Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề chủ quyền biên giới là điều rất quan trọng: "Khi Biển Đông dậy sóng, thêm một lần nữa dân tộc ta xích lại gần nhau hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
trong tình hình mới
Sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Linh
Mã số sinh viên: 2156160022 Lớp GDQP&AN: 20
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING K41-A1
Hà nội, tháng 1 n
1 ăm 2021 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
Tính tất yếu của đề tài: ............................................................................................... 2
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia: ............................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm: .......................................................................................... 3
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. ..................... 5
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. ....................................... 6
1.4. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. .................... 8
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia. ................................................................................................ 9
3. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc
gia trong tình hình mới ............................................................................................... 9
4. Nhận thức và một số biện pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo,
biên giới quốc gia trong tình hình mới ................................................................... 12
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 15 2
MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài:
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng sự đồng thuận,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội, giải quyết vấn đề chủ quyền biên giới là điều rất quan trọng: "Khi Biển Đông
dậy sóng, thêm một lần nữa dân tộc ta xích lại gần nhau hơn. Từ sự kiện này chúng ta
cũng thấy được tình cảm, tình đoàn kết và trách nhiệm của người dân Việt Nam trong
việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ". Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh
thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là cửa ngõ mở rộng gia thương quốc tế, chứa đựng tiềm
năng kinh tế vô cùng to lớn. Không những thế, biển, đảo còn là địa bàn chiến lược trọng
yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đóng vai trò quan trọng trong chiến
lược đảm bảo an ninh, quốc phòng. Trong suốt quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa
đất nước, việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài mà Đảng và toàn dân luôn hết sức chú trọng, phát
huy tối đa sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, các
thể lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ âm mưu dâm phạm chủ
quyền đất nước, dó đó xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giớ iquốc gia là nội
dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. 3 NỘI DUNG
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
1.1. Một số khái niệm:
- Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền
lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là
đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả
các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước
hay đất nước. Hai khái niệm đó có thể được dùng thay thế cho nhau.
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc
chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm:
vùng đất, vùng trời, vùng biển, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
- Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền
(lục địa) của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia. Việt Nam là một quốc gia
nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là
đất liền, vừa là đảo, quần đảo bao gồm từ đỉnh Lũng Cú – Hà Giang đến mũi Cà Mau;
các đảo như Phú Quốc, Cái Lân, Thổ Chu,… và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vùng
đất quốc gia là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để
xác định vùng trời, nội thủy, lãnh hải.
- Vùng biển quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa. Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam với đường
bờ biển dài 3260 km kéo dài từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Hà Tiên – Kiên Giang. Phần
biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục
địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. 4
- Nội thủy là vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy
chiều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như trên đất liền.
- Lãnh hải là vùng có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh
thổ đất liền. Ranh giới ngoài lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu
thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo
tuyến phân luồng giao thông biển của các nước ven biển.
- Tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải có chiều
rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Thực
chất chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải là 12 hải lý tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng
biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước
ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982.
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo
dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m
hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm giò, khai thác, bảo vệ
và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp
trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ trên mọi
mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. 5
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền
làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi
việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc
nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng ở biên giới quốc gia.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phậm. Tôn trọng chủ quyền lãnh
thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Khẳng định của người đã đặt ra trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết giữ
gìn, phát huy và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Vì vậy
mà trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và phát triển đất nước Việt Nam,
Đảng ta đã thực hiện tổng thể các biện pháp trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một
cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ
đặc biệt của quốc gia.
Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao gồm:
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc
phòng, an ninh đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồn vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh
hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động
phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia 6
cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn
bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
Luật Biên giới Quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốc gia của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường
đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thế các biện pháp mà hệ thống chính
trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn
nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Xây dựng và bảo vệ biên giới
quốc gia luôn là một vấn để đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước.
