Xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu sắc chấm | Bài tập lớn Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Từ bao đời nay, nghề nhuộm chàm đã len lỏi trong từng nếp sống của người Việt,  trở thành một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, tại các  bản làng vùng cao phía Bắc, nơi những triền đồi xanh mướt cây chàm ôm trọn đất  trời, đồng bào dân tộc Mông đã lưu giữ và phát triển kỹ thuật nhuộm chàm độc đáo  qua bao thế hệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
58 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu sắc chấm | Bài tập lớn Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Từ bao đời nay, nghề nhuộm chàm đã len lỏi trong từng nếp sống của người Việt,  trở thành một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, tại các  bản làng vùng cao phía Bắc, nơi những triền đồi xanh mướt cây chàm ôm trọn đất  trời, đồng bào dân tộc Mông đã lưu giữ và phát triển kỹ thuật nhuộm chàm độc đáo  qua bao thế hệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ
Chủ đề
XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU SẮC CHÀM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thương Huyền
Lớp : Thông tin đối ngoại K41
Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Ánh- MSV: 2156100011
Lê Ngọc Mai - MSV: 2156100036
Ngô Thị Quỳnh- MSV: 2156100051
Vũ Minh Tâm - MSV: 2156100052
La Thảo Trang - MSV: 2156100061
Hà Nội, 2025
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nguyễn Thị Thương
Huyền đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức về môn Xây dựng
hình ảnh thương hiệu và thương hiệu quốc tế trong suốt học kỳ vừa qua. Những
bài giảng của cô không chỉ giúp chúng em hiểu rõ hơn về lý thuyết mà còn cung
cấp những dụ thực tiễn, giúp chúng em cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn
về môn học cũng như lĩnh vực này.
Chúng em cũng xin cảm ơn đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện
bài tập cuối kỳ này. Đây hội quý báu để em áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Quá trình thực
hiện bài tập đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng
quản hình ảnh thương hiệu, cũng như những thách thức hội các
doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình này.
Trong quá trình thực hiện bài tập, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn
về các chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhiều doanh nghiệp khác
nhau. Chúng em nhận thấy rằng, để xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh
mẽ bền vững, các doanh nghiệp cần phải một chiến lược rõ ràng, nhất
quán và phù hợp với giá trị cốt lõi của mình. Đồng thời, việc lắng nghe thấu
hiểu khách hàng cũng yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng được
lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô. Chúng em hy vọng
rằng những kiến thức kinh nghiệm thu được từ môn học này sẽ nền tảng
vững chắc giúp chúng em phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Trân trọng,
Nhóm 8
I. TỔNG QUAN THƯƠNG HIỆU
Từ bao đời nay, nghề nhuộm chàm đã len lỏi trong từng nếp sống của
người Việt, trở thành một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc biệt, tại các bản làng vùng cao phía Bắc, nơi những triền đồi xanh mướt cây
chàm ôm trọn đất trời, đồng bào dân tộc Mông đã lưu giữ và phát triển kỹ thuật
nhuộm chàm độc đáo qua bao thế hệ. Không chỉ đơn thuần cách tạo nên sắc
xanh đậm đầy cuốn hút cho vải vóc, nhuộm chàm còn phản ánh sự khéo léo, cần
mẫn tinh thần gìn giữ di sản của người Việt, biến mỗi tấm vải thành một tác
phẩm nghệ thuật thấm đẫm giá trị văn hóa và tâm hồn dân tộc.
Trước sự bùng nổ của thuốc nhuộm tổng hợp sản xuất công nghiệp
ngày nay, nhuộm chàm truyền thống vẫn giữ nguyên được giá trị nguyên bản
của mình nhờ kỹ thuật tự nhiên, không gây hại môi trường. Tuy nhiên, việc
nhuộm chàm thủ công đòi hỏi rất nhiều thời giansự kiên nhẫn. Bởi lẽ đây
một quy trình công phu, bắt đầu từ việc trồng cây lanh và lá chàm trên các sườn
đồi. Lá chàm sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quá trình lên men, pha trộn với
nhiều nguyên liệu tự nhiên như nước suối sạch, vôi, tro gỗ, cháo cồn. Quy
trình này đòi hỏi thời gian từ 10 ngày đến cả tháng. Chính điều này làm tăng
thêm giá trị độc đáo của những sản phẩm thủ công.
Hiện nay, xu hướng thời trang bền vững đang ngày càng được ưa chuộng,
đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng hiện đại
không chỉ quan tâm đến thiết kế hay giá thành còn chú trọng đến nguồn gốc
tác động môi trường của sản phẩm. Đây do khiến những sản phẩm sử
dụng nguyên liệu tự nhiên, quy trình sản xuất không gây ô nhiễm và có tính bền
vững lâu dài trở nên phổ biến.
Trong bối cảnh này, nhuộm chàm thủ công được xem như một lựa chọn
hoàn hảo. Sản phẩm từ nhuộm chàm không chỉ đảm bảo thân thiện với môi
trường còn chứa đựng giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Quy trình
nhuộm chàm sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, từ chàm đến cách thức
chế tạo màu nhuộm, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất độc hại. Việc sử dụng
các sản phẩm từ nhuộm chàm truyền thống còn phù hợp với xu hướng “sống
xanh” “mua sắm trách nhiệm.” Người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về
vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường, và lựa chọn những sản phẩm thời
trang bền vững là một trong những cách họ đóng góp vào mục tiêu này.
Nhận thấy tiềm năng từ thị trường thời trang bền vững, nhóm sinh viên
đến từ Học viện Báo chí Tuyên truyền đã cùng nhau xây dựng thương hiệu
Sắc Chàm với mong muốn mang lại những sản phẩm nhuộm chàm thủ công,
không chỉ thân thiện với môi trường còn mang đậm giá trị văn hóa truyền
thống. Sắc Chàm hướng đến việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá
thành hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hiện đại, vừa góp phần lan tỏa
thông điệp sống xanh và bảo tồn các làng nghề thủ công của Việt Nam.
II. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1. Câu chuyện thương hiệu
Đầu năm 2024, nhóm 5 bạn sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền
đã nảy ra ý tưởng kinh doanh các sản phẩm nhuộm chàm lấy cảm hứng từ câu
chuyện của Phạm Vân – một cô gái trẻ từ miền xuôi quyết định gắn bó với vùng
đất Sa Pa, nơi chị tìm thấy đam mê với chàm và các giá trị văn hóa truyền thống.
Phạm Vân một người yêu thích khám phá văn hóa thiên nhiên.
gái gốc Nam Định từng tốt nghiệp chuyên ngành lâm nghiệp tại một trường đại
học Nội, nhưng chính những chuyến đi rong ruổi qua nhiều miền đất đã
đưa chị đến với đại ngàn Tây Bắcnghệ thuật nhuộm chàm truyền thống. Tại
đây, chị bén duyên với chàm nhờ một gia đình H’Mông Sa Pa, nơi nghề
nhuộm chàm được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Từ lần chạm tay đầu tiên vào chàm, niềm say kỳ lạ với chất liệu của
núi rừng đã nảy nở trong Vân. Chị tìm đến các bản làng để học cách chàm,
nhuộm vải và nắm vững những bí quyết tinh tế như xem ngày, nhìn thời tiết hay
cảm nhận bằng giác quan để điều chỉnh từng công đoạn. Qua nhiều năm tự học
thử nghiệm, Vân đã tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm dồi dào về nhuộm
chàm và sáng tạo nên các sản phẩm thủ công độc đáo, giàu giá trị nhân văn.
