Xây dựng hậu phương và căn cứ địa | Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, việc xây dựng và duy trì hậu phương và căn cứ địa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực, vật tư và hỗ trợ cho cuộc chiến tranh. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về các chiến lược, phương pháp và kết quả của việc xây dựng và quản lý hậu phương và căn cứ địa trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

lOMoARcPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH
MẠNG, CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
: Đặng Minh Hy
: 2156040084
: TS Nguyễn Thị Phương
lOMoARcPSD| 41487147
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….…3
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...4
4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..4
Chương 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva………………..…..4
Chương 2. Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) …………………………………..6
2.1. Các khái niệm……………………………………………………………6
2.2. Vai trò của hậu phương miền Bắc ……………………………………..7
2.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng………………………………………10
Chương 3. Đánh giá………………………………………………………….13
3.1. Thành tựu………………………………………………………………..13
3.2. Hạn chế…………………………………………………………………..14
Kết luận
Tài liệu tham khảo
2
lOMoARcPSD| 41487147
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
các đường lối đúng đắn, sáng tạo, tận dụng mọi nguồn sức mạnh để có thể
giành được chiến thắng oanh liệt trước một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ.
Chiến thắng vĩ đại này được kết hợp bởi từ nhiều yếu tố khác nhau, mà mỗi yếu
tố trong đó đều góp phần quan trọng vào việc tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh
bại kẻ thù. Trong đó, Đảng ta chủ trương xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách
mạng là một trong những yếu tố góp phần to lớn vào sự thắng lợi của cả cuộc
chiến. Với việc đất nước bị chia cắt, chiến trường chính lại nằm trong vùng địch
kiểm soát, cùng với sự nguy hiểm từ súng đạn kẻ thù, quân và dân ta phải chiến
đấu trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Điều này cho ta thấy được tầm quan
trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng để có thể viện trợ
kịp thời nhân lực, vũ khí, phương tiện cho chiến trường. Nhờ vào những hỗ trợ
này cùng với tinh thần quyết tâm của quân và dân ta đã tạo nên những thắng lợi
trước kẻ thù. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu việc xây dựng hậu phương, căn
cứ địa cách mạng chính là làm rõ thêm một mặt nữa của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cung cấp thêm thông tin về một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân
tộc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như
sau:
- Đối tượng nghiên cứu: vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa
cách mạng theo quan điểm của Đảng
- Phạm vị nghiên cứu
+ Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
3
lOMoARcPSD| 41487147
+ Nội dung: Một là tìm hiểu tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva. Hai là
phân tích vai trò của hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975). Cuối cùng là đưa ra những đánh giá về việc
xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của phương
pháp luận mác xít với nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để
hỗ trợ đề tài như phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh…
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vai trò của việc xây dựng hậu
phương, căn cứ địa cách mạng theo quan điểm của Đảng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975). Từ đó làm rõ thêm một yếu tố quan trọng, quyết
định đến thắng lợi của dân tộc ta trước đế quốc Mỹ, góp phần tìm hiểu một giai
đoạn lịch sử của dân tộc.
Chương 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva
Sau Hiệp định Geneva, ta đã đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên đất nước lại lâm vào tình trạng chia cắt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh
giới tạm thời. Ta chỉ giải phóng được miền Bắc, phải chờ đến năm 1956 mới
tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Lợi dụng tình hình trên, Mỹ đã tiến hành can thiệp vào Việt Nam, phá
hoại Hiệp định Geneva. Với tiềm lực khổng lồ về kinh tế, quân sự của mình
cùng với tham vọng làm bá chủ thế giới, tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn tổng tuyển cử nhằm biến miền Nam
trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự và tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản tràn xuống Đông Nam Á.
Tháng 11 năm 1954, tướng Collins được cử sang miền Nam Việt Nam với
chức đại sứ đặc biệt để chỉ huy, sử dụng và kiểm soát mọi cơ quan và nguồn lực
của Chính phủ Mỹ liên quan đến Việt Nam ở Sài Gòn. Song song với việc gạt
4
lOMoARcPSD| 41487147
Pháp ra khỏi Nam Bộ, chính quyền Mỹ tích cực hỗ trợ Ngô Đình Diệm thanh
toán, tiêu diệt các thế lực thân Pháp còn hiện hữu tại đây, tiến tới xóa bỏ mọi
ảnh hưởng của Pháp để xây dựng chế độ mới ở Sài Gòn do Mỹ chi phối, kiểm
soát. Mặt khác, anh em họ Ngô còn ra sức củng cố chính quyền Sài Gòn ở cơ sở
bằng cách dựa vào lực lượng địa chủ, sử dụng tôn giáo làm nòng cốt tổ chức ra
bộ máy kìm kẹp ở các địa phương bao gồm lực lượng dân vệ, cảnh sát, mật vụ,
kết hợp với các đoàn thể khác để kìm kẹp nhân dân.
Sau khi củng cố chính quyền, Ngô Đình Diệm đã tiến hành chính sách “tố
cộng, diệt cộng”, ra luật 10-59 “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Các chiến
dịch đàn áp, khủng bố khốc liệt diễn ra ở cả đô thị lẫn nông thôn Nam Bộ. Các
hành động đàn áp, khủng bố khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy
phong trào và lực lượng cách mạng ở Nam Bộ vào tình cảnh hiểm nghèo và
đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ở miền Bắc, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đi lên chủ
nghĩa xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề sau
chiến tranh. Pháp trước khi rút vào Nam, đã tiến hành phá hoại nhiều cơ sở h
tầng như đường sá, cầu, nhà máy,... Cùng với đó, các lực lượng cách mạng ở
miền Nam bị thiệt hại nặng nề dưới sự đàn áp của chính quyền Diệm. Việc
Liên Xô thời điểm này mong muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, nên
không ủng hộ miền Bắc sử dụng đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Nhìn chung, sau Hiệp định Geneva với sự can thiệp từ Mỹ, tình hình Việt
Nam trở nên hết sức phức tạp. Đảng ta đã nhận định “Mỹ không những là kẻ thù
của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân
dân Việt, Miên, Lào”
1
. Nhưng do một số yếu tố khách quan và nhận định chưa
kịp thời về âm mưu của đế quốc Mỹ nên chưa có sự hỗ trợ nhiều cho cách mạng
miền Nam. Dù vậy, giai đoạn này, Đảng ta cũng đã có những sự chi viện tương
đối vào miền Nam và đồng thời duy trì các căn cứ địa cách mạng đã có ở miền
Nam từ thời Pháp. Về sau, khi các âm mưu của Mỹ và chính quyền Diệm ngày
càng lộ rõ, Đảng ta đã có những sự chuẩn bị cần thiết nhằm phát triển hậu
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.314
5
lOMoARcPSD| 41487147
phương miền Bắc, cùng với đó là khôi phục lại các căn cứ địa cách mạng ở miền
Nam đã có từ thời Pháp, tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước.
Chương 2. Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
2.1. Các khái niệm
Lênin từng khẳng định “muốn tiến hành chiến tranh một cách thực
sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”
2
Hậu phương là “vùng lãnh thổ và cư dân của một bên tham chiến, không
có, hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh; nơi có
điều kiện duy trì sinh hoạt về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… và
huy động các nguồn lực cho tiền tuyến, cùng với tiền tuyến tạo thành không gian
chiến tranh”
3
.