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là nhiệm vụ luôn
được đề cao. Theo Báo tin tức TTXVN: Trong những năm qua, kể cả khi xảy ra đại dịch
COVID-19, Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Bộ đội Biên phòng nói riêng đã
không ngừng thúc đẩy nhiều hoạt động hợp tác với các nước láng giềng có biên giới liền
kề, trong đó phải kể đến các hoạt động tuần tra chung, chia sẻ thông tin, ngăn chặn nạn
vượt biên trái phép, đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
Bộ đội Biên phòng Hà Giang và dân quân tuần tra biên giới (Báo dân sinh) 7
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đổi ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát triển kinh
tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị,
ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp
của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn
chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh
ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong
lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với
mọi hành động phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới,
bảo đảm cho người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền
vững, ổn định và phát triển lâu dài.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi quyền lực chính trị tối cao
(quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên khu vực
biên giới; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất
nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực
hiện ở khu vực biên giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các
hiệp định mà Việt Nam kí kết với các nước hữu quan.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan mọi âm
mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới
quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại
sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
Các chiến sĩ thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) tuần tra biên giới 8
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết, hữu
nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giếng. Trấn áp mọi hành động
khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
1.4. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
công dân Việt, là một bộ phận của công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc
gia. Nhó là một trong nhữ nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, đảm bảo dân tộc ta luôn phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI
của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng
trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Đại tá Nguyễn
Thế Anh cũng đã từng nhấn mạnh:“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của
Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống của lực lượng biên phòng, BĐBP
Kiên Giang quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, vùng
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm của dân tộc Việt Nam .
trước nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn được đặt lên hang đầu, thể hiện tính cấp thiết và quan trọng.
Khu vực biển Đông luôn là điểm nóng tranh giành quyền lực và sức ảnh hưởng. Chính
vì vậy mà việc xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng ta là một vấn đề vô cùng
quan trọng. Những nội dung ấy bao gồm:
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia,
dân tộc trên biển. Cần có một cơ sở pháp lí chặt chẽ, vững chắc để bảo vệ chủ quyền
biển đảo Việt Nam, dựa trên các Công ước Luật biển quốc tế, đ
ặc biệt là Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật biển 1982.
- Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển đảo. Xây dựng đời sống nhân
dân trên các đảo và quần đảo ngày càng đầy đủ, ấm no. Nâng cao cảnh giác toàn dân
trước tình hình biến đổi khôn lường của thế giới, kiên quyết đấu tranh không để mất dù
một sải biển hay một tấc đất. 9
- Tổ chức chỉ huy, lấy nhân tố con người là quyết định, vũ khí trang bị là quan trọng;
đồng thời duy trì sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc, nắm chắc tình hình trên các vùng biển,
nhất là vùng biển trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia.
- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tổ quốc Việt Nam XHCN
được hình thành và phát triển trong quá trình đầu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất
nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước
và giữ nước trong điều kiện mới.
- Chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc
Việt Nam. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi lưu giữ, phát triển con người và những giá
trị của dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông
qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chỉnh
đáng của nhau là vấn đề quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
trong tình hình mới.
Từ lâu Biển Đông đã gắn bó với đất nước Việt Nam như một hữu thể không tách rời. Là
một quốc gia có đường bờ biển dài dọc theo đất nước, cuộc sống của dân tộc Việt Nam
qua bao thế hệ dường như đã gắn liền với biển, gắn với sóng nước dập dìu và gắn với
chủ quyền biển đảo thiêng với những “bãi cát vàng” lịch sử.