Trong quá trình tìm hiểu về nhuộm chàm, nhóm sinh viên đã hội
gặp được Vân và bắt đầu học hỏi về quy trình nhuộm vải chàm. Dưới sự giúp đỡ
truyền cảm hứng từ chị Phạm Vân, nhóm bạn trẻ đã quyết tâm lên kế hoạch
sản xuất và đưa sản phẩm nhuộm chàm đến gần hơn với thị trường dưới sự giúp
đỡ của chị Vân. Không chỉ đơn thuần kinh doanh, họ mong muốn kể câu chuyện
của Sắc Chàm – biểu tượng của sự bền bỉ, sáng tạo và lòng tự hào về những giá
trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
2. Tuyên bố của thương hiệu
2.1. Mục đích
Thương hiệu “Sắc Chàm” được thành lập với mục đích cốt lõi là bảo tồn,
phát triển và lan tỏa giá trị của nghệ thuật nhuộm chàm – một di sản văn hóa độc
đáo của Việt Nam. Sự ra đời của “Sắc Chàm” không chỉ câu chuyện về thời
trang còn hành trình kết nối quá khứ hiện tại, giữ gìn tinh hoa truyền
thống trong dòng chảy hiện đại hóa.
Một trong những mục đích chính của “Sắc Chàm” bảo tồn nghệ thuật
nhuộm chàm – tquy trình kỹ thuật cho đến ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nghề.
Chúng tôi hiểu rằng, mỗi sản phẩm chàm không chỉ đơn thuần một tấm vải
hay món đồ thời trang còn kết tinh của thời gian, công sức tâm huyết
của người nghệ nhân. vậy, “Sắc Chàm” cam kết hợp tác với các làng nghề,
hỗ trợ nghệ nhân bằng cách tạo ra thị trường ổn định công bằng cho sản
phẩm thủ công. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng tới việc truyền dạy kỹ thuật
nhuộm chàm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là con em các làng nghề, để nghệ thuật này
không chỉ được giữ gìn mà còn được tiếp nối và phát triển.
Một mục đích quan trọng khác của “Sắc Chàm” là thúc đẩy xu hướng thời
trang bền vững tại Việt Nam. Trong thời kỳ thời trang nhanh đang gây ra
những tác động tiêu cực lớn đến môi trường, chúng tôi muốn mang đến một lựa
chọn khácthời trang gắn liền với thiên nhiên sự bền vững. Từ nguyên liệu
tự nhiên như cây chàm, quy trình “Sắc Chàm” không chỉ giúp bảo vệ môi trường
mà còn truyền tải thông điệp sống ý thức hơn đến khách hàng.
“Sắc Chàm” không chỉ một thương hiệu thời trang, một phong
trào tái kết nối với di sản văn hóa. Mục đích lớn nhất của chúng tôi là tạo nên sự
gắn kết giữa truyền thống hiện đại, khơi dậy tình yêu văn hóa trong mỗi
người Việt, và mở ra một tương lai bền vững cho nghề thủ công Việt Nam.
2.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của “Sắc Chàm” “Kết nối di sản hiện đại”, với mục tiêu
trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực thời trang thủ công bền vững tại
Việt Nam, kết nối sâu sắc giữa di sản văn hóa dân tộc và thẩm mỹ hiện đại.
Chúng tôi không chỉ nhìn nhận nghệ thuật nhuộm chàm như một giá trị
cần bảo tồn mà còn xem đó là nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo ra những sản
phẩm mang dấu ấn độc bản. “Sắc Chàm” hướng tới việc định vị bản thân không
chỉ một thương hiệu thời trang còn một biểu tượng của sự giao thoa
giữa truyền thống và tương lai, giữa nghệ thuật và cuộc sống.
“Sắc Chàm” mong muốn tạo ra không gian sáng tạo nơi nghệ thuật thủ
công không chỉ được trưng bày còn được sống, trải nghiệm tương tác.
Chúng tôi kỳ vọng vào một hệ sinh thái bao gồm các không gian trải nghiệm,
nơi khách hàng có thể trực tiếp tham gia vào các quy trình thủ công như nhuộm
chàm, thiết kế, và sản xuất.
Trong tương lai, “Sắc Chàm” sẽ không chỉ một thương hiệu còn
một cộng đồng tập hợp những con người chung đam với di sản văn hóa
Việt Nam, từ nghệ nhân, nhà thiết kế cho đến người tiêu dùng. Tầm nhìn của
“Sắc Chàm” không chỉbảo tồn những giá trị còn là làm mới truyền
tải chúng một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh hiện đại. Chúng tôi tin rằng,
thông qua thời trang, những giá trị văn hóa tưởng chừng như xa xưa thể trở
thành một phần gần gũi trong cuộc sống ngày nay. “Sắc Chàm” sẽ không chỉ
góp phần phục hồi nghề nhuộm chàm tại Việt Nam còn nâng cao vị thế
của trên thị trường toàn cầu. Chúng tôi hướng tới việc biến chàm trở thành
một biểu tượng thời trang thủ công của Việt Nam, cạnh tranh sánh vai cùng
các sản phẩm thủ công cao cấp từ các quốc gia khác. Chúng tôi muốn mỗi sản
phẩm của mình được quốc tế công nhận không chỉ chất lượng còn câu
chuyện văn hóa đằng sau câu chuyện của bàn tay nghệ nhân, của truyền
thống bền bỉ và sáng tạo độc đáo.
“Sắc Chàm” mong muốn hành trình của mình sẽ không chỉ dừng lại ở việc
tạo ra các sản phẩm đẹp còn góp phần định hình cách con người Việt Nam
kết nối với di sản văn hóa của mình – một cách tự hào, bền vững và sáng tạo.
2.3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của thương hiệu “Sắc chàm” là bảo tồn, phát triển và lan tỏa giá
trị nghệ thuật nhuộm chàm - một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam. Đồng
thời thúc đẩy thời trang bền vững, sáng tạo giàu giá trị nhân văn.. Chúng tôi
mong muốn mang đến niềm tự hào và trải nghiệm ý nghĩa cho khách hàng thông
qua các sản phẩm thủ công chất lượng cao, kết nối truyền thống hiện đại để
truyền cảm hứng về tình yêu văn hóa, môi trường và lối sống có ý thức.
2.4. Giá trị cốt lõi
Người dùng là trung tâm: Chúng tôi luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, thấu hiểu
nhu cầu và mong muốn của họ để tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc
đáo, mang đậm giá trị văn hóa. Mỗi sản phẩm không chỉ món đồ thời trang
mà còn là cầu nối đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khách hàng.
Đảm bảo chất lượng: Cam kết sản xuất các sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tự
nhiên, an toàn, bền vững. Chúng tôi sử dụng quy trình nhuộm thủ công tinh tế,
giữ gìn kỹ thuật truyền thống, kết hợp với quản lý chất lượng nghiêm ngặt để tạo
ra những sản phẩm có giá trị vượt thời gian.
Phát triển bền vững: Thúc đẩy thời trang bền vững, giảm thiểu tác động đến môi
trường thông qua việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên quy trình sản xuất thân
thiện.
3. Giá thành sản phẩm
- Áo nhuộm chàm: 800.000 - 1.000.000 VNĐ
- Túi tote nhuộm chàm: 300.000 VNĐ.
- Khăn choàng chàm: 400.000 - 600.000 VNĐ.
- Túi đeo chéo: 500.000 - 800.000 VNĐ
- Túi đựng bút chàm: 100.000 - 200.000 VNĐ.
- Dây đeo chìa khóa: Từ 150.000 - 250.000 VNĐ.
III. HỆ THỐNG NHẬN DẠNG HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU
1. Tên thương hiệu
Cái tên “Sắc Chàm” không chỉ đơn thuần một thương hiệu, còn
biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. “Sắc” đại diện cho sự
đa dạng tinh tế của màu sắc, thể hiện nét sáng tạo không giới hạn trong từng
thiết kế. “Chàm” màu sắc đặc trưng của văn hóa nhuộm vải truyền thống,
đồng thời gợi nhắc đến những giá trị di sản lâu đời của dân tộc Việt. Sự kết hợp
này mang đến thông điệp sâu sắc: mỗi sản phẩm của “Sắc Chàm” không chỉ
thời trang, mà còn là một câu chuyện về nghệ thuật thủ công, về niềm tự hào văn
hóa, và về một lối sống bền vững.