Hậu phương chính là nơi cung cấp các nguồn lực vật chất như vũ khí,
phương tiện, lương thực…cho quân đội. Bên cạnh đó, hậu phương cũng là nơi
cung cấp nguồn nhân lực cho quân đội, duy trì đủ quân số cần thiết khi có
người bị tử trận hoặc bị thương. Đây cũng là địa bàn đứng chân an toàn của
quân đội, có thể rút về khi cần thiết. Hậu phương cũng là nguồn cổ vũ tinh thần,
củng cố tư tưởng cho người lính yên tâm ra trận chiến đấu. Từ đó ta thấy được,
hậu phương thật vững chắc, thì quân đội mới thật sự mạnh.
Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích căn cứ địa cách mạng là “vùng
được chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra
các vùng khác. Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo được những cơ sở
chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và địa lý thuận lợi cho đấu tranh cách mạng
và chiến tranh cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây
dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính quyền cách mạng để trên
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.35, tr.497.
3 Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Sđd, tr.453
6
lOMoARcPSD| 41487147
cơ sở đó từng bước xây dựng kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của cách
mạng…”.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp “căn cứ địa cách mạng là những vùng
giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy
và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững
chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng
dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất
nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây
dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng;
trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng”
4
.
2.2. Vai trò của hậu phương miền Bắc
Sau Hiệp định Geneva, ta làm chủ được miền Bắc, khôi phục kinh tế xã
hội, tiến hành xây dựng cơ vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời tiến
hành đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva. Dù vậy, khi nhận ra âm mưu của
kẻ thù, mong muốn chia cắt lâu dài nước ta. Đảng ta đã chủ trương tiến hành các
hoạt đấu tranh ở miền Nam và chuẩn bị nguồn lực ở miền Bắc, hỗ trợ cho miền
Nam. Đảng ta xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước,
sớm định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa, đây là
những cơ sở cho việc xây dựng hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược. “Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ
bản của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất”
5
.
Thực hiện đường lối trên, Đảng ta tiến hành công cuộc khắc phục hậu quả
chiến tranh, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Ta cũng tiếp
quản các vùng do địch kiểm soát trước kia, sắp xếp cho các cán bộ được tập kết
từ miền Nam. Để có thể vừa giúp nhân dân có cuộc sống ổn định, vừa tập trung
các nguồn lực cho cách mạng miền Nam, thì đòi hỏi năng lực sản xuất phải được
khôi phục và dần phát triển. Đảng ta đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất,
nhằm phân chia lại ruộng đất cho nông dân. Mặc dù phạm phải một số sai lầm,
4 Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.90.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.16, tr.577.
7
lOMoARcPSD| 41487147
nhưng nhờ vào đó sản xuất nông nghiệp đã dần khôi phục. Sản xuất
công nghiệp cũng dần được khôi phục, mặc nhiều nhà máy đã bị pháp
phá hoại trước khi rút đi.
Bước đầu thắng lợi trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng
ta tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa những năm 1958-1960. “Phát
triển kinh tế và văn hóa tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu
dài”
6
. Đảng ta cũng tiến hành tổ chức lại quân đội, vừa bảo vệ miền Bắc, sẵn
sàng chi viện cho miền Nam. Quân đội nhân dân được xây dựng từng bước tiến
lên chính quy hiện đại, triển khai bố trí theo kế hoạch phòng thủ chiến lược.
Quân số thường trực được giảm bớt nhằm đảm bảo vừa chiến đấu, vừa sản xuất.
Năm năm khôi phục và củng cố miền Bắc đã tạo cơ sở về kinh tế, chính trị,
quốc phòng để có thể thực hiện việc chi viện lực lượng và vật chất cho cách
mạng miền Nam.
Tuy nhiên, trước tình hình các lực lượng cách mạng miền Nam bị đàn áp,
khủng bố quyết liệt, chịu thiệt hại nặng nề. Các phong trào đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang diễn ra ngày càng nhiều. Hội nghị 15 Ban chấp hành Trung
ương Đảng (1-1959), đã đưa ra nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền. Miền Nam
thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc thực hiện cách mạng
xã hội chủ nghĩa, cả 2 nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tiếp tục
khẳng định “Miền bắc là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước… Nhiệm vụ
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối
với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất
nước nhà của nhân dân ta”
7
. Cũng từ đây, việc chi viện vào miền Nam diễn ra
tích cực hơn.
Tháng 5-1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 559, với nhiệm vụ
xây dựng tuyến đường chi viện huyết mạch vào miền Nam. Nhờ vào hệ thống
đường Trường Sơn, sự chi viện nhân lực và vật lực vào chiến trường miền Nam
được tăng cường đáng kể, đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh vũ trang chống Mỹ
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.2.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.509-510.
8
lOMoARcPSD| 41487147
chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh đó, miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, triển khai kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…đã có sự phát triển, đảm bảo đời sống nhân
dân, xây dựng hậu phương miền Bắc ngày càng vững chắc hơn. “Miền Bắc đã
trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với
chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”
8
.
Sang năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, đưa quân Mỹ vào tham chiến
trực tiếp ở miền Nam. Đồng thời, nhận thấy vai trò to lớn của hậu phương miền
Bắc đối với cách mạng miền Nam, Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại miền
Bắc bằng hải quân và không quân. Mỹ xem việc đánh phá miền Bắc là mục tiêu
quan trọng, nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực kinh tế, quân sự, khiến ta mất tinh
thần và khả năng chiến đấu. Mỹ cũng tăng cường đánh phá vào hệ thống đường
Trường Sơn, cắt đứt con đường chi viện của quân ta.
Trước tình hình trên, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo, chuyển toàn bộ hoạt
động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Qua Nghị quyết 11 (3-1965) và
Nghị quyết 12 (12-1965) xác định “Nhiệm vụ của miền Bắc hiện nay là vừa sản
xuất, vừa chiến đấu. Sản xuất phải phục vụ chiến đấu và chiến đấu phải nhằm
bảo vệ sản xuất”
9
. Đây là quyết định quan trọng, nhằm vừa bảo vệ lực lượng sản
xuất, vừa chống lại chiến tranh phá hoại từ Mỹ. Đảng ta cũng đề ra nhiều biện
pháp nhằm vừa phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục,...vừa bảo bảo
vệ những thành quả mà ta đạt được. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng tích cực hoàn
thiện tổ chức Đảng, tuyên truyền trong cán bộ đảng viên các chính sách mới của
Đảng, để có thể lãnh đạo nhân dân thích ứng với tình mới. Nhờ đó, quân và dân
ta đã chiến thắng trong 2 lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ và trận
Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải đàm phán với ta tại Hội nghị Paris,
rút quân khỏi Việt Nam.
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hậu phương miền Bắc đã
góp phần to lớn vào thắng lợi lịch sử của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc một cách sáng suốt, kịp thời, linh hoạt
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.632.
9 Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Sđd, t.II, tr.28.
9
lOMoARcPSD| 41487147
thích ứng với hoàn cảnh. Điều này được thể hiện qua việc miền Bắc đã vừa đảm
bảo đời sống nhân dân, vừa chi viện cho miền Nam, đồng thời vừa chiến đấu
chống sự phá hoại của Mỹ. Miền Bắc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến của
cuộc chiến. Hậu phương miền Bắc vững chắc, càng củng cố thêm lòng tin của
quân dân miền Nam vào sự thắng lợi của cách mạng. Miền Bắc còn là trung
tâm lãnh đạo của Đảng và Bộ Tổng tư lệnh, đã chỉ huy thắng lợi cách mạng
trong cả nước.