Dân tộc Việt Nam dù đứng trước sự đe dọa xâm lấn vẫn kiên định giữ vững lập trường
bảo vệ chủ quyền biển đảo. Điển hình như trước bối cảnh ngày 1/5/2014 Trung Quốc
đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép vào khu vực biển Đông gần quần đảo
Hoàng Sa, kế đó, trong 2015 Trung Quốc không ngừng tăng cường các hoạt động quân
sự trinh sát, diễn tập trên biển nhằm mục đích phô trương lực lượng tranh chấp biển đảo
với Trung Quốc, Việt Nam đã có những phản ứng mạnh mẽ theo đường ngoại giao cùng 10
tiếng nói rất đúng, kịp thời, cần thiết, không né tránh. Ngày 13/07/2016, Bộ Thông tin
và Truyền thông phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ
chức lễ phát động Cuộc thi viết “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước” và nhận được sự ủng
hộ, tích cực tham gia của các công dân việt. Đồng thời, truyền thông và báo chí nhà nước
còn không ngừng tăng cường tu ê
y n truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc đối với thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Việt
Nam kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật
pháp quốc tế. Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, của UNCLOS cũng như
Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các
quy định của luật pháp quốc tế, kiên trì con đường giải quyết các vấn đề phát sinh bằng
biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Là người Việt Nam trong thời kì mới, mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc, rất nhiều
thế hệ đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm phản đối những yêu sách cũng như mánh
khóe của Trung Quốc lồng ghép truyền bá sai lệch về biển, đảo Việt Nam. 1 ngày sau
khi Tòa trọng tài quốc tế (PCA) bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, hàng loạt các
nghệ sĩ Việt đã đăng đàn trên Facebook để ủng hộ phán quyết này, đồng thời lên tiếng
phản đối yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, qua đó khẳng định chủ quyền biển
đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 11
Nhiều khán giả cũng đã không ngừng lên án tẩy chay, phản ứng gay gắt trước những bộ phim được cho là ti m
ê nhiễm, truyền bá những t ư tưởng lệch lạ
c về chủ quyền biển đảo
của Trung Quốc. Trước đây, từng có hàng loạt các phim truyền hình, phim chiếu rạp của
Trung Quốc khiến dư luận và khán giả Việt lên án dữ dội, gây phẫn nộ khi lồng ghép
yêu sách và truyền bá hình ảnh đường lưỡi bò, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ
của Việt Nam như: Nhất sinh nhất thế, Người tuyết bé nhỏ, Lấy danh nghĩa là người
nhà, Điệp vụ biển đỏ, Một đời một kiếp, Em là thành trì doanh lũy… Thậm chí Nhã nhạc
cung đình Huế của Việt Nam còn được dùng để lồng ghép trong phi m Thịnh Đường
huyễn dạ như một loại âm nhạc truyền thống Trung Quốc.
Bản đồ lưỡi bò được cài cắm trong phim Em là thành trì doanh lũy Hình
ảnh “đường lưỡi bò” trong phim Lấy nghĩa danh người đã nhà
được FPT cắt bỏ khi phát sóng
nhưng vẫn tràn lan trên Internet khiến nhiều người bức xúc 12
Everest Người tuyết bé nhỏ là phi m hoạt hìn h d o Hãn g DreamWork s của M ỹ hợp tá c sản xuất với Côn g ty Pearl của Trun g Quốc
. Phim bắt đầu chiếu tại rạp Việt Nam vào ngày
4/10. Tuy nhiên, sau gần hai tuần phát sóng, khi khán giả nghi vấn đường lưỡi bò được
lồng ghép trong phim, đến tối 13/10 bộ phim Everest Người tuyết bé nhỏ đã bị gỡ khỏi rạp một cách đột ngột.
Thực tế, là một người Việt Nam trong thời kì mới, chúng ta không nên im lặng trước những
bộ phim có lồng ghép những tư tưởng lệch lạc về chủ quyền biển đảo V ệ i t Nam và những
yêu sách mà Trung Quốc đưa ra. Cần phải thay đổi suy nghĩ và thái độ n ó g lơ, tiếp tục bỏ
qua những chi tiết đó, bởi lẽ phim ảnh không chỉ để giải trí mà còn có một sự ảnh hưởng
vô cùng lớn đối với nhận thức con người.
4. Nhận thức và một số biện pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên
giới quốc gia trong tình hình mới.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta phải quán triệt,
thấu suốt quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới; đồng thời, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bảo đảm duy trì hòa bình,
ổn định và giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Thứ nhất, đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng
cao nhận thức trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền biển, đảo. Đây là giải pháp có vị trí quan trọng hàng đầu, nó định hướng nhận
thức, tư tưởng, trau dồi tình cảm, nhận thức của các cán bộ và nhận nhận về tầm quan
trọng của biển đảo, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong đấu 13
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Đây cũng là từng bước xây dựng thế trận lòng
dân bảo vệ chủ quyền biển đảo, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân.