2. Slogan
Slogan: “Nét đẹp di sản, sắc màu vượt thời gian”
Sắc Chàm mang trong mình một thông điệp sâu sắc về việc kết hợp giữa
giá trị truyền thống sự phát triển bền vững. Cụm từ “Nét đẹp di sản” nhấn
mạnh vẻ đẹp sâu sắc của những giá trị văn hóa, truyền thống đã được gìn giữ
qua nhiều thế hệ. Điều này thể hiện sự trân trọng và bảo vệ những giá trị lịch sử,
đặc biệt trong lĩnh vực nhuộm chàm, một nghệ thuật lâu đời. Còn “sắc màu
vượt thời gian” hình ảnh ẩn dụ cho sự trường tồn của di sản qua thời gian,
đồng thời ám chỉ tính linh hoạt sự phát triển của sản phẩm trong bối cảnh
hiện đại. Màu sắc chàm, không chỉ đẹp và đặc trưng mà còn tượng trưng cho sự
bền bỉ, với khả năng tồn tại và phát triển qua mọi thời đại.
Slogan phản ánh cam kết của thương hiệu Sắc Chàm trong việc bảo tồn
những giá trị di sản quý báu mang chúng đến gần hơn với thế hệ hôm nay,
trong khi vẫn giữ được tính chất trường tồn và vượt thời gian của chúng.
3. Tính cách thương hiệu
Bền vững - Độc đáo - Truyền thống - Hiện đại
Bền vững: Sắc Chàm cam kết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản
xuất thân thiện với môi trường. Vải nhuộm chàm được làm từ chàm, một loại
cây có thể tái sinh và không gây hại cho môi trường. Quy trình nhuộm vải cũng
không sử dụng hóa chất độc hại, giúp bảo vệ nguồn nước đất đai. Thương
hiệu hướng tới việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sự
phát triển bền vững.
Độc đáo: Sắc Chàm mang đến những sản phẩm thời trang độc đáo nhờ vào kỹ
thuật nhuộm chàm truyền thống kết hợp với thiết kế hiện đại. Mỗi sản phẩm đều
mang dấu ấn riêng, không chỉ về màu sắc còn về họa tiết kiểu dáng. Sự
kết hợp này tạo nên những bộ trang phục không giống bất kỳ sản phẩm nào khác
trên thị trường, giúp khách hàng thể hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét.
Truyền thống: Sắc Chàm tôn vinh bảo tồn nghệ thuật nhuộm chàm truyền
thống của dân tộc. Mỗi sản phẩm đều chứa đựng câu chuyện giá trị văn hóa
lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thương hiệu không chỉ bán
sản phẩm còn giới thiệu giáo dục khách hàng về quy trình nhuộm chàm
và ý nghĩa văn hóa của nó, góp phần giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền
thống.
Hiện đại: Sắc Chàm không ngừng sáng tạo đổi mới để đáp ứng nhu cầu của
thị trường hiện đại. Các thiết kế của thương hiệu kết hợp giữa nét đẹp truyền
thống phong cách thời trang hiện đại, phù hợp với xu hướng sở thích của
giới trẻ. Thương hiệu cũng sử dụng các kênh bán hàng và quảng bá hiện đại như
mạng xã hội và thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
4. Nhận diện thương hiệu
4.1. Logo
Vertical Logo:
Horizontal Logo:
Logo Variation:
4.2. Ngôn ngữ thiết kế
Logo của Sắc Chàm kể câu chuyện về sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con
người và văn hóa Việt Nam – những giá trị cốt lõi tạo nên linh hồn thương hiệu.
Các biểu tượng trong logo, mặc nguồn gốc từ hệ thống biểu tượng hobo,
đã được tái diễn giải để gắn bó sâu sắc với truyền thống và tinh thần Việt Nam,
tạo nên một thông điệp ý nghĩa:
Thiên nhiên - "Plants/Trees" (Dấu chấm và gạch ngang)
Trong văn hóa Việt Nam, thiên nhiên luôn là một phần không thể tách rời
của cuộc sống. Biểu tượng cây cối đại diện cho sự trân trọng gìn giữ môi
trường tự nhiên, cây chàm chính biểu trưng tiêu biểu. nguồn nguyên
liệu chủ yếu trong nghề nhuộm thủ công, cây chàm không chỉ mang giá trị vật
chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần, tượng trưng cho sự gắn kết giữa con người
với đất trời, sự sinh sôi và tái sinh. Sắc Chàm tôn vinh giá trị này bằng việc gìn
giữ quy trình thủ công truyền thống, bảo vệ thiên nhiên qua từng sản phẩm.
Tinh thần văn hóa - "Spirit" (Vòng tròn và gạch ngang)
Biểu tượng vòng tròn gợi lên triết "thiên - địa - nhân" trong văn hóa Á
Đông, thể hiện sự hòa hợp giữa con người trụ. Tại Việt Nam, nghề thủ
công truyền thống, đặc biệt nghề nhuộm chàm, không chỉ đơn thuần một
công việc, còn một di sản văn hóa, nơi những nghệ nhân đặt trọn tâm
huyết và tinh thần sáng tạo vào từng sản phẩm. Thương hiệu Sắc Chàm tiếp nối
tinh thần này, biến mỗi sản phẩm thành một tác phẩm nghệ thuật đậm chất văn
hóa, mang theo câu chuyện về lòng tự hào dân tộc.
Sự kết nối - "Connection" (Hai vòng tròn lồng nhau)
Người Việt từ lâu đã coi trọng triết "tứ hải giai huynh đệ" sự gắn kết
giữa người với người giữa con người với thiên nhiên. Biểu tượng này nhắc
đến mối quan hệ bền chặt giữa các thế hệ trong việc gìn giữ phát triển nghề
truyền thống. Đối với Sắc Chàm, đó là sự kết nối giữa quá khứhiện tại, giữa
làng nghề Việt Nam và thị trường toàn cầu, giữa những giá trị cổ xưa và nhu cầu
hiện đại. Mỗi sản phẩm không chỉ là món đồ hữu dụng mà còn là sợi dây gắn kết
khách hàng với câu chuyện văn hóa.
Cân bằng nội tại - "Internal" (Hai gạch chéo)
Người Việt tin rằng sự cân bằng trong tâm hồncuộc sống là chìa khóa
dẫn đến hạnh phúc. Biểu tượng này gợi nhớ đến triết "hòa khí sinh tài," thể
hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và đổi mới. Sắc
Chàm hướng đến việc bảo vệ môi trường thông qua quy trình sản xuất bền vững,
đồng thời mang đến những sản phẩm thủ công đậm chất văn hóa nhưng vẫn phù
hợp với phong cách sống hiện đại.
4.3. Color palette
Bảng màu xanh lam trắng cho các sản phẩm quần áo, túi xách từ vải
nhuộm chàm mang đến sự kết hợp giữa tinh tế bền vững, dễ dàng truyền tải
thông điệp về chất lượng thủ công văn hóa truyền thống. Trong thời trang,
xanh lam biểu trưng cho sự tin cậy và ổn định, trong khi màu trắng gợi cảm giác
tinh khiết thanh lịch. Sự kết hợp này tạo nên một phong cách vừa bền vững,
vừa dễ dàng ứng dụng trong các xu hướng thời trang hiện đại.
