Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Nguyên nhân các thế lực thù địch lựa chọn Tây Bắc là nơi chống phá. Một số hoạt động của các thế lực thù địch của Tây Bắc. Giải pháp ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng. Giải pháp nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Một số giải pháp phòng, chống âm mưu của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc.
Sinh viên: ĐOÀN THỊ HỒNG ÁNH
Mã số sinh viên: 2151020004 Lớp GDQP&AN: 6
Lớp: KINH TẾ CHÍNH TRỊ K41
Nam Định, tháng 11 năm 2021 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2
Tính tất yếu của đề tài .......................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................ 3
1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO
VỆ AN NINH TỔ QUỐC ............................................................................... 3
1.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài ............. 3
1.2.Thực trạng công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc hiện nay ...................................................................................... 5
2.HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG
TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN
NAY .................................................................................................................. 8
2.1. Những hạn chế cần khắc phục ...................................................... 9
2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc trong tnh hnh hiện nay ........................................................... 9
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯU CỦA CÁC
THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
TỈNH VÙNG TÂY BẮC. .............................................................................. 11
3.1.Nguyên nhân các thế lực thù địch lựa chọn Tây Bắc là nơi chống
phá................................................................................................................... 11
3.2.Một số hoạt động của các thế lực thù địch ở Tây Bắc ............... 13
3.3. Giải pháp ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng
......................................................................................................................... 15
KẾT LUẬN .......................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 19 2
MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Đảng ta khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. “Sức
mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và các lực lượng của thời đại ...”.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta chứng minh, nhân dân là nhân tố
quyết định, là chủ thể của mọi thắng lợi. Dưới ngọn cờ của Đảng và tư tưởng
Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đoàn kết, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nước ta. Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách
nhiệm của toàn đảng, toàn dân, nhất là toàn thể thanh niên Việt Nam.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một trong những phong trào cách
mạng của Đảng, là nội dung quan trọng của “Biện pháp vận động quần chúng”
- biện pháp cơ bản của lực lượng CAND. Làm tốt công tác vận động nhân dân
là điều kiện cơ bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực đảm bảo
an ninh trật tự (ANTT), tập hợp, thu hút, hướng dẫn nâng cao năng lực của
người dân trong việc giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang phấn đấu thực hiện
thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, trong đó bảo vệ an ninh Tổ
quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội đề r a
Do đó, tôi chọn đề tài:“ Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc. Một số giải pháp phòng, chống âm mưu của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trên địa
bàn các tỉnh vùng Tây Bắc.’’ làm đề tài nghiên cứu của tiểu luận. 3 NỘI DUNG
1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO
VỆ AN NINH TỔ QUỐC
1.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
1.1.1.Một số quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần
chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc
Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng cho một Đất
nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực tiễn lịc
h sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã chứng minh
từ thời các vua Hùng, Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung…
đều nhờ dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh
tan các đội quân xâm lược hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung quốc , Mông cổ.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, bảo vệ an ninh, trật tự cũng là
sự nghiệp của quần chúng. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một
nội dung quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng; đồng thời
là nội dung chủ yếu của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội - biện pháp cơ bản, chiến lược của lực lượng
Công an nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định “Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, bán
chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với Phong trào Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc”, “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của
cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh…”.
1.1.2.Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ 4
+ Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo
các loại tội phạm để thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
+ Khi nào người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong việc
xây dựng cuộc sống mới lành mạnh, khi đó sẽ khắc phục dần những sơ hở, thiếu
sót mà địch và bọn tội phạm có thể lợi dụng.
+ Lực lượng Công an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự không
thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần mà phải làm tốt công tác vận động
quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhân dân giúp ta nhiều
thì thành công nhiều, giúp ta ít thì thành công ít, giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.
1.1.3. Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức hoạt động tự giác,
có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện,
đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
- Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
+ Đối tượng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đa dạng, liên
quan đến mọi người, mọi tầng lớp của xã hội
+ Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau.
+ Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với các
cuộc vận động khác của Đảng và Nhà nước, gắn liền với việc thực hiện các
chính sách của địa phương.