2.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng
Sau Hiệp định Geneva, đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ âm mưu muốn chia
cắt lâu dài nước ta. Vì vậy, Đảng ta đã chủ trường vừa xây dựng miền Bắc trở
thành hậu phương vững chắc, vừa giữ gìn lực lượng, cơ sở cách mạng còn lại ở
miền Nam nhằm đấu tranh chính trị thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva.
Tuy nhiên, việc phần lớn cán bộ của ta phải tập kết ra Bắc làm cho nhiều căn cứ
kháng chiến của ta trong thời chống Pháp rơi vào tay chính quyền Sài Gòn.
Cùng với đó, nhiều cơ sở cách mạng bị tổn thất, cán bộ kháng chiến bị đàn áp
khủng bố, nhân dân bị kìm kẹp dưới các chính sách của chính quyền Diệm.
Trước tình hình trên, tháng 6-1956 Bộ Chính trị ra Nghị quyết chỉ rõ:
“Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ
làm chỗ dựa”
10
. Nhờ đó, nhiều cán bộ của ta kịp thời chuyển vào các căn cứ
kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng biền tổ chức sản xuất để tự túc và tự vệ. Một số
địa phương khác thì tổ chức lại lực lượng vũ trang tự vệ, xây dựng căn cứ địa
cách mạng. Đến giữa năm 1958, ở vùng U Minh đã có căn cứ chiến đấu, các căn
cứ kháng chiến có từ thời chống Pháp như Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười,
Dương Minh Châu, Rừng Sác,...cũng được xây dựng lại, vùng rừng núi Liên
khu 5 được tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng. Nhờ đó, cơ quan lãnh đạo
và lực lượng cách mạng có nơi đứng chân an toàn, tiến hành đấu tranh chống lại
kẻ thù. Ngoài ra, ta cũng tiến hành thiết lập hệ thống đường giao liên bí mật,
thành lập các Ban miền Tây, Ban căn cứ nhằm duy trì liên hệ chặt chẽ giữa các
địa bàn cách mạng đứng chân.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.17, tr.228.
10
lOMoARcPSD| 41487147
Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo thành lập các đội vũ trang tuyên truyền nhằm hỗ
trợ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Bên cạnh đó, Xứ ủy cũng
tiến hành tổ chức và mở rộng các căn cứ địa cách mạng cho phù hợp với tình
hình cuộc chiến. Nhờ các chỉ đạo trên, cách mạng miền Nam đã có bước phát
triển lớn, các căn cứ địa cách mạng được tổ chức vững chắc và liên hệ chặt chẽ
với nhau đã tạo nên thế đứng mới cho cách mạng, chống lại sự khủng bố, đàn
áp từ kẻ thù.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959), cách mạng miền Nam
bước sang giai đoạn mới, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính
thống nhất đất nước. Sự phát triển của cách mạng cũng đòi hỏi các căn cứ địa
cách mạng phải được củng cố và mở rộng trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi,
nông thôn đồng bằng và đô thị. Bộ đội chủ lực được xây dựng và mở các chiến
dịch tiến công quân địch, cần phải có nơi đứng chân, dự trữ lượng lớn vật lực và
lực lượng phục vụ tác chiến lớn. Vì vậy, các căn cứ địa, vùng giải phóng phải
phát triển thành hậu phương gắn liền với khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng, xây dựng chế độ làm chủ dưới chế độ mới, là nơi đứng chân xây
dựng lực lượng cách mạng, bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang, giành
thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Vì vậy, ở mỗi vùng, ta lại có sự linh hoạt, sáng tạo để xây dựng các căn cứ
địa cách mạng. Ở vùng rừng núi, ở các căn cứ có từ thời chống Pháp, ta tiến hành
mở rộng và phát triển thành vùng giải phóng ở các địa bàn quan trọng như Đông
Nam Bộ. Ở vùng giải phóng, ta xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố quyền
làm chủ, khuyến khích sản xuất, tổ chức các căn cứ hậu cần. Ở các vùng đồng bằng
nông thôn, ta vừa xây dựng căn cứ địa cách mạng, vừa mở rộng các vùng tranh
chấp giữa ta và địch, vận động mọi nguồn lực cho kháng chiến. Ở các vùng địch
kiểm soát, ta đặt các căn cứ lõm là nơi đặt chân của cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và
cơ sở hậu cần. Tại các đô thị, ta cũng xây dựng các căn cứ cách mạng với vỏ bọc
ngụy trang, là nơi giấu quân, vũ khí phục vụ các trận đánh vào các cơ quan đầu não
của địch. Tuy nhiên, ở bất cứ địa bàn nào, để xây dựng
11
lOMoARcPSD| 41487147
được căn cứ địa cách mạng, thì trước hết phải tranh thủ được sự ủng hộ của nhân
dân.
Song song với việc củng cố và mở rộng các căn cứ địa cách mạng trên
nhiều địa bàn chiến lược để có thể chủ động tiến công địch, ta cũng phải bảo
vệ, ngăn chặn các cuộc hành quân của địch nhằm tiêu diệt các căn cứ của ta. Kẻ
thù liên tục mở các cuộc hành quân lớn vào các căn cứ cách mạng của ta ở
Đông Nam Bộ, Bắc Tây Ninh,... Để có thể bảo vệ, giữ vựng căn cứ cách mạng
đòi hỏi Đảng phải bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, đấu
tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, có sự đoàn kết giữa quân và dân.
Nhờ vào sự đoàn kết của quân và dân, dù phải đối mặt dưới sự càn quét
gắt gao của địch, các căn cứ địa cách mạng của ta vẫn được giữ vững và không
ngừng mở rộng, đóng góp to lớn cho kháng chiến chống Mỹ. Từ đó, ta có thể
tranh thủ được sự ủng hộ từ mọi tầng lớp nhân dân, chi viện sức người, sức của
cho chiến trường. Đặc biệt trong các giai đoạn sự chi viện từ miền Bắc gặp khó
khăn do sự phá hoại từ Mỹ hay quân ta phải chiến đấu tại các vùng do địch kiểm
soát, các đô thị, nhờ có quần chúng nhân dân quân ta mới vượt qua được khó
khăn, chiến đấu thắng lợi. Căn cứ địa cách mạng là cơ sở để xây dựng, duy trì
phát triển lực lượng cách mạng, là địa bàn đứng chân vững chắc và bàn đạp tiến
công của quân ta. Nhờ đó, quân ta có thể chuẩn bị chu đáo về lực lượng, vũ khí
phương tiện,...trước mỗi trận đấu. Những lúc chiến đấu thất bại hay kẻ thù truy
quét gắt gao, căn cứ địa cách mạng cũng là nơi rút lui và giữ gìn lực lượng của
ta. Xây dựng các căn cứ địa cách mạng vững mạnh và có sự liên hệ chặt chẽ với
nhau, cài xen các vùng do ta và do địch kiểm soát là nhân tố cơ bản để xây dựng
thế chiến lược chiến tranh nhân dân. Dựa vào sự phối hợp giữa các địa bàn, các
lực lượng tạo nên thế trận bao vây địch. Sự chi viện to lớn về nhân lực và vật lực
từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam, nhờ có các căn cứ địa cách mạng, các
nguồn lực này mới được phân phối hợp lý đến các chiến trường sao cho phù hợp
với tình hình chiến đấu. Trong công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền
Nam, phải kể đến vai trò của việc hợp tác với Lào và Campuchia. Nhờ có sự hợp
tác này, ta đã xây dựng được tuyến vận tải chiến lược đông - tây Trường Sơn nối
12
lOMoARcPSD| 41487147
liền hậu phương miền Bắc với các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam và ở Lào,
Campuchia tạo thành một hệ thống căn cứ địa - hậu phương liên hoàn, rộng lớn.