5. Nhạc hiệu và nhạc cắt
6. Website
7. Mô phỏng sản phẩm
Packaging
IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
1. Chuẩn bị lập kế hoạch truyền thông
Chủ thể thực hiện truyền thông: Nhóm sinh viên lớp Thông tin đối ngoại
K41 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường thời trang hiện nay đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của
xu hướng thời trang bền vững và thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng
ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của các sản phẩm thời
trang, đặc biệt là những sản phẩm mang giá trị văn hóa và truyền thống. Vải
nhuộm chàm, với lịch sử lâu đời và quy trình sản xuất thủ công tỉ mỉ, đang thu
hút sự chú ý của nhiều nhà thiết kế và thương hiệu thời trang.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số thương hiệu thời trang nội
địa sử dụng vải nhuộm chàm như Kilomet109, More Than Blue, Indigo Store,
và Kimono Ơi. Những thương hiệu này đã bước đầu thành công trong việc kết
hợp yếu tố truyền thống với thiết kế hiện đại, tạo ra các sản phẩm độc đáo và thu
hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều tiềm
năng phát triển, đặc biệt là khi xu hướng thời trang bền vững ngày càng phổ
biến.
Giá thành sản phẩm từ vải nhuộm chàm trên thị trường có sự dao động tùy
thuộc vào chất ợng vải quy trình nhuộm. Hiện nay, giá của một mét vải
nhuộm chàm thường dao động từ 100.000 đến 150.000 VNĐ. Đối với các sản
phẩm thời trang hoàn chỉnh như áo, váy, hoặc phụ kiện, giá thể cao hơn
nhiều, tùy thuộc vào thiết kế và thương hiệu.
Thương hiệu thời trang vải nhuộm chàm không chỉ mang lại giá trị kinh tế
còn góp phần bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Với chiến
lược tiếp thị đúng đắn và sự cam kết về chất lượng, thương hiệu có thể tạo dựng
được vị thế vững chắc trên thị trường thời trang bền vững.
Phân tích PETS
Chính
trị
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích phát triển các ngành nghề
truyền thống và bảo tồn văn hóa dân tộc. Các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho thương hiệu thời trang vải nhuộm chàm. Tuy
nhiên, cần lưu ý đến các quy định về bảo vệ môi trường và lao động để
đảm bảo tuân thủ pháp luật
Kinh
tế
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân
ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều này tạo ra cơ hội
cho các sản phẩm thời trang cao cấp và độc đáo như vải nhuộm chàm.
Tuy nhiên, biến động kinh tế toàn cầu và lạm phát có thể ảnh hưởng đến
sức mua của người tiêu dùng
Xã hội
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững và
thân thiện với môi trường. Xu hướng thời trang bền vững đang trở nên
phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Việc sử dụng vải nhuộm chàm
không chỉ đáp ứng nhu cầu về thời trang mà còn mang lại giá trị văn
hóa và lịch sử, giúp thương hiệu dễ dàng thu hút sự chú ý của khách
hàng
Công
nghệ
Công nghệ nhuộm và sản xuất vải ngày càng tiên tiến, giúp cải thiện
chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường. Việc áp
dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất vải nhuộm chàm có thể
giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Ngoài ra, sự phát triển của các
kênh bán hàng trực tuyến và mạng xã hội cũng mở ra nhiều cơ hội tiếp
cận khách hàng mới.
Phân tích SWOT
MÔ HÌNH SWOT
Điểm
mạnh
- Các sản phẩm với thiết kế độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa và bản
sắc dân tộc Việt Nam
- Quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tự
nhiên và kỹ thuật thủ công, thương hiệu phù hợp với xu hướng thời
trang bền vững đang được ưa chuộng.
- Khả năng tùy chỉnh cao và kỹ thuật thủ công tinh xảo giúp thương
hiệu tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân hóa và có giá trị nghệ
thuật cao, phù hợp với phân khúc cao cấp.
- Kênh bán hàng online, kênh truyền thông đa dạng
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo
Điểm
yếu
- Quy mô sản xuất còn nhỏ, do phụ thuộc vào quy trình thủ công,
khiến thương hiệu khó đáp ứng được các đơn hàng lớn.
- Giá thành sản phẩm cao hơn so với hàng công nghiệp đại trà, làm hạn
chế khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng phổ thông.
- Quy trình thủ công cũng dễ dẫn đến sự không đồng đều về chất lượng
sản phẩm, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
- Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể tạo ra rủi ro
trong chuỗi cung ứng.
Cơ hội
- Nhu cầu và mối quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi
trường cũng như xu hướng thời trang bền vững ngày càng cao.
- Sự phát triển của du lịch văn hóa tại Việt Nam cũng là cơ hội để
quảng bá sản phẩm chàm như một phần của trải nghiệm văn hóa địa
phương.
- Kinh doanh trực tuyến và quảng bá qua mạng xã hội là giải pháp hiệu
quả để thương hiệu tiếp cận khách hàng với chi phí thấp
Thách - Cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu thời trang bền vững khác và
thức
hàng công nghiệp giả thủ công.
- Chi phí sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt là đối với nguyên liệu tự
nhiên và lao động thủ công.
- Thị hiếu thời trang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi phải đổi mới liên
tục để duy trì sự hấp dẫn.
- Việc quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu và nhân công chất lượng
cao cũng là một thách thức lớn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
TRỰC TIẾP
Indigo Store Bla is Blue More Than Blue
Giới
thiệu
Indigo Store là một
thương hiệu chuyên
về các sản phẩm thủ
công từ vải nhuộm
chàm, gắn liền với
các giá trị truyền
thống và bản sắc
Việt Nam.
Bla is Blue là thương
hiệu thời trang trẻ
trung, chuyên về các
sản phẩm nhuộm
chàm thủ công, tập
trung vào phong cách
hiện đại và sáng tạo.
More Than Blue là một
thương hiệu thời trang
bền vững, tập trung vào
các sản phẩm thủ công từ
nguyên liệu tự nhiên.
Thương hiệu hướng đến
phong cách tối giản, hiện
đại nhưng vẫn giữ nét
truyền thống.
Sản
phẩm
Quần áo, khăn
quàng, túi xách, đồ
trang trí nội thất.
Áo Kimono cách tân,
áo sơ mi, váy, đầm
maxi
Quần áo, váy được làm
từ các loại vải tự nhiên
như linen, cotton và vải
nhuộm chàm
Giá
thành
Từ 400.000 –
1.500.000 đồng
300.000 – 1.200.000
đồng
500.000 – 1.500.000
đồng
Câu
chuyện /
"Indigo Store – giữ
gìn di sản văn hóa
"Bla is Blue – tái tạo
giá trị truyền thống
"More Than Blue –
Tuyên
bố
thương
hiệu
thông qua từng sản
phẩm thủ công."
Thương hiệu tập
trung vào việc bảo
tồn và phát huy nghệ
thuật nhuộm chàm
truyền thống.
theo phong cách hiện
đại." Thương hiệu
mang đến một cái
nhìn mới mẻ về vải
nhuộm chàm, kết nối
giữa quá khứ và hiện
tại.
mang sắc màu của thiên
nhiên đến cuộc sống hiện
đại." Thương hiệu hướng
đến việc bảo vệ môi
trường và truyền tải câu
chuyện của các chất liệu
tự nhiên.
Điểm
mạnh
- Nổi bật với các sản
phẩm mang đậm nét
văn hóa truyền
thống, phù hợp với
khách hàng yêu thích
bản sắc địa phương-
- Đa dạng sản phẩm,
từ thời trang đến nội
thất
- Mang đến hình ảnh
thương hiệu mộc
mạc, gần gũi nhưng
vẫn có giá trị văn hóa
sâu sắc.
- Sản phẩm sử dụng
chất liệu tự nhiên, an
toàn và thân thiện
với môi trường.
- Giá thành cạnh
tranh, phù hợp với
đối tượng khách
hàng phổ thông và
trung cấp.
- Thiết kế tối giản, hiện
đại, phù hợp với nhiều
đối tượng khách hàng.
- Hoạt động truyền thông
trên các nền tảng mạng
xã hội tương đối hiệu
quả, các ấn phẩm quảng
bá sản phẩm (lookbook)
được đầu tư kỹ lưỡng và
có tính sáng tạo.