1.1.4. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh tổ quốc 5
• Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống
yêu nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi
âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
• Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự quốc gia.
• Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành,
đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương.
• Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần
chúng tại cơ sở vững mạnh.
1.2.Thực trạng công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc hiện nay
1.2.1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công
tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đã được cả hệ thống
chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được đông đảo nhân dân đồng
tình, tích cực hưởng ứng nên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trung ương
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, cấp
ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản, từng bước tạo cơ
sở chính trị, pháp luật vững chắc cho mọi hoạt động xây dựng phong trào bảo
vệ an ninh tổ quốc, điển hình như: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành
Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22-1-2019 “về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 0 -
9 CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. Quốc
hội ban hành Luật Công an nhân dân năm 2018, trong đó quy định rõ trách
nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân
các cấp trong xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn 6
với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân. Đảng ủy Công an
Trung ương đã ban hành 3 kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết
luận số 44- KL/TW của Ban Bí thư; Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành 2 chỉ
thị và hàng chục kế hoạch sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề trong công
tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng, củng cố
nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Cấp ủy đảng, chính quyền các
địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức vận động nhân dân tham gia bảo đảm
an toàn trật tự, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Trung
bình mỗi năm, cấp tỉnh ban hành 630 văn bản, cấp huyện ban hành 1.624 văn
bản và cấp xã ban hành 10.084 văn bản về xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Các mô hình trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được xây
dựng rất đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, điểm sáng,
gương sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở được
triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, được nhân dân đồng
tình, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, nổi bật, như: “Khu dân
cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an toàn
trật tự”; ban, tổ bảo vệ dân phố, đội dân phòng; dòng họ, tộc họ tự quản về an
toàn trật tự; tổ, nhóm liên gia tự quản về an toàn trật tự, “Tổ công nhân tự quản”,
“Khu nội trú sinh viên an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Xứ, họ
đạo bình yên”, “Camera phòng, chống tội phạm”... Cấp ủy đảng, chính quyền,
lực lượng công an các cấp chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp
bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tiếp tục thực hiện hàng chục nghị quyết, thông
tư, chương trình, quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành; sơ kết, tổng kết, ký
mới 3 thông tư liên tịch, 4 chương trình, 7 quy chế phối hợp về công tác bảo
đảm an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. 7
1.2.2.Một số kết quả về công tác đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc tại địa bàn
(Theo baohoabinh.com.vn) “Thời gian qua, Công an huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình đã và đang đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc. Nhờ đó, an ninh trật tự được giữ vững, góp phần vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của cộng đồng địa phương. Cụ thể vào ngày 29/5, sau khi được người
dân tố giác, Công an xã Hợp Phong bắt quả tang anh B.V.N, trú tại xóm Trang
Giữa sử dụng xung kích điện đánh bắt cá. Công an xã đã lập hồ sơ trình Chủ
tịch UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Đây
chỉ là một trong những minh chứng rõ nét cho sự phối hợp chặt chẽ giữa Công
an xã với quần chúng nhân dân để thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân BVANTQ ở cơ sở.”
Công an thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vận động người dân giao
nộp vũ khí. 8
(Theo baonamdinh.com.vn) “Trên địa bàn huyện Giao Thuỷ có 3 tôn
giáo chính là: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Công giáo có 109 nhà thờ,
trong đó 12 nhà thờ xứ, 75 nhà thờ họ, 22 nguyện đường; 20 linh mục, 30 tu sĩ.
Đạo Phật có 43 chùa, 110 tăng ni. Đạo Tin lành có 1 nhà thờ, 1 mục sư quản
nhiệm và 1 ban chấp sự gồm 7 người. Những năm qua, Ủy ban mặt trận Tổ
quốc huyện Giao Thủy đã đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc vùng đồng bào các tôn giáo; qua đó đã xây dựng và nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến.