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân
ta, trong điều kiện khó khăn do đất nước bị chia cắt, chiến trường chính cách xa
hậu phương. Chính nhờ các căn cứ địa cách mạng - hậu phương tại chỗ của quân
ta, đã kịp thời đóng góp, chi viện để người lính có thể bảo đảm chiến đấu. Căn
cứ địa cách mạng chính là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất và tinh thần cho
mỗi người lính yên tâm ra chiến trường, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc
lập cho dân tộc.
Chương 3. Đánh giá
3.1. Thành tựu
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam có đóng góp to lớn đến từ việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách
mạng theo quan điểm của Đảng. Đảng ta đã có những chủ trương, chỉ đạo đúng
đắn, sáng tạo, linh hoạt với hoàn cảnh cuộc chiến xảy ra. Nhờ đó, việc xây
dựng hậu phương miền Bắc cùng với các căn cứ địa cách mạng miền Nam đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp tích cực cho chiến trường, tạo điều
kiện để quân ta giành được chiến thắng trước kẻ thù.
Ngay từ khi vừa tiếp quản miền Bắc, Đảng ta đã xác định phải xây dựng
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc là nền tảng của cách mạng cả nước.
Dù phải đối mặt với khó khăn lớn khi miền Bắc bị tàn phá do chiến tranh, Đảng
ta đã tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhờ đó, chỉ sau ba năm, đời
sống nhân dân đã đi vào ổn định, các lĩnh vực khác nhau đã được khôi phục, là
các bước đầu tiên cho việc xây dựng hậu phương miền Bắc.
Dựa trên nền tảng thắng lợi từ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh,
Đảng ta đã đề ra các chính sách nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
giáo dục, quân sự,...vừa đảm bảo cho đời sống nhân dân, vừa tích lũy nguồn lực
nhằm tiếp hành chi viện cho miền Nam. Nhờ đó miền Bắc đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Đến năm 1965, nông nghiệp miền Bắc đã có 18.600 hợp tác xã
13
lOMoARcPSD| 41487147
bậc cao, năng suất đạt 5 tấn/ha/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm
công nông nghiệp tăng qua từng năm, từ 42,4% năm 1960 tăng lên 53% năm
1965. Công nghiệp miền Bắc đã sản xuất được 90% hàng tiêu dùng thiết yếu.
Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế,...cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ
năm 1965, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đảng ta đã chuyền
miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Dù trong
điều kiện khó khăn, miền Bắc vẫn duy trì năng lực sản xuất bằng với giai đoạn
trước
Nhờ những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
miền Bắc, một nguồn lực to lớn đã được chi viện vào miền Nam, tiếp sức cho
quân dân miền Nam đánh thắng kẻ thù. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ
năm 1959 đến năm 1975 hậu phương miền Bắc đã chi viện cho các chiến
trường gần 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí trang bị kỹ
thuật. Bên cạnh vật lực thì nguồn nhân lực được chi viện vào Nam cũng là một
con số to lớn. Toàn miền Bắc đã huy động trên 3 triệu người phục vụ chiến
tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5
triệu người. Có tới trên 70% số hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu
trên các chiến trường; trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm trên 63% trong số lao
động trực tiếp, để nam giới đi đánh giặc, cứu nước.
Bên cạnh vai trò to lớn trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc, việc
xây dựng các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam cũng đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Do hoàn cảnh cuộc chiến, đất nước bị chia cắt, chiến trường và hậu
phương cách xa nhau, nhờ các căn cứ địa cách mạng mà đảm bảo được sự chi
viện kịp thời cho các trận đánh. Trong 15 năm (1960-1975), hậu phương tại chỗ
đã đáp ứng được 22,5% vật lực cho lực lượng vũ trang, nếu tính cả chiến lợi
phẩm thu được thì con số là 35%. Nhờ các căn cứ địa cách mạng, ta có thể kịp
thời thực hiện các chiến dịch tiến công địch. Có thể kể đến như cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, nhờ các căn cứ địa cách mạng trong
các đô thị mà ta có thể tạo nên sự bất ngờ lớn khi tấn công vào các cơ quan đầu
14
lOMoARcPSD| 41487147
não của địch, thay đổi cục diện cuộc chiến, buộc Mỹ phải xuống thang
chiến tranh.
Nhìn chung, việc xây dựng hậu phương. căn cứ địa cách mạng của Đảng
ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng cho thắng lợi của
cuộc kháng chiến.
3.2. Hạn chế
Việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng của Đảng ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì cũng xuất
hiện một vài hạn chế. Đối với xây dựng hậu phương miền Bắc, một số hạn chế
của Đảng ta xuất hiện trong giai đoạn khôi phục miền Bắc sau thời chống Pháp.
Công cuộc cải cách ruộng đất của Đảng đã phạm một số sai lầm, ảnh hưởng đến
sự ổn định xã hội. Bên cạnh đó, dù xác lập được một quan hệ sản xuất mới,
nhưng trình độ sản xuất và kỹ thuật còn lạc hậu, kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ,
manh mún, năng suất thấp đã làm cho giai đoạn đầu xây dựng, hậu phương
miền Bắc chỉ có thể tích lũy tích một nguồn lực tương đối hạn chế. Đối với các
căn cứ địa cách mạng ở miền Nam, sau Hiệp định Geneva, mặc dù Đảng ta có
chủ trương duy trì các căn cứ này, nhưng do chưa kịp thời nhận ra âm mưu của
Mỹ, điều này làm cho các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam bị chính quyền Sài
Gòn truy quét, lực lượng cách mạng bị tổn thất nghiêm trọng.
15
lOMoARcPSD| 41487147
Kết luận
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), việc xây dựng
hậu phương, căn cứ địa cách mạng của Đảng ta đã góp phần to lớn vào thắng lợi
vẻ vang của dân tộc trước kẻ thù, tiến tới thống nhất đất nước. Quân và dân
miền Bắc tích cực sản xuất, tích lũy nguồn lực to lớn để hỗ trợ cho miền Nam.
Nhờ đó mà mỗi người lính ra trận được đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần vì
sau lưng đã có một hậu phương miền Bắc vững chắc, luôn hướng về tiền tuyến.