Điểm
yếu
- Thiết kế còn nặng
tính truyền thống,
chưa có nhiều sự
cách tân để phù hợp
với xu hướng hiện
đại.
- Phụ thuộc nhiều
vào đối tượng khách
- Thiết kế không đa
dạng, thiếu sự đổi
mới, dễ tạo cảm giác
nhàm chán.
- Phong cách trầm
mặc, không thực sự
trẻ trung, kém thu
hút giới trẻ năng
- Sản phẩm chỉ giới hạn
trong các mặt hàng quần
áo và váy, không đa dạng
các mẫu mã sản phẩm
khác
| 1/58

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------ BÀI TẬP LỚN
MÔN: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ Chủ đề
XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU SẮC CHÀM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thương Huyền Lớp
: Thông tin đối ngoại K41
Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Ánh- MSV: 2156100011
Lê Ngọc Mai - MSV: 2156100036
Ngô Thị Quỳnh- MSV: 2156100051
Vũ Minh Tâm - MSV: 2156100052
La Thảo Trang - MSV: 2156100061 Hà Nội, 2025 LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thương
Huyền đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức về môn Xây dựng
hình ảnh thương hiệu và thương hiệu quốc tế trong suốt học kỳ vừa qua. Những
bài giảng của cô không chỉ giúp chúng em hiểu rõ hơn về lý thuyết mà còn cung
cấp những ví dụ thực tiễn, giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
về môn học cũng như lĩnh vực này.
Chúng em cũng xin cảm ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện
bài tập cuối kỳ này. Đây là cơ hội quý báu để em áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Quá trình thực
hiện bài tập đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng
và quản lý hình ảnh thương hiệu, cũng như những thách thức và cơ hội mà các
doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình này.
Trong quá trình thực hiện bài tập, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn
về các chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhiều doanh nghiệp khác
nhau. Chúng em nhận thấy rằng, để xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh
mẽ và bền vững, các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược rõ ràng, nhất
quán và phù hợp với giá trị cốt lõi của mình. Đồng thời, việc lắng nghe và thấu
hiểu khách hàng cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng được
lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô. Chúng em hy vọng
rằng những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ môn học này sẽ là nền tảng
vững chắc giúp chúng em phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Trân trọng, Nhóm 8
I. TỔNG QUAN THƯƠNG HIỆU
Từ bao đời nay, nghề nhuộm chàm đã len lỏi trong từng nếp sống của
người Việt, trở thành một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc biệt, tại các bản làng vùng cao phía Bắc, nơi những triền đồi xanh mướt cây
chàm ôm trọn đất trời, đồng bào dân tộc Mông đã lưu giữ và phát triển kỹ thuật
nhuộm chàm độc đáo qua bao thế hệ. Không chỉ đơn thuần là cách tạo nên sắc
xanh đậm đầy cuốn hút cho vải vóc, nhuộm chàm còn phản ánh sự khéo léo, cần
mẫn và tinh thần gìn giữ di sản của người Việt, biến mỗi tấm vải thành một tác
phẩm nghệ thuật thấm đẫm giá trị văn hóa và tâm hồn dân tộc.
Trước sự bùng nổ của thuốc nhuộm tổng hợp và sản xuất công nghiệp
ngày nay, nhuộm chàm truyền thống vẫn giữ nguyên được giá trị nguyên bản
của mình nhờ kỹ thuật tự nhiên, không gây hại môi trường. Tuy nhiên, việc
nhuộm chàm thủ công đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Bởi lẽ đây là
một quy trình công phu, bắt đầu từ việc trồng cây lanh và lá chàm trên các sườn
đồi. Lá chàm sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quá trình lên men, pha trộn với
nhiều nguyên liệu tự nhiên như nước suối sạch, vôi, tro gỗ, cháo và cồn. Quy
trình này đòi hỏi thời gian từ 10 ngày đến cả tháng. Chính điều này làm tăng
thêm giá trị độc đáo của những sản phẩm thủ công.
Hiện nay, xu hướng thời trang bền vững đang ngày càng được ưa chuộng,
đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng hiện đại
không chỉ quan tâm đến thiết kế hay giá thành mà còn chú trọng đến nguồn gốc
và tác động môi trường của sản phẩm. Đây là lý do khiến những sản phẩm sử
dụng nguyên liệu tự nhiên, quy trình sản xuất không gây ô nhiễm và có tính bền
vững lâu dài trở nên phổ biến.
Trong bối cảnh này, nhuộm chàm thủ công được xem như một lựa chọn
hoàn hảo. Sản phẩm từ nhuộm chàm không chỉ đảm bảo thân thiện với môi
trường mà còn chứa đựng giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc. Quy trình
nhuộm chàm sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, từ lá chàm đến cách thức
chế tạo màu nhuộm, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất độc hại. Việc sử dụng
các sản phẩm từ nhuộm chàm truyền thống còn phù hợp với xu hướng “sống
xanh” và “mua sắm có trách nhiệm.” Người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về
vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường, và lựa chọn những sản phẩm thời
trang bền vững là một trong những cách họ đóng góp vào mục tiêu này.
Nhận thấy tiềm năng từ thị trường thời trang bền vững, nhóm sinh viên
đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cùng nhau xây dựng thương hiệu
Sắc Chàm với mong muốn mang lại những sản phẩm nhuộm chàm thủ công,
không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang đậm giá trị văn hóa truyền
thống. Sắc Chàm hướng đến việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá
thành hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hiện đại, vừa góp phần lan tỏa
thông điệp sống xanh và bảo tồn các làng nghề thủ công của Việt Nam.
II. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1. Câu chuyện thương hiệu
Đầu năm 2024, nhóm 5 bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đã nảy ra ý tưởng kinh doanh các sản phẩm nhuộm chàm lấy cảm hứng từ câu
chuyện của Phạm Vân – một cô gái trẻ từ miền xuôi quyết định gắn bó với vùng
đất Sa Pa, nơi chị tìm thấy đam mê với chàm và các giá trị văn hóa truyền thống.
Phạm Vân là một người yêu thích khám phá văn hóa và thiên nhiên. Cô
gái gốc Nam Định từng tốt nghiệp chuyên ngành lâm nghiệp tại một trường đại
học ở Hà Nội, nhưng chính những chuyến đi rong ruổi qua nhiều miền đất đã
đưa chị đến với đại ngàn Tây Bắc và nghệ thuật nhuộm chàm truyền thống. Tại
đây, chị bén duyên với chàm nhờ một gia đình H’Mông ở Sa Pa, nơi nghề
nhuộm chàm được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Từ lần chạm tay đầu tiên vào chàm, niềm say mê kỳ lạ với chất liệu của
núi rừng đã nảy nở trong Vân. Chị tìm đến các bản làng để học cách ủ chàm,
nhuộm vải và nắm vững những bí quyết tinh tế như xem ngày, nhìn thời tiết hay
cảm nhận bằng giác quan để điều chỉnh từng công đoạn. Qua nhiều năm tự học
và thử nghiệm, Vân đã tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm dồi dào về nhuộm
chàm và sáng tạo nên các sản phẩm thủ công độc đáo, giàu giá trị nhân văn.