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã phát huy tính tích cực, sáng
tạo, sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư vào việc phòng, chống tội
phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
ở từng địa bàn khu dân cư, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội. Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên lồng ghép
phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nội dung cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào xây
dựng “Khu dân cư 5 không” với các phong trào “Sản xuất kinh doanh giỏi” của
Hội Nông dân, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình
hạnh phúc” của Hội Phụ nữ, xây dựng mô hình “3 giỏi, 2 vững mạnh” của Hội
Cựu chiến binh, “Tuổi cao gương sáng” của Hội Người cao tuổi…; tiêu biểu
như các xã: Giao Tiến, Giao Hải, Giao Long, Giao Lạc, Giao Phong, thị trấn Quất Lâm, …
Thời gian tới, mặt trận Tổ quốc các cấp huyện Giao Thủy tiếp tục vận
động đồng bào các tôn giáo trong huyện tích cực tham gia phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.”
2.HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG
TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 9
2.1. Những hạn chế cần khắc phục
Kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn. Song, bên cạnh những kết
quả đạt được, phong trào toàn bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số nơi chưa được
chú trọng xây dựng, củng cố thường xuyên. Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều
nơi còn yếu; một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân còn mơ hồ,
chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu và hoạt động của “diễn biến hòa bình”,
gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chính quyền một số nơi
chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự, coi đó là trách nhiệm
của lực lượng Công an; một số ngành, địa phương chưa chú trọng đến yêu cầu
đảm bảo an ninh quốc gia trong công tác phát triển kinh tế – xã hội… Điều đó
đã ảnh hưởng đến sự vững mạnh của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nhiều địa phương khu vực trên cả nước
do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên việc triển khai công tác
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự
cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và đăng ký đạt tiêu chuẩn
“An toàn về an ninh trật tự” năm 2021 còn chậm trễ. Thời gian tới, dự báo các
thế lực thù địch sẽ tiếp tục tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam; tình
hình tội phạm và tệ nạn xã hội tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, để
nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong
thời tình hình hiện nay, cần tập trung đề xuất và chỉ đạo thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm.
2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc trong tnh hnh hiện nay
Những năm tới, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, đất nước ta đang phải
đối mặt với những nguy cơ, thách thức mới. Các thế lực thù địch tiếp tục gia
tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với những phương thức, thủ 10
đoạn tinh vi, xảo quyệt. Các yếu tố “tự din biến”, “tự chuyển ha” ngày càng
r nt và nghiêm trọng hơn, vi phạm pháp luật và tội phạm có xu hướng gia
tăng. Trong bối cảnh đó, để xây dựng, củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình hiện nay. Chúng tôi đề ra một số giải pháp cụ thể để thực hiện đó là:
Một l: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí
thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà
nước và của Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh Quốc gia, đấu tranh phòng
chống tội phạm, giữ gìn trạt tự an toàn xã hội. Đổi mới nội dung, biện pháp xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng xã hội hóa ngày
càng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn cụ thể gắn với
các phong trào, các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước và của địa phương
như: Phong trào “chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Ton
dân đon kết xây dựng đời sống văn ha ở khu dân cư”, “Xa đi giảm nghèo”.v.v...
Hai l: Xây dựng lực lượng chuyên trách phong trào và lực lượng nòng
cốt giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở trong sạch vững mạnh, làm nòng cốt cho
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục củng cố và phát huy vai
trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS, lực lượng nòng cốt của
các Tổ chức chính trị - xã hội phục vụ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
Quốc. Trong đó, tập trung phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội
phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư …
Ba l: Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc,
các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác xây dựng phong trào và
giữ gìn ANTT. Đồng thời, tổ chức cam kết, giao ước thi đua xây dựng gia đình,
địa bàn dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học an toàn về an ninh, trật 11
tự. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng Công an, Quân sự và Biên
phòng về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
Bốn l: Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các
tổ chức đoàn thể nhằm đề xuất các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Xây dựng cho được các hương ước, quy ước
làng xóm, dòng họ đảm bảo về an ninh, trật tự và công tác đối ngoại nhân dân,
công tác vận động nhân dân thực hiện tốt quy chế đường biên.