Căn cứ địa cách mạng trong miền Nam cũng là hậu phương tại chỗ, giúp quân
đội có nơi đứng chân, chuẩn bị trước khi ra trận. Các căn cứ địa cách mạng cũng
là nơi kịp thời đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho các mặt trận. Trong hoàn cảnh
đất nước bị chia cắt, chính nhờ sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa hậu phương
miền Bắc và các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam đã tạo nên một hệ thống chi
viện nối dài từ Bắc vào Nam. Hậu phương, căn cứ địa cách mạng đã thể hiện
một vai trò to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
16
lOMoARcPSD| 41487147
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, tập IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị (2015), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Đại tá, PGS.TS Dương Hồng Anh (2015), Hậu phương miền Bắc xã hội chủ
nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Truy xuất từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/35427/hau-
phuong-mien-bac-xa-hoi-chunghia-trong-khang-chien-chong-my%2C-cuu-
nuoc.aspx
4. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử quân
sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5 . Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến, tập II, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17
| 1/17

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975 ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH
MẠNG, CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
Sinh viên thực hiện : Đặng Minh Hy Mã số sinh viên : 2156040084
Giảng viên hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….…3
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...4
4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..4
Chương 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva………………..…..4
Chương 2. Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) …………………………………..6
2.1. Các khái niệm……………………………………………………………6
2.2. Vai trò của hậu phương miền Bắc ……………………………………..7
2.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng………………………………………10
Chương 3. Đánh giá………………………………………………………….13
3.1. Thành tựu………………………………………………………………..13
3.2. Hạn chế…………………………………………………………………..14 Kết luận
Tài liệu tham khảo 2 lOMoAR cPSD| 41487147 Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
các đường lối đúng đắn, sáng tạo, tận dụng mọi nguồn sức mạnh để có thể
giành được chiến thắng oanh liệt trước một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ.
Chiến thắng vĩ đại này được kết hợp bởi từ nhiều yếu tố khác nhau, mà mỗi yếu
tố trong đó đều góp phần quan trọng vào việc tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh
bại kẻ thù. Trong đó, Đảng ta chủ trương xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách
mạng là một trong những yếu tố góp phần to lớn vào sự thắng lợi của cả cuộc
chiến. Với việc đất nước bị chia cắt, chiến trường chính lại nằm trong vùng địch
kiểm soát, cùng với sự nguy hiểm từ súng đạn kẻ thù, quân và dân ta phải chiến
đấu trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Điều này cho ta thấy được tầm quan
trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng để có thể viện trợ
kịp thời nhân lực, vũ khí, phương tiện cho chiến trường. Nhờ vào những hỗ trợ
này cùng với tinh thần quyết tâm của quân và dân ta đã tạo nên những thắng lợi
trước kẻ thù. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu việc xây dựng hậu phương, căn
cứ địa cách mạng chính là làm rõ thêm một mặt nữa của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cung cấp thêm thông tin về một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa
cách mạng theo quan điểm của Đảng - Phạm vị nghiên cứu + Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 3 lOMoAR cPSD| 41487147
+ Nội dung: Một là tìm hiểu tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva. Hai là
phân tích vai trò của hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975). Cuối cùng là đưa ra những đánh giá về việc
xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của phương
pháp luận mác xít với nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để
hỗ trợ đề tài như phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh…
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vai trò của việc xây dựng hậu
phương, căn cứ địa cách mạng theo quan điểm của Đảng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975). Từ đó làm rõ thêm một yếu tố quan trọng, quyết
định đến thắng lợi của dân tộc ta trước đế quốc Mỹ, góp phần tìm hiểu một giai
đoạn lịch sử của dân tộc.
Chương 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva
Sau Hiệp định Geneva, ta đã đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên đất nước lại lâm vào tình trạng chia cắt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh
giới tạm thời. Ta chỉ giải phóng được miền Bắc, phải chờ đến năm 1956 mới
tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Lợi dụng tình hình trên, Mỹ đã tiến hành can thiệp vào Việt Nam, phá
hoại Hiệp định Geneva. Với tiềm lực khổng lồ về kinh tế, quân sự của mình
cùng với tham vọng làm bá chủ thế giới, tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn tổng tuyển cử nhằm biến miền Nam
trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự và tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản tràn xuống Đông Nam Á.
Tháng 11 năm 1954, tướng Collins được cử sang miền Nam Việt Nam với
chức đại sứ đặc biệt để chỉ huy, sử dụng và kiểm soát mọi cơ quan và nguồn lực
của Chính phủ Mỹ liên quan đến Việt Nam ở Sài Gòn. Song song với việc gạt 4 lOMoAR cPSD| 41487147
Pháp ra khỏi Nam Bộ, chính quyền Mỹ tích cực hỗ trợ Ngô Đình Diệm thanh
toán, tiêu diệt các thế lực thân Pháp còn hiện hữu tại đây, tiến tới xóa bỏ mọi
ảnh hưởng của Pháp để xây dựng chế độ mới ở Sài Gòn do Mỹ chi phối, kiểm
soát. Mặt khác, anh em họ Ngô còn ra sức củng cố chính quyền Sài Gòn ở cơ sở
bằng cách dựa vào lực lượng địa chủ, sử dụng tôn giáo làm nòng cốt tổ chức ra
bộ máy kìm kẹp ở các địa phương bao gồm lực lượng dân vệ, cảnh sát, mật vụ,
kết hợp với các đoàn thể khác để kìm kẹp nhân dân.
Sau khi củng cố chính quyền, Ngô Đình Diệm đã tiến hành chính sách “tố
cộng, diệt cộng”, ra luật 10-59 “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Các chiến
dịch đàn áp, khủng bố khốc liệt diễn ra ở cả đô thị lẫn nông thôn Nam Bộ. Các
hành động đàn áp, khủng bố khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy
phong trào và lực lượng cách mạng ở Nam Bộ vào tình cảnh hiểm nghèo và
đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ở miền Bắc, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đi lên chủ
nghĩa xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề sau
chiến tranh. Pháp trước khi rút vào Nam, đã tiến hành phá hoại nhiều cơ sở hạ
tầng như đường sá, cầu, nhà máy,... Cùng với đó, các lực lượng cách mạng ở
miền Nam bị thiệt hại nặng nề dưới sự đàn áp của chính quyền Diệm. Việc
Liên Xô thời điểm này mong muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, nên
không ủng hộ miền Bắc sử dụng đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Nhìn chung, sau Hiệp định Geneva với sự can thiệp từ Mỹ, tình hình Việt
Nam trở nên hết sức phức tạp. Đảng ta đã nhận định “Mỹ không những là kẻ thù
của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân
dân Việt, Miên, Lào”1. Nhưng do một số yếu tố khách quan và nhận định chưa
kịp thời về âm mưu của đế quốc Mỹ nên chưa có sự hỗ trợ nhiều cho cách mạng
miền Nam. Dù vậy, giai đoạn này, Đảng ta cũng đã có những sự chi viện tương
đối vào miền Nam và đồng thời duy trì các căn cứ địa cách mạng đã có ở miền
Nam từ thời Pháp. Về sau, khi các âm mưu của Mỹ và chính quyền Diệm ngày
càng lộ rõ, Đảng ta đã có những sự chuẩn bị cần thiết nhằm phát triển hậu
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.314 5 lOMoAR cPSD| 41487147
phương miền Bắc, cùng với đó là khôi phục lại các căn cứ địa cách mạng ở miền
Nam đã có từ thời Pháp, tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước.
Chương 2. Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 2.1. Các khái niệm
Lênin từng khẳng định “muốn tiến hành chiến tranh một cách thực
sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”2
Hậu phương là “vùng lãnh thổ và cư dân của một bên tham chiến, không
có, hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh; nơi có
điều kiện duy trì sinh hoạt về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… và
huy động các nguồn lực cho tiền tuyến, cùng với tiền tuyến tạo thành không gian chiến tranh”3.