Trong quá trình tìm hiểu về nhuộm chàm, nhóm sinh viên đã có cơ hội
gặp được Vân và bắt đầu học hỏi về quy trình nhuộm vải chàm. Dưới sự giúp đỡ
và truyền cảm hứng từ chị Phạm Vân, nhóm bạn trẻ đã quyết tâm lên kế hoạch
sản xuất và đưa sản phẩm nhuộm chàm đến gần hơn với thị trường dưới sự giúp
đỡ của chị Vân. Không chỉ đơn thuần kinh doanh, họ mong muốn kể câu chuyện
của Sắc Chàm – biểu tượng của sự bền bỉ, sáng tạo và lòng tự hào về những giá
trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
2. Tuyên bố của thương hiệu
2.1. Mục đích
Thương hiệu “Sắc Chàm” được thành lập với mục đích cốt lõi là bảo tồn,
phát triển và lan tỏa giá trị của nghệ thuật nhuộm chàm – một di sản văn hóa độc
đáo của Việt Nam. Sự ra đời của “Sắc Chàm” không chỉ là câu chuyện về thời
trang mà còn là hành trình kết nối quá khứ và hiện tại, giữ gìn tinh hoa truyền
thống trong dòng chảy hiện đại hóa.
Một trong những mục đích chính của “Sắc Chàm” là bảo tồn nghệ thuật
nhuộm chàm – từ quy trình kỹ thuật cho đến ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nghề.
Chúng tôi hiểu rằng, mỗi sản phẩm chàm không chỉ đơn thuần là một tấm vải
hay món đồ thời trang mà còn là kết tinh của thời gian, công sức và tâm huyết
của người nghệ nhân. Vì vậy, “Sắc Chàm” cam kết hợp tác với các làng nghề,
hỗ trợ nghệ nhân bằng cách tạo ra thị trường ổn định và công bằng cho sản
phẩm thủ công. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng tới việc truyền dạy kỹ thuật
nhuộm chàm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là con em các làng nghề, để nghệ thuật này
không chỉ được giữ gìn mà còn được tiếp nối và phát triển.
Một mục đích quan trọng khác của “Sắc Chàm” là thúc đẩy xu hướng thời
trang bền vững tại Việt Nam. Trong thời kỳ mà thời trang nhanh đang gây ra
những tác động tiêu cực lớn đến môi trường, chúng tôi muốn mang đến một lựa
chọn khác – thời trang gắn liền với thiên nhiên và sự bền vững. Từ nguyên liệu
tự nhiên như cây chàm, quy trình “Sắc Chàm” không chỉ giúp bảo vệ môi trường
mà còn truyền tải thông điệp sống ý thức hơn đến khách hàng.
“Sắc Chàm” không chỉ là một thương hiệu thời trang, mà là một phong
trào tái kết nối với di sản văn hóa. Mục đích lớn nhất của chúng tôi là tạo nên sự
gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, khơi dậy tình yêu văn hóa trong mỗi
người Việt, và mở ra một tương lai bền vững cho nghề thủ công Việt Nam. 2.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của “Sắc Chàm” là “Kết nối di sản và hiện đại”, với mục tiêu
trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực thời trang thủ công bền vững tại
Việt Nam, kết nối sâu sắc giữa di sản văn hóa dân tộc và thẩm mỹ hiện đại.
Chúng tôi không chỉ nhìn nhận nghệ thuật nhuộm chàm như một giá trị
cần bảo tồn mà còn xem đó là nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo ra những sản
phẩm mang dấu ấn độc bản. “Sắc Chàm” hướng tới việc định vị bản thân không
chỉ là một thương hiệu thời trang mà còn là một biểu tượng của sự giao thoa
giữa truyền thống và tương lai, giữa nghệ thuật và cuộc sống.
“Sắc Chàm” mong muốn tạo ra không gian sáng tạo nơi nghệ thuật thủ
công không chỉ được trưng bày mà còn được sống, trải nghiệm và tương tác.
Chúng tôi kỳ vọng vào một hệ sinh thái bao gồm các không gian trải nghiệm,
nơi khách hàng có thể trực tiếp tham gia vào các quy trình thủ công như nhuộm
chàm, thiết kế, và sản xuất.
Trong tương lai, “Sắc Chàm” sẽ không chỉ là một thương hiệu mà còn là
một cộng đồng tập hợp những con người có chung đam mê với di sản văn hóa
Việt Nam, từ nghệ nhân, nhà thiết kế cho đến người tiêu dùng. Tầm nhìn của
“Sắc Chàm” không chỉ là bảo tồn những giá trị cũ mà còn là làm mới và truyền
tải chúng một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh hiện đại. Chúng tôi tin rằng,
thông qua thời trang, những giá trị văn hóa tưởng chừng như xa xưa có thể trở
thành một phần gần gũi trong cuộc sống ngày nay. “Sắc Chàm” sẽ không chỉ
góp phần phục hồi nghề nhuộm chàm tại Việt Nam mà còn là nâng cao vị thế
của nó trên thị trường toàn cầu. Chúng tôi hướng tới việc biến chàm trở thành
một biểu tượng thời trang thủ công của Việt Nam, cạnh tranh và sánh vai cùng
các sản phẩm thủ công cao cấp từ các quốc gia khác. Chúng tôi muốn mỗi sản
phẩm của mình được quốc tế công nhận không chỉ vì chất lượng mà còn vì câu
chuyện văn hóa đằng sau nó – câu chuyện của bàn tay nghệ nhân, của truyền
thống bền bỉ và sáng tạo độc đáo.
“Sắc Chàm” mong muốn hành trình của mình sẽ không chỉ dừng lại ở việc
tạo ra các sản phẩm đẹp mà còn góp phần định hình cách con người Việt Nam
kết nối với di sản văn hóa của mình – một cách tự hào, bền vững và sáng tạo. 2.3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của thương hiệu “Sắc chàm” là bảo tồn, phát triển và lan tỏa giá
trị nghệ thuật nhuộm chàm - một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam. Đồng
thời thúc đẩy thời trang bền vững, sáng tạo và giàu giá trị nhân văn.. Chúng tôi
mong muốn mang đến niềm tự hào và trải nghiệm ý nghĩa cho khách hàng thông
qua các sản phẩm thủ công chất lượng cao, kết nối truyền thống và hiện đại để
truyền cảm hứng về tình yêu văn hóa, môi trường và lối sống có ý thức.
2.4. Giá trị cốt lõi
Người dùng là trung tâm: Chúng tôi luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, thấu hiểu
nhu cầu và mong muốn của họ để tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc
đáo, mang đậm giá trị văn hóa. Mỗi sản phẩm không chỉ là món đồ thời trang
mà còn là cầu nối đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khách hàng.
Đảm bảo chất lượng: Cam kết sản xuất các sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tự
nhiên, an toàn, bền vững. Chúng tôi sử dụng quy trình nhuộm thủ công tinh tế,
giữ gìn kỹ thuật truyền thống, kết hợp với quản lý chất lượng nghiêm ngặt để tạo
ra những sản phẩm có giá trị vượt thời gian.
Phát triển bền vững: Thúc đẩy thời trang bền vững, giảm thiểu tác động đến môi
trường thông qua việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất thân thiện.
3. Giá thành sản phẩm
- Áo nhuộm chàm: 800.000 - 1.000.000 VNĐ
- Túi tote nhuộm chàm: 300.000 VNĐ.
- Khăn choàng chàm: 400.000 - 600.000 VNĐ.
- Túi đeo chéo: 500.000 - 800.000 VNĐ
- Túi đựng bút chàm: 100.000 - 200.000 VNĐ.
- Dây đeo chìa khóa: Từ 150.000 - 250.000 VNĐ.