Năm l: Tập trung chỉ đạo xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan,
trường học an toàn về ANTT, kết hợp xây dựng, nhân điển hình tiên tiến, động
viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
phong trào toàn dân bảo vệ an Tổ quốc.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHIA RẼ
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC.
3.1.Nguyên nhân các thế lực thù địch lựa chọn Tây Bắc là nơi chống phá
Tây Bắc là vùng đất có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng “địa đầu” của
Tổ Quốc, che chắn cho trấn như “Giậu” như “Phên” án ngữ cho châu làm
“Then” làm “chốt” và nơi đây cũng được coi là vùng đất “Tam Mãnh” qua Lào
vào Vân Nam và Hưng hóa. Trong bài phú “Thiên Hưng trấn” của Nguyễn Bá
Thống viết:“Quan ải Ai Lao liên lạc tiện đường, biên giới Vân Nam khống chế
mọi mặt. Đây là nơi sung yếu của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ
cho Trấn như “Giậu” như “Phên” án ngữ miền thượng du là “then” làm
“chốt”… Lúa bát ngát ruộng, dâu gai mơn mởn thành hàng. Lông (thú), cánh 12
(chim), ngà (voi), da, tràn ngập sáng lán quốc; bạc, vàng châu báu đầy dẫy nơi
biên cương” [1,tr.15]
Hiện nay Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị,
kinh tế, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Xuất phát từ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Tây Bắc, nên nơi
đây đã trở thành đối tượng nhòm ngó xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang
và phản động trong nước. Các tỉnh vùng Tây Bắc nước ta có đông đồng bào
dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Trong điều kiện thường xuyên có sự chống
phá của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo để gây
chia rẽ, cần phải chủ động phòng ngừa, sớm triệt tiêu các nhân tố bất lợi có thể
gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, nếu làm tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nhất là về công tác dân tộc, tôn giáo cho nhân dân các dân tộc trên địa
bàn sẽ phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta, từ đó góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nơi có 34 dân tộc anh em sinh
sống, chủ yếu là người Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Nùng, Mông... với dân
số khoảng gần 8 triệu người. Đồng bào các dân tộc trong vùng theo đạo Phật
có khoảng 125.000 tín đồ; Công giáo có gần 300.000 tín đồ và Tin lành có
khoảng 138.000 tín đồ. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của
Nhà nước, sự nỗ lực phối hợp triển khai thực hiện của hệ thống chính trị các
cấp ở các địa phương nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc
ngày càng ổn định và phát triển; niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với
Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương được củng cố, tạo nền
tảng vững chắc để xây dựng vùng Tây Bắc thực sự trở thành “phên dậu” vững
chắc trên vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc. 13
Tuy nhiên, đời sống nhân dân các dân tộc sinh sống ở các tỉnh vùng Tây
Bắc vẫn còn nhiều khó khăn khó có thể giải quyết “một sớm, một chiều”. Hiện
nay tỷ lệ nghèo đa chiều trên 50% ở một số hộ dân tộc thiểu số còn cao như:
Dân tộc La Hủ (74,4%), dân tộc Mảng (66,3%), dân tộc Xinh Mun (65,3%),
dân tộc Cống (54,0%), dân tộc Lô Lô (53,9%), dân tộc Mông (52,6%), dân tộc
Khơ Mú (51,6%), dân tộc Pà Thẻn (50,2%); vẫn còn 3,3% số hộ dân tộc thiểu
số chưa được tiếp cận điện lưới quốc gia, trong đó một số dân tộc có trên 15%
số hộ phải sử dụng nguồn năng lượng khác để thắp sáng, bao gồm: Cơ Lao
(15,3%), La Hủ (17,1%), Mông (19,6%), Mảng (19,9%), Khơ Mú (23,5%), Lô
Lô (23,7%). Đến nay còn 11,4% số hộ dân tộc thiểu số chưa được sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó một số dân tộc có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn
nước hợp vệ sinh thấp dưới 50%, bao gồm: dân tộc Si La (48,3%), dân tộc Cống
(43,5%)... đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác dân tộc ở nước
ta nói chung, các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng. Chúng lợi dụng sự đói nghèo
của một số dân tộc, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc, giữa
nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm gây mất ổn định về an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội gắn vấn đề dân tộc, với vấn đề tôn giáo, lợi
dụng các yếu tố “tự do”, “dân chủ”... để gây kỳ thị, chia rẽ các dân tộc.