Hậu phương chính là nơi cung cấp các nguồn lực vật chất như vũ khí,
phương tiện, lương thực…cho quân đội. Bên cạnh đó, hậu phương cũng là nơi
cung cấp nguồn nhân lực cho quân đội, duy trì đủ quân số cần thiết khi có
người bị tử trận hoặc bị thương. Đây cũng là địa bàn đứng chân an toàn của
quân đội, có thể rút về khi cần thiết. Hậu phương cũng là nguồn cổ vũ tinh thần,
củng cố tư tưởng cho người lính yên tâm ra trận chiến đấu. Từ đó ta thấy được,
hậu phương thật vững chắc, thì quân đội mới thật sự mạnh.
Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích căn cứ địa cách mạng là “vùng
được chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra
các vùng khác. Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo được những cơ sở
chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và địa lý thuận lợi cho đấu tranh cách mạng
và chiến tranh cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây
dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính quyền cách mạng để trên
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.35, tr.497.
3 Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Sđd, tr.453 6 lOMoAR cPSD| 41487147
cơ sở đó từng bước xây dựng kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng…”.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp “căn cứ địa cách mạng là những vùng
giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy
và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững
chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng
dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất
nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây
dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng;
trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng”4.
2.2. Vai trò của hậu phương miền Bắc
Sau Hiệp định Geneva, ta làm chủ được miền Bắc, khôi phục kinh tế xã
hội, tiến hành xây dựng cơ vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời tiến
hành đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva. Dù vậy, khi nhận ra âm mưu của
kẻ thù, mong muốn chia cắt lâu dài nước ta. Đảng ta đã chủ trương tiến hành các
hoạt đấu tranh ở miền Nam và chuẩn bị nguồn lực ở miền Bắc, hỗ trợ cho miền
Nam. Đảng ta xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước,
sớm định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa, đây là
những cơ sở cho việc xây dựng hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược. “Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ
bản của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất”5.
Thực hiện đường lối trên, Đảng ta tiến hành công cuộc khắc phục hậu quả
chiến tranh, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Ta cũng tiếp
quản các vùng do địch kiểm soát trước kia, sắp xếp cho các cán bộ được tập kết
từ miền Nam. Để có thể vừa giúp nhân dân có cuộc sống ổn định, vừa tập trung
các nguồn lực cho cách mạng miền Nam, thì đòi hỏi năng lực sản xuất phải được
khôi phục và dần phát triển. Đảng ta đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất,
nhằm phân chia lại ruộng đất cho nông dân. Mặc dù phạm phải một số sai lầm,
4 Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.90.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.16, tr.577. 7 lOMoAR cPSD| 41487147
nhưng nhờ vào đó mà sản xuất nông nghiệp đã dần khôi phục. Sản xuất
công nghiệp cũng dần được khôi phục, mặc dù nhiều nhà máy đã bị pháp
phá hoại trước khi rút đi.
Bước đầu thắng lợi trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng
ta tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa những năm 1958-1960. “Phát
triển kinh tế và văn hóa tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu
dài”6. Đảng ta cũng tiến hành tổ chức lại quân đội, vừa bảo vệ miền Bắc, sẵn
sàng chi viện cho miền Nam. Quân đội nhân dân được xây dựng từng bước tiến
lên chính quy hiện đại, triển khai bố trí theo kế hoạch phòng thủ chiến lược.
Quân số thường trực được giảm bớt nhằm đảm bảo vừa chiến đấu, vừa sản xuất.
Năm năm khôi phục và củng cố miền Bắc đã tạo cơ sở về kinh tế, chính trị,
quốc phòng để có thể thực hiện việc chi viện lực lượng và vật chất cho cách mạng miền Nam.
Tuy nhiên, trước tình hình các lực lượng cách mạng miền Nam bị đàn áp,
khủng bố quyết liệt, chịu thiệt hại nặng nề. Các phong trào đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang diễn ra ngày càng nhiều. Hội nghị 15 Ban chấp hành Trung
ương Đảng (1-1959), đã đưa ra nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền. Miền Nam
thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc thực hiện cách mạng
xã hội chủ nghĩa, cả 2 nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tiếp tục
khẳng định “Miền bắc là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước… Nhiệm vụ
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối
với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất
nước nhà của nhân dân ta”7. Cũng từ đây, việc chi viện vào miền Nam diễn ra tích cực hơn.
Tháng 5-1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 559, với nhiệm vụ
xây dựng tuyến đường chi viện huyết mạch vào miền Nam. Nhờ vào hệ thống
đường Trường Sơn, sự chi viện nhân lực và vật lực vào chiến trường miền Nam
được tăng cường đáng kể, đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh vũ trang chống Mỹ và
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.2.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.509-510. 8 lOMoAR cPSD| 41487147
chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh đó, miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, triển khai kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…đã có sự phát triển, đảm bảo đời sống nhân
dân, xây dựng hậu phương miền Bắc ngày càng vững chắc hơn. “Miền Bắc đã
trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với
chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”8.
Sang năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, đưa quân Mỹ vào tham chiến
trực tiếp ở miền Nam. Đồng thời, nhận thấy vai trò to lớn của hậu phương miền
Bắc đối với cách mạng miền Nam, Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại miền
Bắc bằng hải quân và không quân. Mỹ xem việc đánh phá miền Bắc là mục tiêu
quan trọng, nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực kinh tế, quân sự, khiến ta mất tinh
thần và khả năng chiến đấu. Mỹ cũng tăng cường đánh phá vào hệ thống đường
Trường Sơn, cắt đứt con đường chi viện của quân ta.
Trước tình hình trên, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo, chuyển toàn bộ hoạt
động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Qua Nghị quyết 11 (3-1965) và
Nghị quyết 12 (12-1965) xác định “Nhiệm vụ của miền Bắc hiện nay là vừa sản
xuất, vừa chiến đấu. Sản xuất phải phục vụ chiến đấu và chiến đấu phải nhằm
bảo vệ sản xuất”9. Đây là quyết định quan trọng, nhằm vừa bảo vệ lực lượng sản
xuất, vừa chống lại chiến tranh phá hoại từ Mỹ. Đảng ta cũng đề ra nhiều biện
pháp nhằm vừa phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục,...vừa bảo bảo
vệ những thành quả mà ta đạt được. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng tích cực hoàn
thiện tổ chức Đảng, tuyên truyền trong cán bộ đảng viên các chính sách mới của
Đảng, để có thể lãnh đạo nhân dân thích ứng với tình mới. Nhờ đó, quân và dân
ta đã chiến thắng trong 2 lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ và trận
Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải đàm phán với ta tại Hội nghị Paris, rút quân khỏi Việt Nam.
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hậu phương miền Bắc đã
góp phần to lớn vào thắng lợi lịch sử của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc một cách sáng suốt, kịp thời, linh hoạt
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.632.
9 Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Sđd, t.II, tr.28. 9 lOMoAR cPSD| 41487147
thích ứng với hoàn cảnh. Điều này được thể hiện qua việc miền Bắc đã vừa đảm
bảo đời sống nhân dân, vừa chi viện cho miền Nam, đồng thời vừa chiến đấu
chống sự phá hoại của Mỹ. Miền Bắc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến của
cuộc chiến. Hậu phương miền Bắc vững chắc, càng củng cố thêm lòng tin của
quân dân miền Nam vào sự thắng lợi của cách mạng. Miền Bắc còn là trung
tâm lãnh đạo của Đảng và Bộ Tổng tư lệnh, đã chỉ huy thắng lợi cách mạng trong cả nước.