Thứ hai, kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình, đấu tranh ngoại
giao và pháp lý để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đây là thời kì mà mối quan hệ giữa các quốc gia luôn vừa hợp tác vừa đấu tranh, xu thế
đa cực, đa trung tâm này càng phát triển mạnh mẽ, vai trò của các nước lớn, các tổ chứ
ngày càng có sự ảnh hưởng khiến việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới
quốc gia Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, chúng ta là những công dân của thời kì
mới cần phải tỉnh táo trước những tư tưởng, hình ảnh, mưu đồ sai lệch được truyền bá
lan tràn, phải luôn giữ vững tư tưởng ủng hộ Đảng và nhà nướ . c
Thứ ba, tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh. Tăng
cường sự quản ly của đội an ninh mạng, tuyên truyền và áp dụng luật An ninh mạng tại
Việt Nam. Cần chú trọng phát huy vai trò của truyền thông và báo chí trong việc đấu
tranh chống lại việc truyền bá các tư tưởng, thông tin sai lệch, xuyên tạc lịch sử trên các
phương tiện mạng xã hội của các thế lực phản động, thù địch. Đồng thời, cảnh giác trước
những âm mưu hèn bẩn của các thế lực xấu nhằm phá hoại nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, kết hợp chặt chẽ quá trình dân sự hóa trên biển với xây dựng thế trận quốc phòng,
an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Khai
thái có hiệu quả các nguồn tài nguyên đồng thời tăng cường dân sự ở các vùng biển, xây
dựng và phát huy lực lượng dân quân phục vụ chiến lược an ninh quốc phòng trên vùng biên giới, biển, đảo. 14
KẾT LUẬN
Thế giới đang không ngừng thay đổi và phát triển hiện đại, con người vì thế cũng cần
phải thích nghỉ. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, do sớm nhận thứ đựic
vị trí quan trọng của biên giới, biển, đảo quốc gia, là bờ cõi, tiền tiêu của tổ quốc, của
dân tộc nên bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia luôn được nhà nước
coi trọng, không một phút lơ là. Mỗi cá nhận là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam
đều cần có ý thức và hiểu biết trước những vấn đề thời cuộc, luôn trang bị cho mình tinh
thần bảo vệ Tổ quốc cao độ. Đặc biệt là thế hệ sinh viên lại càng cần trau dồi nhiều hơn
tri thức cũng như nâng cao lòng yêu nước, đề cao cảnh giác trước những mánh khóe của
thế lực xấu. Sinh viên, thế hệ trẻ là nguồn lực mạnh mẽ của đất nước, vì thế phải luôn
trau dồi và rèn luyện để có thể sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi tên. Thời gian qua,
tình hình thế giới thay đổi không ngừng khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước,
nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Do vị trí địa lí
và chính trị, việc xây dựng và bảo vệ biên giới, biển, đảo quốc gia là một vấn đề đặc biệt
quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nướ .
c Trong đó, vấn đề mang tính chiến
lược, then chốt chính là nỗ lực xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu biết
của mỗi người. Bảo vệ chủ quyền biển đảo: Trách nhiệm của toàn dân! 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quốc phòng an ninh.
2. Báo cáo tham luận về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện (Báo nhân dân)
4. Báo cáo: Kết quả thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng và An ninh năm 2020; nhiệm vụ, giải pháp năm 2021
5. Bài tham luận Bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới
6. Bộ GD-ĐT (2012). Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam. NXB Vụ giáo dục quốc phòng
7. Bộ GD-ĐT (2013). Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam
8. Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường
(2008), Công ước biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9. Trang TTĐT Sở văn hóa TT&DL Yên Bái: https://bitly.com.vn/2zi96g
10. Báo ICT Việt Nam: https://ictvietnam.vn/bien-dong-day-song-dan-toc-xich-la - i gan-nhau-hon-8058.htm 11. Báo VN Express:
https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-trung-quoc-tun - g bi-nhac-nho-vi-xuyen-ta - c lich-su-viet-nam-3428151.html
https://vnexpress.net/viet-nam-len-tieng-ve-phim-trun - g quoc-xuyen-tac-lich-su- 4368593.html