3.2.Một số hoạt động của các thế lực thù địch ở Tây Bắc
Thứ nhất, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung tuyên truyền
thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông”, kích động đồng bào Mông ở các tỉnh
khu vực Tây Bắc di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên và di cư sang Lào; luận
điệu của chúng là: “quốc tế đã công nhận người Mông là một dân tộc chính
thống, có Tổ quốc riêng, nên người Mông phải đoàn kết, tôn vinh những người
mới để đứng lên thành lập nhà nước riêng”. Từ năm 2012 đến nay, các cơ quan
chức năng ở tỉnh Điện Biên, Lai Châu đã tập trung đấu tranh, bóc gỡ, xóa bỏ
hoạt động của các đối tượng phản động trong người Mông trên địa bàn, xử lý 14
hầu hết các đối tượng cầm đầu, quản lý, giáo dục các đối tượng đã nhẹ dạ, cả
tin, tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật,
nên phần lớn các nhóm đối tượng phản động đã cơ bản tan rã. Tuy nhiên, lực
lượng chức năng đã phát hiện một số đối tượng vẫn tiếp tục hoạt động ở các
huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo. Thông qua công tác nắm tình hình và
phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc, lực lượng chức năng đã bắt được các đối tượng và đã được tòa án nhân
dân tỉnh Điện Biên đưa ra xt xử ngày 18/2/2020 với 14 bị can. Tại phiên tòa,
Hội đồng xét xử thấy rằng hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã
đủ các yếu tố cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy
định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015; tội “Tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), áp dụng một hình phạt nghiêm minh với
từng hành vi phạm tội mà các đối tượng đã gây ra.
Thứ hai, các thế lực thù địch ở ngoài nước đã thông qua các trang mạng
xã hội, youtube, facebook, tiktok,... chỉ đạo các đối tượng phản động trên địa
bàn vu cáo cấp ủy, chính quyền địa phương đàn áp, vi phạm “dân chủ”, “nhân
quyền”, “tự do tôn giáo”, kích động đồng bào dùng vũ lực chống lại chính
quyền các cấp; khiếu kiện, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp... Chúng đã
lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, lôi ko người Mông trên địa
bàn các huyện biên giới thuộc tỉnh Điện Biên, Lai Châu theo tà đạo.
Thứ ba, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để đẩy mạnh các
hoạt động chống phá, như: tuyên truyền, lôi ko tín đồ, củng cố tổ chức; kích
động di cư tự do, với các chiêu bài chúa sẽ về đón con dân của chúa, đi theo
chúa sẽ được che chở, được cấp phát tiền, vật chất, sẽ có cuộc sống ấm no, tự
do. Vì thế, trong hơn hai thập niên trở lại đây, số lượng đồng bào theo các tôn
giáo tăng nhanh và nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, nhất là Công giáo và Tin
lành; trong đó, có khoảng 96% là người Mông theo đạo Tin lành. 15
3.3. Giải pháp ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng
Thực tế ở các địa phương trong vùng Tây Bắc cho thấy các hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương
vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để đấu tranh, ngăn ngừa, từng
bước vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng, cần thực hiện đồng
bộ các chủ trương, giải pháp, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng
bào các dân tộc ở Tây Bắc về âm mưu, thủ đoạn “din biến hòa bình” của các
thế lực thù địch.