2.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng
Sau Hiệp định Geneva, đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ âm mưu muốn chia
cắt lâu dài nước ta. Vì vậy, Đảng ta đã chủ trường vừa xây dựng miền Bắc trở
thành hậu phương vững chắc, vừa giữ gìn lực lượng, cơ sở cách mạng còn lại ở
miền Nam nhằm đấu tranh chính trị thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva.
Tuy nhiên, việc phần lớn cán bộ của ta phải tập kết ra Bắc làm cho nhiều căn cứ
kháng chiến của ta trong thời chống Pháp rơi vào tay chính quyền Sài Gòn.
Cùng với đó, nhiều cơ sở cách mạng bị tổn thất, cán bộ kháng chiến bị đàn áp
khủng bố, nhân dân bị kìm kẹp dưới các chính sách của chính quyền Diệm.
Trước tình hình trên, tháng 6-1956 Bộ Chính trị ra Nghị quyết chỉ rõ:
“Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ
làm chỗ dựa”10. Nhờ đó, nhiều cán bộ của ta kịp thời chuyển vào các căn cứ
kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng biền tổ chức sản xuất để tự túc và tự vệ. Một số
địa phương khác thì tổ chức lại lực lượng vũ trang tự vệ, xây dựng căn cứ địa
cách mạng. Đến giữa năm 1958, ở vùng U Minh đã có căn cứ chiến đấu, các căn
cứ kháng chiến có từ thời chống Pháp như Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười,
Dương Minh Châu, Rừng Sác,...cũng được xây dựng lại, vùng rừng núi Liên
khu 5 được tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng. Nhờ đó, cơ quan lãnh đạo
và lực lượng cách mạng có nơi đứng chân an toàn, tiến hành đấu tranh chống lại
kẻ thù. Ngoài ra, ta cũng tiến hành thiết lập hệ thống đường giao liên bí mật,
thành lập các Ban miền Tây, Ban căn cứ nhằm duy trì liên hệ chặt chẽ giữa các
địa bàn cách mạng đứng chân.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.17, tr.228. 10 lOMoAR cPSD| 41487147
Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo thành lập các đội vũ trang tuyên truyền nhằm hỗ
trợ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Bên cạnh đó, Xứ ủy cũng
tiến hành tổ chức và mở rộng các căn cứ địa cách mạng cho phù hợp với tình
hình cuộc chiến. Nhờ các chỉ đạo trên, cách mạng miền Nam đã có bước phát
triển lớn, các căn cứ địa cách mạng được tổ chức vững chắc và liên hệ chặt chẽ
với nhau đã tạo nên thế đứng mới cho cách mạng, chống lại sự khủng bố, đàn áp từ kẻ thù.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959), cách mạng miền Nam
bước sang giai đoạn mới, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính
thống nhất đất nước. Sự phát triển của cách mạng cũng đòi hỏi các căn cứ địa
cách mạng phải được củng cố và mở rộng trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi,
nông thôn đồng bằng và đô thị. Bộ đội chủ lực được xây dựng và mở các chiến
dịch tiến công quân địch, cần phải có nơi đứng chân, dự trữ lượng lớn vật lực và
lực lượng phục vụ tác chiến lớn. Vì vậy, các căn cứ địa, vùng giải phóng phải
phát triển thành hậu phương gắn liền với khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng, xây dựng chế độ làm chủ dưới chế độ mới, là nơi đứng chân xây
dựng lực lượng cách mạng, bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang, giành
thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Vì vậy, ở mỗi vùng, ta lại có sự linh hoạt, sáng tạo để xây dựng các căn cứ
địa cách mạng. Ở vùng rừng núi, ở các căn cứ có từ thời chống Pháp, ta tiến hành
mở rộng và phát triển thành vùng giải phóng ở các địa bàn quan trọng như Đông
Nam Bộ. Ở vùng giải phóng, ta xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố quyền
làm chủ, khuyến khích sản xuất, tổ chức các căn cứ hậu cần. Ở các vùng đồng bằng
nông thôn, ta vừa xây dựng căn cứ địa cách mạng, vừa mở rộng các vùng tranh
chấp giữa ta và địch, vận động mọi nguồn lực cho kháng chiến. Ở các vùng địch
kiểm soát, ta đặt các căn cứ lõm là nơi đặt chân của cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và
cơ sở hậu cần. Tại các đô thị, ta cũng xây dựng các căn cứ cách mạng với vỏ bọc
ngụy trang, là nơi giấu quân, vũ khí phục vụ các trận đánh vào các cơ quan đầu não
của địch. Tuy nhiên, ở bất cứ địa bàn nào, để xây dựng 11 lOMoAR cPSD| 41487147
được căn cứ địa cách mạng, thì trước hết phải tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân.
Song song với việc củng cố và mở rộng các căn cứ địa cách mạng trên
nhiều địa bàn chiến lược để có thể chủ động tiến công địch, ta cũng phải bảo
vệ, ngăn chặn các cuộc hành quân của địch nhằm tiêu diệt các căn cứ của ta. Kẻ
thù liên tục mở các cuộc hành quân lớn vào các căn cứ cách mạng của ta ở
Đông Nam Bộ, Bắc Tây Ninh,... Để có thể bảo vệ, giữ vựng căn cứ cách mạng
đòi hỏi Đảng phải bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, đấu
tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, có sự đoàn kết giữa quân và dân.
Nhờ vào sự đoàn kết của quân và dân, dù phải đối mặt dưới sự càn quét
gắt gao của địch, các căn cứ địa cách mạng của ta vẫn được giữ vững và không
ngừng mở rộng, đóng góp to lớn cho kháng chiến chống Mỹ. Từ đó, ta có thể
tranh thủ được sự ủng hộ từ mọi tầng lớp nhân dân, chi viện sức người, sức của
cho chiến trường. Đặc biệt trong các giai đoạn sự chi viện từ miền Bắc gặp khó
khăn do sự phá hoại từ Mỹ hay quân ta phải chiến đấu tại các vùng do địch kiểm
soát, các đô thị, nhờ có quần chúng nhân dân quân ta mới vượt qua được khó
khăn, chiến đấu thắng lợi. Căn cứ địa cách mạng là cơ sở để xây dựng, duy trì và
phát triển lực lượng cách mạng, là địa bàn đứng chân vững chắc và bàn đạp tiến
công của quân ta. Nhờ đó, quân ta có thể chuẩn bị chu đáo về lực lượng, vũ khí
phương tiện,...trước mỗi trận đấu. Những lúc chiến đấu thất bại hay kẻ thù truy
quét gắt gao, căn cứ địa cách mạng cũng là nơi rút lui và giữ gìn lực lượng của
ta. Xây dựng các căn cứ địa cách mạng vững mạnh và có sự liên hệ chặt chẽ với
nhau, cài xen các vùng do ta và do địch kiểm soát là nhân tố cơ bản để xây dựng
thế chiến lược chiến tranh nhân dân. Dựa vào sự phối hợp giữa các địa bàn, các
lực lượng tạo nên thế trận bao vây địch. Sự chi viện to lớn về nhân lực và vật lực
từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam, nhờ có các căn cứ địa cách mạng, các
nguồn lực này mới được phân phối hợp lý đến các chiến trường sao cho phù hợp
với tình hình chiến đấu. Trong công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền
Nam, phải kể đến vai trò của việc hợp tác với Lào và Campuchia. Nhờ có sự hợp
tác này, ta đã xây dựng được tuyến vận tải chiến lược đông - tây Trường Sơn nối 12 lOMoAR cPSD| 41487147
liền hậu phương miền Bắc với các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam và ở Lào,
Campuchia tạo thành một hệ thống căn cứ địa - hậu phương liên hoàn, rộng lớn.