III. HỆ THỐNG NHẬN DẠNG HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU 1. Tên thương hiệu
Cái tên “Sắc Chàm” không chỉ đơn thuần là một thương hiệu, mà còn là
biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. “Sắc” đại diện cho sự
đa dạng và tinh tế của màu sắc, thể hiện nét sáng tạo không giới hạn trong từng
thiết kế. “Chàm” là màu sắc đặc trưng của văn hóa nhuộm vải truyền thống,
đồng thời gợi nhắc đến những giá trị di sản lâu đời của dân tộc Việt. Sự kết hợp
này mang đến thông điệp sâu sắc: mỗi sản phẩm của “Sắc Chàm” không chỉ là
thời trang, mà còn là một câu chuyện về nghệ thuật thủ công, về niềm tự hào văn
hóa, và về một lối sống bền vững. 2. Slogan
Slogan: “Nét đẹp di sản, sắc màu vượt thời gian”
Sắc Chàm mang trong mình một thông điệp sâu sắc về việc kết hợp giữa
giá trị truyền thống và sự phát triển bền vững. Cụm từ “Nét đẹp di sản” nhấn
mạnh vẻ đẹp sâu sắc của những giá trị văn hóa, truyền thống đã được gìn giữ
qua nhiều thế hệ. Điều này thể hiện sự trân trọng và bảo vệ những giá trị lịch sử,
đặc biệt là trong lĩnh vực nhuộm chàm, một nghệ thuật lâu đời. Còn “sắc màu
vượt thời gian” là hình ảnh ẩn dụ cho sự trường tồn của di sản qua thời gian,
đồng thời ám chỉ tính linh hoạt và sự phát triển của sản phẩm trong bối cảnh
hiện đại. Màu sắc chàm, không chỉ đẹp và đặc trưng mà còn tượng trưng cho sự
bền bỉ, với khả năng tồn tại và phát triển qua mọi thời đại.
Slogan phản ánh cam kết của thương hiệu Sắc Chàm trong việc bảo tồn
những giá trị di sản quý báu và mang chúng đến gần hơn với thế hệ hôm nay,
trong khi vẫn giữ được tính chất trường tồn và vượt thời gian của chúng.
3. Tính cách thương hiệu
Bền vững - Độc đáo - Truyền thống - Hiện đại
Bền vững: Sắc Chàm cam kết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản
xuất thân thiện với môi trường. Vải nhuộm chàm được làm từ lá chàm, một loại
cây có thể tái sinh và không gây hại cho môi trường. Quy trình nhuộm vải cũng
không sử dụng hóa chất độc hại, giúp bảo vệ nguồn nước và đất đai. Thương
hiệu hướng tới việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Độc đáo: Sắc Chàm mang đến những sản phẩm thời trang độc đáo nhờ vào kỹ
thuật nhuộm chàm truyền thống kết hợp với thiết kế hiện đại. Mỗi sản phẩm đều
mang dấu ấn riêng, không chỉ về màu sắc mà còn về họa tiết và kiểu dáng. Sự
kết hợp này tạo nên những bộ trang phục không giống bất kỳ sản phẩm nào khác
trên thị trường, giúp khách hàng thể hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét.
Truyền thống: Sắc Chàm tôn vinh và bảo tồn nghệ thuật nhuộm chàm truyền
thống của dân tộc. Mỗi sản phẩm đều chứa đựng câu chuyện và giá trị văn hóa
lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thương hiệu không chỉ bán
sản phẩm mà còn giới thiệu và giáo dục khách hàng về quy trình nhuộm chàm
và ý nghĩa văn hóa của nó, góp phần giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền thống.
Hiện đại: Sắc Chàm không ngừng sáng tạo và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của
thị trường hiện đại. Các thiết kế của thương hiệu kết hợp giữa nét đẹp truyền
thống và phong cách thời trang hiện đại, phù hợp với xu hướng và sở thích của
giới trẻ. Thương hiệu cũng sử dụng các kênh bán hàng và quảng bá hiện đại như
mạng xã hội và thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
4. Nhận diện thương hiệu 4.1. Logo Vertical Logo: Horizontal Logo: Logo Variation:
4.2. Ngôn ngữ thiết kế
Logo của Sắc Chàm kể câu chuyện về sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con
người và văn hóa Việt Nam – những giá trị cốt lõi tạo nên linh hồn thương hiệu.
Các biểu tượng trong logo, mặc dù có nguồn gốc từ hệ thống biểu tượng hobo,
đã được tái diễn giải để gắn bó sâu sắc với truyền thống và tinh thần Việt Nam,
tạo nên một thông điệp ý nghĩa:
Thiên nhiên - "Plants/Trees" (Dấu chấm và gạch ngang)
Trong văn hóa Việt Nam, thiên nhiên luôn là một phần không thể tách rời
của cuộc sống. Biểu tượng cây cối đại diện cho sự trân trọng và gìn giữ môi
trường tự nhiên, mà cây chàm chính là biểu trưng tiêu biểu. Là nguồn nguyên
liệu chủ yếu trong nghề nhuộm thủ công, cây chàm không chỉ mang giá trị vật
chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần, tượng trưng cho sự gắn kết giữa con người
với đất trời, sự sinh sôi và tái sinh. Sắc Chàm tôn vinh giá trị này bằng việc gìn
giữ quy trình thủ công truyền thống, bảo vệ thiên nhiên qua từng sản phẩm.
Tinh thần văn hóa - "Spirit" (Vòng tròn và gạch ngang)
Biểu tượng vòng tròn gợi lên triết lý "thiên - địa - nhân" trong văn hóa Á
Đông, thể hiện sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ. Tại Việt Nam, nghề thủ
công truyền thống, đặc biệt là nghề nhuộm chàm, không chỉ đơn thuần là một
công việc, mà còn là một di sản văn hóa, nơi những nghệ nhân đặt trọn tâm
huyết và tinh thần sáng tạo vào từng sản phẩm. Thương hiệu Sắc Chàm tiếp nối
tinh thần này, biến mỗi sản phẩm thành một tác phẩm nghệ thuật đậm chất văn
hóa, mang theo câu chuyện về lòng tự hào dân tộc.
Sự kết nối - "Connection" (Hai vòng tròn lồng nhau)
Người Việt từ lâu đã coi trọng triết lý "tứ hải giai huynh đệ" – sự gắn kết
giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên. Biểu tượng này nhắc
đến mối quan hệ bền chặt giữa các thế hệ trong việc gìn giữ và phát triển nghề
truyền thống. Đối với Sắc Chàm, đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
làng nghề Việt Nam và thị trường toàn cầu, giữa những giá trị cổ xưa và nhu cầu
hiện đại. Mỗi sản phẩm không chỉ là món đồ hữu dụng mà còn là sợi dây gắn kết
khách hàng với câu chuyện văn hóa.
Cân bằng nội tại - "Internal" (Hai gạch chéo)
Người Việt tin rằng sự cân bằng trong tâm hồn và cuộc sống là chìa khóa
dẫn đến hạnh phúc. Biểu tượng này gợi nhớ đến triết lý "hòa khí sinh tài," thể
hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và đổi mới. Sắc
Chàm hướng đến việc bảo vệ môi trường thông qua quy trình sản xuất bền vững,
đồng thời mang đến những sản phẩm thủ công đậm chất văn hóa nhưng vẫn phù
hợp với phong cách sống hiện đại.
4.3. Color palette
Bảng màu xanh lam và trắng cho các sản phẩm quần áo, túi xách từ vải
nhuộm chàm mang đến sự kết hợp giữa tinh tế và bền vững, dễ dàng truyền tải
thông điệp về chất lượng thủ công và văn hóa truyền thống. Trong thời trang,
xanh lam biểu trưng cho sự tin cậy và ổn định, trong khi màu trắng gợi cảm giác
tinh khiết và thanh lịch. Sự kết hợp này tạo nên một phong cách vừa bền vững,
vừa dễ dàng ứng dụng trong các xu hướng thời trang hiện đại.
5. Nhạc hiệu và nhạc cắt 6. Website
7. Mô phỏng sản phẩm Packaging
IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
1. Chuẩn bị lập kế hoạch truyền thông
Chủ thể thực hiện truyền thông: Nhóm sinh viên lớp Thông tin đối ngoại
K41 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường thời trang hiện nay đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của
xu hướng thời trang bền vững và thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng
ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của các sản phẩm thời
trang, đặc biệt là những sản phẩm mang giá trị văn hóa và truyền thống. Vải
nhuộm chàm, với lịch sử lâu đời và quy trình sản xuất thủ công tỉ mỉ, đang thu
hút sự chú ý của nhiều nhà thiết kế và thương hiệu thời trang.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số thương hiệu thời trang nội
địa sử dụng vải nhuộm chàm như Kilomet109, More Than Blue, Indigo Store,
và Kimono Ơi. Những thương hiệu này đã bước đầu thành công trong việc kết
hợp yếu tố truyền thống với thiết kế hiện đại, tạo ra các sản phẩm độc đáo và thu
hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều tiềm
năng phát triển, đặc biệt là khi xu hướng thời trang bền vững ngày càng phổ biến.