Thực tiễn cho thấy, nhận thức của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc về sự
chống phá của các thế lực thù địch nói chung, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình” nói riêng còn hạn chế. Do đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về vấn đề này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Để thực hiện tốt, trước hết cần làm chuyển biến nhận thức trong các cấp
ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các đơn vị lực lượng vũ trang đóng
quân trên địa bàn về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là thủ
đoạn mới của chúng. Từ đó, các cơ quan, đơn vị, chính quyền, đội ngũ cán bộ
các cấp xác định rõ trách nhiệm, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
mọi mặt, nhất là việc bồi dưỡng, học tiếng nói, phong tục, tập quán của đồng
bào các dân tộc là một trong những yêu cầu bắt buộc, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền để đồng bào hiểu, thực hiện tốt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung,
chính sách về dân tộc, tôn giáo, về đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế,
an sinh xã hội, sự ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa 16
nói riêng. Trong tuyên truyền, cần có phương pháp phù hợp, gần gũi, chia sẻ,
“cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, kiên trì, nói đi đôi với làm
để đồng bào hiểu, tin và ủng hộ; tuyệt đối tôn trọng phong tục, tập quán của
từng dân tộc, tránh sơ hở, sai sót để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ c ứ
h c, lực lượng, chú trọng
xây dựng lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình tư
tưởng, nguyện vọng của các dân tộc thiểu số, nhất là các vùng trọng điểm về an ninh, quốc phòng.
Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc, chú trọng địa bàn vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong đấu tranh làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, sự chống phá của các thế lực thù địch trên địa
bàn. Bởi vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy kinh tế vùng Tây Bắc phát triển nhanh,
bền vững. Trong đó, quan tâm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; cải cách cơ
chế, chính sách, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của
từng địa phương, tạo mọi điều kiện thu hút các nguồn lực, doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, một số sản phẩm nông nghiệp có
chất lượng cao, khai thác tiềm năng du lịch. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách
an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công với cách
mạng; quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của đồng bào; đẩy
mạnh tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa tại các làng, bản, đấu tranh chống
các biểu hiện mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Phát huy vai trò
của các đoàn kinh tế - quốc phòng trên địa bàn tham gia xây dựng công trình
dân sinh phục vụ sản xuất và đời sống; nghiên cứu, hướng dẫn, chuyển giao 17
công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, bao tiêu sản phẩm cho đồng bào các
dân tộc để từng bước ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào, không để các
thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá.
Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc với Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng và các tổ chức đon thể trong công tác tuyên truyền, vận động thực
hiện phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ.
Phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận, xóa đói giảm nghèo, cứu hộ,
cứu nạn; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào các dân
tộc. Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ, đội công tác, cử cán bộ Bộ đội Biên
phòng, tích cực tham gia, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động
của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Chú trọng xây dựng, phát huy đội ngũ
cán bộ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn, bồi dưỡng, rèn luyện cho họ có
phong cách, tác phong công tác phù hợp, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, có sự am
hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán của đồng bào để “nghe được đồng bào nói, nói đồng bào nghe”. 18
KẾT LUẬN
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ:
“Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội, ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thủ địch;
mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội
nhập quốc tế”. Tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội là một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
trong tình hình mới và có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳđẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thịtrƣờng định hướng XHCN.
Là sinh viên, học sinh, lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực chất lượng
cao của đất nước, trước hết chúng ta phải nắm vững đường lối, quan điểm của
Đảng nói chung, đƣờng lối, quan điểm trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói riêng, qua đó xác định r nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình. Từ đó tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, không ngừng
tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết là sự nghiệp công nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản hiện hành về giáo dục quốc phòng – an ninh cho học
sinh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005
2. Đào Huy Hiệp và các cộng sự (2017), Giáo trình Giáo dục Quốc
phòng – An ninh (Tập một), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
3. Thượng tướng Bùi Văn Nam (2021), Đẩy mạnh công tác xây dựng
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, 08/09/2021, từ < Đẩy mạnh công
tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (qdnd.vn)>
4. Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (2021), Một
số nội dung giải pháp trọng tâm triển khai công tác xây dựng
phong trao toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2021,
08/09/2021, từ < Một số nội dung, giải pháp trọng tâm triển khai
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
năm 2021 (binhthuan.gov.vn)>
5. Nguyễn Mạnh Quang(2021), < Một số giải pháp phòng, chống âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn các tỉnh
vùng Tây Bắc | Dân tộc - Tôn giáo | Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam (mattran.org.vn)>