Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa Mác-Lênin là chính sách phát triển con người và xã hội, được quy định bởiyếu tố kinh tế và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan niệm triết học Mác – Lênin về bản chất con người: 2.1.Về lý luận:
Chủ nghĩa Mác-Lênin là chính sách phát triển con người và xã hội, được quy định bởi
yếu tố kinh tế và xã hội. Yếu tố kinh tế trong các mối quan hệ kinh tế phẩm chất của con
người được quy định trong mọi thời đại khác nhau sẽ có những quy định khác nhau cụ
thể trong mọi thời đại con người sẽ có những lợi ích riêng gắn với lợi ích chung trong xã
hội đó giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Khi đánh giá bản
chất của con người phải xem xét đồng thời ở cả hai phương diện: bản tính tự nhiên và bản
tính xã hội. Trong đó cần phải xem trọng hơn việc xem xét con người từ phương diện xã
hội. Hơn nữa, cần xây dựng, rèn luyện thái độ sống có sự dung hòa giữa nhu cầu sinh học
và nhu cầu xã hội. Tránh rơi vào vòng lập vô nghĩa khi cứ mãi chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Xã hội chính là nguồn cội, là gốc rễ hình thành nên bản chất con người vì vậy cần phải
chú trọng xây dựng một môi trường xã hội cùng với những mối quan hệ tốt đẹp. Xã hội
còn bị quy định bởi những yếu tố văn hóa. Các yếu tố văn hóa như thế giới quan, thẩm
mĩ, lý tưởng, pháp luật, đạo đức cũng quy định nên sự hình thành con người. Trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết tính đúng đắn mối quan hệ xã hội
– cá nhân, tránh việc đề cao quá mức một cá nhân. Hơn nữa là tạo ra những giá trị mới,
nghĩa là trong quá trình tồn tại, con người cần có sự dung hòa, cân bằng giữa “tài” và “đức”. 2.2.Về thực tiễn:
Không chỉ giải thích thế giới mà còn cải thiện thế giới, triết học Mác-Lênin là cơ sở cho
sự nghiệp giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột ,các chế độ độc tài. Thiết lập
một xã hội nhân quyền, độc lập, tự do. Ta có thể thấy rõ quan điểm trên thông qua tư
tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc: Hồ Chí Minh – một
nhà tư tưởng lỗi lạc, thấm nhuần những bài học sâu sắc từ triết học Mác-Lênin. Hồ Chí
Minh tâm niệm quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi sáng tạo và
mọi phong trào cách mạng. Chính vì thế châm ngôn “lấy dân làm gốc” xuyên suốt là sợi
tư tưởng móc nối các chủ thể cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết toàn dân tộc
là một chiến lược nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách
mạng.Tiếp nhận bài học sâu sắc từ Cách mạng tháng mười Nga cộng hưởng cùng tinh
thần triết học Mác-Lênin, dựa vào bối cảnh lịch sử quốc gia Người đã đưa cách mạng đến
bến bờ thành công theo khuynh hướng vô sản thiếp lặp lại hòa bình tự do cho dân tộc.
Triết học Mác-lênin còn là cơ sở cho chính sách nâng cao chất lượng nguồn lực quốc gia.
Song song với đó là việc nâng chất lượng cuộc sống, giáo dục, sức khỏe và đạo đức con
người. Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nhân tố con người, kế thừa quan
điểm của Mác - Lênin, Đảng ta khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định
nhất là con người; nhân tố con người chính là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, với mục tiêu đổi mới Đảng và nhà nước đã đề ra chiến lược Kinh tế xã hội
2011 – 2020 xác định việc đổi mới và hoàn thiện nền giáo dục quốc gia nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, Đại hội XI của Đảng và Nhà nước cũng đề
xuất các chính sách nhất định để đạt đến mức cân bằng giữa kinh tế quốc gia và văn hóa
xã hội. Ngoài ra Đại hội cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời
sống nhân dân điển hình là cải thiện thu nhập, giảm sự phân hóa giàu nghèo, giảm chênh
lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị. Nhìn chung những chính sách của Đảng và
Nhà nước xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới phát triển đất nước.