Giá thành sản phẩm từ vải nhuộm chàm trên thị trường có sự dao động tùy
thuộc vào chất lượng vải và quy trình nhuộm. Hiện nay, giá của một mét vải
nhuộm chàm thường dao động từ 100.000 đến 150.000 VNĐ. Đối với các sản
phẩm thời trang hoàn chỉnh như áo, váy, hoặc phụ kiện, giá có thể cao hơn
nhiều, tùy thuộc vào thiết kế và thương hiệu.
Thương hiệu thời trang vải nhuộm chàm không chỉ mang lại giá trị kinh tế
mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Với chiến
lược tiếp thị đúng đắn và sự cam kết về chất lượng, thương hiệu có thể tạo dựng
được vị thế vững chắc trên thị trường thời trang bền vững. Phân tích PETS
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích phát triển các ngành nghề
truyền thống và bảo tồn văn hóa dân tộc. Các chính sách hỗ trợ doanh
Chính nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, có thể trị
tạo điều kiện thuận lợi cho thương hiệu thời trang vải nhuộm chàm. Tuy
nhiên, cần lưu ý đến các quy định về bảo vệ môi trường và lao động để
đảm bảo tuân thủ pháp luật
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân
ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều này tạo ra cơ hội
Kinh cho các sản phẩm thời trang cao cấp và độc đáo như vải nhuộm chàm. tế
Tuy nhiên, biến động kinh tế toàn cầu và lạm phát có thể ảnh hưởng đến
sức mua của người tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững và
thân thiện với môi trường. Xu hướng thời trang bền vững đang trở nên
phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Việc sử dụng vải nhuộm chàm
Xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu về thời trang mà còn mang lại giá trị văn
hóa và lịch sử, giúp thương hiệu dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng
Công nghệ nhuộm và sản xuất vải ngày càng tiên tiến, giúp cải thiện
chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường. Việc áp
Công dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất vải nhuộm chàm có thể
nghệ giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Ngoài ra, sự phát triển của các
kênh bán hàng trực tuyến và mạng xã hội cũng mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới. Phân tích SWOT MÔ HÌNH SWOT
- Các sản phẩm với thiết kế độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam
- Quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tự
nhiên và kỹ thuật thủ công, thương hiệu phù hợp với xu hướng thời
Điểm trang bền vững đang được ưa chuộng.
mạnh - Khả năng tùy chỉnh cao và kỹ thuật thủ công tinh xảo giúp thương
hiệu tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân hóa và có giá trị nghệ
thuật cao, phù hợp với phân khúc cao cấp.
- Kênh bán hàng online, kênh truyền thông đa dạng
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo
- Quy mô sản xuất còn nhỏ, do phụ thuộc vào quy trình thủ công,
khiến thương hiệu khó đáp ứng được các đơn hàng lớn.
- Giá thành sản phẩm cao hơn so với hàng công nghiệp đại trà, làm hạn
Điểm chế khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng phổ thông. yếu
- Quy trình thủ công cũng dễ dẫn đến sự không đồng đều về chất lượng
sản phẩm, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
- Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể tạo ra rủi ro trong chuỗi cung ứng.
- Nhu cầu và mối quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi
trường cũng như xu hướng thời trang bền vững ngày càng cao.
- Sự phát triển của du lịch văn hóa tại Việt Nam cũng là cơ hội để
Cơ hội quảng bá sản phẩm chàm như một phần của trải nghiệm văn hóa địa phương.
- Kinh doanh trực tuyến và quảng bá qua mạng xã hội là giải pháp hiệu
quả để thương hiệu tiếp cận khách hàng với chi phí thấp
Thách - Cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu thời trang bền vững khác và
hàng công nghiệp giả thủ công.
- Chi phí sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt là đối với nguyên liệu tự
nhiên và lao động thủ công.
thức - Thị hiếu thời trang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi phải đổi mới liên
tục để duy trì sự hấp dẫn.
- Việc quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu và nhân công chất lượng
cao cũng là một thách thức lớn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh TRỰC TIẾP Indigo Store Bla is Blue More Than Blue More Than Blue là một
Indigo Store là một Bla is Blue là thương thương hiệu thời trang
thương hiệu chuyên hiệu thời trang trẻ bền vững, tập trung vào
về các sản phẩm thủ trung, chuyên về các các sản phẩm thủ công từ Giới
công từ vải nhuộm sản phẩm nhuộm nguyên liệu tự nhiên. thiệu chàm, gắn liền với chàm thủ công, tập
Thương hiệu hướng đến các giá trị truyền
trung vào phong cách phong cách tối giản, hiện thống và bản sắc
hiện đại và sáng tạo. đại nhưng vẫn giữ nét Việt Nam. truyền thống.
Quần áo, váy được làm Quần áo, khăn Áo Kimono cách tân, Sản
từ các loại vải tự nhiên
quàng, túi xách, đồ áo sơ mi, váy, đầm phẩm như linen, cotton và vải trang trí nội thất. maxi nhuộm chàm Giá Từ 400.000 –
300.000 – 1.200.000 500.000 – 1.500.000
thành 1.500.000 đồng đồng đồng Câu
"Indigo Store – giữ "Bla is Blue – tái tạo
chuyện / gìn di sản văn hóa
giá trị truyền thống "More Than Blue – mang sắc màu của thiên
thông qua từng sản theo phong cách hiện nhiên đến cuộc sống hiện phẩm thủ công." đại." Thương hiệu Tuyên
đại." Thương hiệu hướng Thương hiệu tập mang đến một cái bố đến việc bảo vệ môi trung vào việc bảo nhìn mới mẻ về vải thương
trường và truyền tải câu
tồn và phát huy nghệ nhuộm chàm, kết nối hiệu
chuyện của các chất liệu thuật nhuộm chàm
giữa quá khứ và hiện tự nhiên. truyền thống. tại. - Mang đến hình ảnh thương hiệu mộc
mạc, gần gũi nhưng - Thiết kế tối giản, hiện
- Nổi bật với các sản vẫn có giá trị văn hóa đại, phù hợp với nhiều
phẩm mang đậm nét sâu sắc. đối tượng khách hàng. văn hóa truyền
- Sản phẩm sử dụng - Hoạt động truyền thông thống, phù hợp với Điểm
chất liệu tự nhiên, an trên các nền tảng mạng khách hàng yêu thích mạnh toàn và thân thiện
xã hội tương đối hiệu
bản sắc địa phương- với môi trường.
quả, các ấn phẩm quảng
- Đa dạng sản phẩm, - Giá thành cạnh bá sản phẩm (lookbook)
từ thời trang đến nội tranh, phù hợp với được đầu tư kỹ lưỡng và thất đối tượng khách có tính sáng tạo. hàng phổ thông và trung cấp. Điểm
- Thiết kế còn nặng - Thiết kế không đa - Sản phẩm chỉ giới hạn yếu tính truyền thống, dạng, thiếu sự đổi trong các mặt hàng quần chưa có nhiều sự
mới, dễ tạo cảm giác áo và váy, không đa dạng
cách tân để phù hợp nhàm chán. các mẫu mã sản phẩm với xu hướng hiện - Phong cách trầm khác đại. mặc, không thực sự - Phụ thuộc nhiều trẻ trung, kém thu
vào đối tượng khách hút giới trẻ năng