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân
ta, trong điều kiện khó khăn do đất nước bị chia cắt, chiến trường chính cách xa
hậu phương. Chính nhờ các căn cứ địa cách mạng - hậu phương tại chỗ của quân
ta, đã kịp thời đóng góp, chi viện để người lính có thể bảo đảm chiến đấu. Căn
cứ địa cách mạng chính là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất và tinh thần cho
mỗi người lính yên tâm ra chiến trường, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc lập cho dân tộc.
Chương 3. Đánh giá 3.1. Thành tựu
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam có đóng góp to lớn đến từ việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách
mạng theo quan điểm của Đảng. Đảng ta đã có những chủ trương, chỉ đạo đúng
đắn, sáng tạo, linh hoạt với hoàn cảnh cuộc chiến xảy ra. Nhờ đó, việc xây
dựng hậu phương miền Bắc cùng với các căn cứ địa cách mạng miền Nam đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp tích cực cho chiến trường, tạo điều
kiện để quân ta giành được chiến thắng trước kẻ thù.
Ngay từ khi vừa tiếp quản miền Bắc, Đảng ta đã xác định phải xây dựng
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc là nền tảng của cách mạng cả nước.
Dù phải đối mặt với khó khăn lớn khi miền Bắc bị tàn phá do chiến tranh, Đảng
ta đã tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhờ đó, chỉ sau ba năm, đời
sống nhân dân đã đi vào ổn định, các lĩnh vực khác nhau đã được khôi phục, là
các bước đầu tiên cho việc xây dựng hậu phương miền Bắc.
Dựa trên nền tảng thắng lợi từ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh,
Đảng ta đã đề ra các chính sách nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
giáo dục, quân sự,...vừa đảm bảo cho đời sống nhân dân, vừa tích lũy nguồn lực
nhằm tiếp hành chi viện cho miền Nam. Nhờ đó miền Bắc đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Đến năm 1965, nông nghiệp miền Bắc đã có 18.600 hợp tác xã 13 lOMoAR cPSD| 41487147
bậc cao, năng suất đạt 5 tấn/ha/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm
công nông nghiệp tăng qua từng năm, từ 42,4% năm 1960 tăng lên 53% năm
1965. Công nghiệp miền Bắc đã sản xuất được 90% hàng tiêu dùng thiết yếu.
Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế,...cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ
năm 1965, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đảng ta đã chuyền
miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Dù trong
điều kiện khó khăn, miền Bắc vẫn duy trì năng lực sản xuất bằng với giai đoạn trước
Nhờ những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
miền Bắc, một nguồn lực to lớn đã được chi viện vào miền Nam, tiếp sức cho
quân dân miền Nam đánh thắng kẻ thù. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ
năm 1959 đến năm 1975 hậu phương miền Bắc đã chi viện cho các chiến
trường gần 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí trang bị kỹ
thuật. Bên cạnh vật lực thì nguồn nhân lực được chi viện vào Nam cũng là một
con số to lớn. Toàn miền Bắc đã huy động trên 3 triệu người phục vụ chiến
tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5
triệu người. Có tới trên 70% số hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu
trên các chiến trường; trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm trên 63% trong số lao
động trực tiếp, để nam giới đi đánh giặc, cứu nước.
Bên cạnh vai trò to lớn trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc, việc
xây dựng các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam cũng đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Do hoàn cảnh cuộc chiến, đất nước bị chia cắt, chiến trường và hậu
phương cách xa nhau, nhờ các căn cứ địa cách mạng mà đảm bảo được sự chi
viện kịp thời cho các trận đánh. Trong 15 năm (1960-1975), hậu phương tại chỗ
đã đáp ứng được 22,5% vật lực cho lực lượng vũ trang, nếu tính cả chiến lợi
phẩm thu được thì con số là 35%. Nhờ các căn cứ địa cách mạng, ta có thể kịp
thời thực hiện các chiến dịch tiến công địch. Có thể kể đến như cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, nhờ các căn cứ địa cách mạng trong
các đô thị mà ta có thể tạo nên sự bất ngờ lớn khi tấn công vào các cơ quan đầu 14 lOMoAR cPSD| 41487147
não của địch, thay đổi cục diện cuộc chiến, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh.
Nhìn chung, việc xây dựng hậu phương. căn cứ địa cách mạng của Đảng
ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. 3.2. Hạn chế
Việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng của Đảng ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì cũng xuất
hiện một vài hạn chế. Đối với xây dựng hậu phương miền Bắc, một số hạn chế
của Đảng ta xuất hiện trong giai đoạn khôi phục miền Bắc sau thời chống Pháp.
Công cuộc cải cách ruộng đất của Đảng đã phạm một số sai lầm, ảnh hưởng đến
sự ổn định xã hội. Bên cạnh đó, dù xác lập được một quan hệ sản xuất mới,
nhưng trình độ sản xuất và kỹ thuật còn lạc hậu, kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ,
manh mún, năng suất thấp đã làm cho giai đoạn đầu xây dựng, hậu phương
miền Bắc chỉ có thể tích lũy tích một nguồn lực tương đối hạn chế. Đối với các
căn cứ địa cách mạng ở miền Nam, sau Hiệp định Geneva, mặc dù Đảng ta có
chủ trương duy trì các căn cứ này, nhưng do chưa kịp thời nhận ra âm mưu của
Mỹ, điều này làm cho các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam bị chính quyền Sài
Gòn truy quét, lực lượng cách mạng bị tổn thất nghiêm trọng. 15 lOMoAR cPSD| 41487147 Kết luận
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), việc xây dựng
hậu phương, căn cứ địa cách mạng của Đảng ta đã góp phần to lớn vào thắng lợi
vẻ vang của dân tộc trước kẻ thù, tiến tới thống nhất đất nước. Quân và dân
miền Bắc tích cực sản xuất, tích lũy nguồn lực to lớn để hỗ trợ cho miền Nam.
Nhờ đó mà mỗi người lính ra trận được đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần vì
sau lưng đã có một hậu phương miền Bắc vững chắc, luôn hướng về tiền tuyến.
Căn cứ địa cách mạng trong miền Nam cũng là hậu phương tại chỗ, giúp quân
đội có nơi đứng chân, chuẩn bị trước khi ra trận. Các căn cứ địa cách mạng cũng
là nơi kịp thời đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho các mặt trận. Trong hoàn cảnh
đất nước bị chia cắt, chính nhờ sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa hậu phương
miền Bắc và các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam đã tạo nên một hệ thống chi
viện nối dài từ Bắc vào Nam. Hậu phương, căn cứ địa cách mạng đã thể hiện
một vai trò to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. 16 lOMoAR cPSD| 41487147
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, tập IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị (2015), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Đại tá, PGS.TS Dương Hồng Anh (2015), Hậu phương miền Bắc xã hội chủ
nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Truy xuất từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/35427/hau-
phuong-mien-bac-xa-hoi-chunghia-trong-khang-chien-chong-my%2C-cuu- nuoc.aspx
4. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử quân
sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5 . Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến, tập II, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 17