đồng thời tích cực hỗ trợ các bộ, ngành
khác để đảm bảo sự thống nhất toàn diện.
V. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp sinh viên là lực lượng nòng cốt, là
tầng lớp tiên phong trong các hoạt động, công tác xã hội. Hiện nay, xây dựng,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc được xem là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của tất cả các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Trước
những yêu cầu của Đảng và Nhà nước, từ sự bức thiết của vấn đề và sự diễn
biến phức tạp của tình hình biển, đảo nước nhà, lực lượng sinh viên Việt Nam,
đặc biệt là sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên truyền cần xác định rõ trách
nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng biển, đảo nói riêng và sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Để thực hiện trách nhiệm một cách
tốt nhất, trước hết sinh viên cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò, nghĩa
vụ của mình, đồng thời tham gia trực tiếp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Thứ nhất, sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về
mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân
tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự 13
hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, thường xuyên quan tâm, tìm hiểu các nội dung về pháp luật, chế độ
pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm
1982. Mỗi sinh viên vừa tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, vừa là một tuyên
truyền viên phổ biến kiến thức về chủ quyền biển, đảo trong trường, lớp, khu
dân cư, giúp những người xung quanh có nhận thức đúng đắn theo quy định
của pháp luật. Qua đó, hạn chế tối đa những hành động đấu tranh kích động,
đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thứ ba, thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng – an ninh đối với sinh viên trong Học viện; hoàn
thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại Trung tâm.
Thứ tư, tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào, diễn đàn hợp pháp
trên các trang thông tin đại chúng, chủ động trao đổi và khẳng định chủ quyền
biển, đảo Việt Nam trên các diễn đàn. Đồng thời, kịch liệt lên án và đấu tranh,
ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Thứ năm, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước và các cơ quan tổ
chức về biển, đảo như: cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa”, cuộc thi
“Viết về Biển Đảo quê hương”, những phong trào vận động khẳng định chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc.
Thứ sáu, tăng cường rèn luyện, nâng cao sức khỏe, trang bị kiến thức để sẵn
sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng an ninh khi Nhà nước và người có
thẩm quyền huy động, động viên. 14 KẾT LUẬN
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải
biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người là lời kêu gọi toàn thể dân tộc
Việt Nam không chỉ đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm, giải phóng dân
tộc mà còn xác định rõ trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam phải biết
phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong tình hình hiện nay, lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ
nguyên giá trị và càng được đề cao hơn khi vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt
Nam ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, quân và dân ta đã tích cực triển
khai các hoạt động nhằm xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.
Có thể thấy, nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc không chỉ là trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước, các lực lượng chiến sĩ, bộ đội, hải quân, cảnh sát biển mà
còn phải có sự đồng lòng, góp sức của tất cả các tầng lớp nhân dân cùng
hướng về biển Đông. Chừng nào lòng yêu nước còn nồng nàn, ý chí quyết
tâm, tinh thần đoàn kết còn sục sôi, thì dân tộc ta chắc chắn sẽ giành kết quả
thắng lợi trong cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, bảo vệ
đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông.
2. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh mới, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982.
4. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Luật Biển Việt Nam năm 2012.
6. Những vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển, Đảo của Việt Nam trên
biển Đông, Hà Nội, 2010.
7. Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Tạp chí quốc phòng toàn dân.
8. Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, 10/2010.