Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Thực trạng tình hình biển đảo, biên giới của đất nước Việt Nam hiện nay. Giải pháp xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới tình hình mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
--------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Xây dựng và bảo vệ c ủ
h quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới
Sinh viên: ĐOÀN NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Mã số sinh viên: 2155380050
Lớp 5: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021 2 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………3
Tính tất yếu của đề tài………………………………………………3
NỘI DUNG………………………………………………….
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia……………………………………..
1.1 Một số khái niệm cơ bản………………………………………..5
1.2 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia….7
1.3 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia….7
2. Thực trạng tình hình biển đảo, biên giới của đất nước Việt Nam
hiện nay………………………………………………………………9
3. Giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới trong tình
hình mới……………………………………………………………..12 KẾT L Ậ
U N…………………………………………………15
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………16 3
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QU ỀN BIỂN, ĐẢ Y O ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói bất hủ của Bác Hồ
trong cuộc gặp mặt các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) cũng
là lời căn dặn tới các thế hệ sau này. Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn một
nghìn năm đô hộ phong kiến phương Bắc cùng với hàng chục năm chiến đấu
oanh liệt với bọn thực dân để giành lại được sự độc lập, tự do cho Việt Nam. Để
có được sự hoà bình đến nay phải đánh đổi biết bao nhiêu sự hy sinh của những người con Việt.
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng của quân đội nhân dân Việt
Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries
(Nguồn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Vì thế câu nói của Bác Hồ như một lời khẳng định, một lời nhắc nhở 4
cho con cháu sau này phải biết bảo vệ đất nước bởi “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”. Đất nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng dồi dào các nguồn tài nguyên
khoáng sản vì thế có nhiều thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu thủ đoạn để xâm
phạm quyền lãnh thổ của nước ta. Trong đó việc bảo vệ chủ quyền biển đảo
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi biển Đông là khu vực giàu có về
khoáng sản tiềm lực về kinh tế, ngày càng có định vị quan trọng trong chính
sách đối ngoại của các nước trên thế giới. Hơn nhiều thập kỉ qua, tranh chấp chủ
quyền biển Đông vẫn luôn là đề tài chính trị nóng hổi được quan tâm theo dõi
nhiều nhất; trong đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của đất nước Việt
Nam đang bị đe doạ. Vì thế trên mạng xã hội ngày càng có nhiều nguồn tin tuực
sai lệch, không chính xác đang bị lan truyền một cách rộng rãi. Chúng ta-những
người trẻ cần phải có cái nhìn khách quan, tiếp nhận thông tin đúng đắn về việc
chủ quyền biên giới, biển đảo Việt Nam để có thể đấu tranh, lên tiếng, phản bác
những điều sai trái được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. 5 NỘI DUNG
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ dân cư và
quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ
quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật
pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia,
thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia bao
gồm: vùng biển, vùng trời, vùng đất và vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
(Nguồn báo điện tử vtv.vn)
- Vùng đất quốc gia (kể cả đảo và quần đảo) bao gồm toàn bộ phần mặt đất và 6
lòng đất của đất liền, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia. Việt
nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương, vùng đất Việt Nam vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo. Bao
gồm từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau, các đảo như Phú Quốc, Cái
Lân,…, và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Vùng biển quốc gia bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam có 3 mặt trông ra biển là Đông,
Nam và Tây Nam, đường bờ biển dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần
biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, mở rộng ra 2 phía Đông và Đông Nam,
có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
- Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia. Là bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia
đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực
hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.
-Vũng lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn
tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời,
vùng quốc tế. Ví dụ: Trụ sở làm việc và nơi ở của các cơ quan đại diện ngoại giao.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ
trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng
định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình. Chủ quyền quốc
gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là
nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế. Mỗi quốc gia đều có
quyền định đoạt công việc nội bộ trong lãnh thổ của mình, tuyệt đối không can 7
thiệp nội bộ của nước khác
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một trong những nhiệm
vụ tất yếu, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội Việt
Nam. Chúng ta thực hiện tổng thể các biện pháp, giải pháp trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,… nhằm đảm bảo an ninh và giữ vững chủ
quyền làm chủ độc lập, trọn vẹn về đầy đủ mọi mặt trong lãnh thổ quốc gia.
Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao gồm:
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và
quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại
mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thế các biện
pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi
ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội ở khu vực biên giới. Do vị trí địa lí và chính trị, trong lịch sử giữ nước và 8
dựng nước của dân tộc Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
luôn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước.
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị,
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu
dài ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và cùng cố quốc phòng – an ninh khu vực biên giới
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới, phát
triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới
hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước lâu dài.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và
biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức
để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu
tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài
nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn
chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh,
môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho người Việt Nam, nhân dân khu vực
biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
- Bảo vệ lời ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi quyền lực chính trị tối
cao (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trên khu vực biên giới; chống lại mọi hành động xâm phạm về
lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm
mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở khu vực biên giới theo 9
luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt
Nam kí kết với các nước hữu quan.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan
mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ
đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn
kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng. Trấn
áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
2. Thực trạng tình hình biển đảo, biên giới của đất nước Việt Nam hiện nay.
Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường,
những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình biển Đông; trong
đó ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình biển đảo Việt nam hiện nay. Cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa
các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ
quyền của đất nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là điều đã được
chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học, đã được thế giới công nhận.
Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay đều thể hiện quá trình
khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt nam suốt chiều dài
lịch sử. Tuy nhiên Trung Quốc đã có những hành động xâm lấn đến chủ quyền
biển đảo của Việt Nam: tấn công các tàu, thuyền của người dân Việt Nam,
ngang nhiên xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa,… đặc biệt
gây chấn động nhất là vụ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục
địa nước ta. Đây là những hành động quá đáng, không thể chấp nhận được gây
tổn hại đến người dân Việt Nam, đặc biệt là sự tự do độc lập vốn có của Việt Nam. 10
( Nguồn hình ảnh từ Google Image)
Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa vùng biển thuộc quần đảo giữa Việt Nam
với Trung Quốc và Đài Loan: quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt
Nam, chúng ta có đầy đủ các chứng cử để chứng minh chủ quyền của mình đối
với Hoàng Sa. Tuy nhiên năm 1974 và cho đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực
chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Đã nhiều lần xung đột bằng vũ lực giữa
Việt Nam và Trung Quốc nổ ra ở khu vực này. Những hành động của Trung
Quốc đang xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền trên biển của Việt Nam đối với
vùng biển khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận. 11
Năm 2007, Trung Quốc âm mưu độc chiếm biên Đông bằng cách đưa ra quy
định theo đó tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này
cùng với nhiều hành động vi phạm pháp luật quốc tế khác.
( Nguồn hình ảnh từ báo thanh niên)
Ngoài ra Trung Quốc còn thông qua ngành công nghiệp giải trí để lồng ghép
hình ảnh đường lưỡi bò vào các bộ phim ăn khách nổi tiếng. Đây là hành động
không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam khiến nhiều khán giá Việt bức xúc và
đồng loạt tẩy chay các bộ phim đó để bảo vệ sự tự tôn của dân tộc Việt Nam.
Mới đây nhất vào giữa tháng 9 trong bộ phim nổi tiếng Nhất sinh nhất thế
Trung Quốc đã lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” cụ thể vào tập 13, nhân vật
Thời Nghi (Bạch Lộc đóng) đi máy bay sang Đức, cô cầm xem hình bản đồ
nhưng nhiều khán giả đã tinh ý phát hiện “đường lưỡi bò” dù nó chỉ có lên hình
vài giây. Sự việc ngay sau đó đã được các fanpage phim ảnh Hoa ngữ và cư dân
mạng lên án gay gắt. Về phía nền tàng iQiyi, đơn vị phát hành này đã âm thầm
cắt bỏ đoạn gây tranh cãi mà không hề thông báo với khán giá. Sự việc này đã
gây ra làn sóng tranh cãi đồng loạt khát giả đều yêu cầu tẩy chay bộ phim để
thay cho hành động khẳng định bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường 12 Sa là của Việt Nam
(Nguồn hình ảnh từ phim Nhất sinh nhất thế)
Trước đó Trung Quốc cũng gây ra nhiều tranh cãi khi “đường lưỡi bò” phi
pháp liên tục xuất hiện trong hàng loạt bộ phim Hoa ngữ nổi tiếng như: Lấy
danh nghĩa người nhà, Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta, Em là niềm
kiêu hãnh của anh, … Đây là chiêu trò tẩy não đầy mưu mô của Trung Quốc
nhằm tuyên bố công khai với thế giới Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Hầu hết các quốc gia đều không chấp nhận và đưa ra tuyên bố phản đối
“đường lưỡi bỏ” cùng yêu sách của Trung Quốc. Các nước cũng đề xuất quan
điểm nâng vấn đề biển Đông thành vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc cũng
như hưởng ứng việc hoà bình giải quyết tranh chấp và áp dụng giải pháp tạm
thời cùng khai thác chung.
3. Giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới trong tình hình mới
- Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển vững
mạnh, chủ động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi
ích quốc gia, dân tộc trên biển từ sớm, từ xa. Tận dụng thời cơ, phát huy, 13
khai thác lợi thế của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại
giao, khoa học – công nghệ; phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết
dân tộc, huy động cao nhấtcacs nguồn lực, sức sáng tạo của các tầng lớp
nhân dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân
vững mạnh, tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng, an ninh trên biển
vững chắc, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển, đảo từ sớm, từ xa. Để hoàn
thành nhiệm vụ thiêng liêng này cần đẩy mạnh xây dựng lực lương Cảnh
sát biển, Hải quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối
trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, có chất lượng tổng hợp, sức
mạnh chiến đấu ngày càng cao, tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh
hoạt, hiệu quả; cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, điều
chỉnh, mở rộng, phát triển lực lượng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ tác chiến.
- Không ngừng chăm lo, củng cố, xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền
tảng chính trị, tinh thần vững chắc, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chăm lo xây dựng, củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc, xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa lực lượng Hải quân,
Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư, Dân quân tự về biển khi đồng
hành, cứu hộ, cứu nạn ngư dân trên biển,… Đẩy mạnh công tác giáo dục
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, chiến sĩ của lực
lượng Cảnh sát biển, Hải quân, Bộ đội biên phòng và nhân dân ven biển,
đảo góp phần nâng cao trình độ, năng lực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao. Các lực lượng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia tiếp tục đồng hành cùng ngư dân hoạt động trên biển, bảo
vệ ngư dân, ngư trường, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân ven biển, đảo,
thực hiện lấy dân làm gốc, phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm, sự
cống hiến, sức sáng tạo của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền 14
biển, đảo và thực thi pháp luật trên biển.
- Đánh giá đúng tình hình trên các vùng biển, đảo, làm cơ sở cho việc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biẻn, đảo. Trước những diễn biến phức tạp hiện
nay, Đảng và Nhà nước cần đánh giá đúng tình hình, thấy rõ thuận lợi,
thời cơ và khó khăn, nguy cơ, thách thức, quán triệt sâu sắc đường lối,
chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Mở
rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố gắng
gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc, cô lập, tập
trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững
mạnh, tạo cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế
trận an ninh nhân dân trên biển ngày càng vững chắc. 15 KẾT LUẬN
Từ lâu biển Đông đã gắn bó với đất nước Việt Nam như một hữu thể không
tách rời. Cuộc sống của bao thế hệ người dân Việt gắn liền với biển, gắn liền
với những con thuyền lênh đênh sóng nước để từ đó đánh dấu chủ quyền thiêng
liêng của mình lên những bãi cát vàng lịch sử. Hiện nay khi tình hình biển, đảo
Việt Nam diễn ra phức tạp đặc biệt là hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang có
nguy cơ bị xâm chiến. Việc xây dựng bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới
không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn dân. Bằng những hành
động nhỏ có ý thức mỗi người dân Việt Nam đã và đang chung tay góp sức bảo
vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng mà ông cha ta đã vất vả xây dựng.
(Nguồn hình ảnh từ Báo lao động) 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh
2. Báo thanh niên https://m.thanhnien.vn/loat-phim-trung-quoc-bi-tay-chay-vi-
xuyen-tac-lich-su-ghep-duong-luoi-bo-post1117206.amp
3. Tạp chí quốc phòng toàn dân http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-
doi/mot-so-giai-phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh- moi/16859.html