Ý nghĩa phương pháp luận - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵbiện, phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tấtyếu của sự vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nộitại bởi chỉ có như vậy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Nội dung của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
- Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung thuật nguỵ
biện, phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tất
yếu của sự vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu nội
tại bởi chỉ như vậy, nhận thức mới thể phản ánh được đầy đủ nhất sự tồn
tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua
lại của các khách thể nhận thức.
- Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ gắn với nhu cầu thực tiễn; không
viển vông, ảo tưởng bởi mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con
người rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh, chỉ phản ánh được mối liên hệ nào đó
phù hợp với nhu cầu của con người nên nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng
mang tính tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn. Nắm được điều đó, sẽ tránh
được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có, xem đó là những chân lý bất biến,
tuyệt đối không bổ sung, không phát triển. Chỉ như vậy mới thấy được
vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận
động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng.
- Ngoài ra, nguyên tắc toàn diện còn xem xét mối liên hệ đồng bộ; không cục
bộ, phiến diện; nghĩatrong thực tiễn, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các
biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối
liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn
phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực lượng giải quyết,
tránh dàn trải.
- Nguyên tắc toàn diện dự báo được khả năng vận động, phát triển; tránh trì trệ,
bảo thủ.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng và xử lý
các tình huống thực tiễn thì ta phải đặt chúng vào mối quan hệ với các sự vật
hiện tượng khác. Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính khác nhau của chính bản thân sự vật, hiện
tượng giữa sự vật, hiện tượng đó với những sự vật, hiện tượng khác ( kể cả
trực tiếp, gián tiếp ). Chỉ trên sở đó mới thể nhận thức đúng về sự vật
xử hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn
diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức thực tiễn.
Nội dung của nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt
trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật,
hiện tượng trong trạng thái hiện tại, còn phải thấy được khuynh hướng phát
triển của trong tương lai. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển mâu
thuẫn, còn động lực của sự phát triểnđấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự
vật, hiện tượng đó.
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển quá trình trải
qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại những đặc điểm, tính
chất, hình thức khác nhau; bởi vậy, phải phân tích cụ thể để tìm ra những hình
thức hoạt động, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm
hãm sự phát triển đó.
- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức hoạt động thực
tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp
quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ,
trì trệ, định kiến v.v. Sự thay thế cái bằng cái mới diễn ra rất phức tạp, nhiều
khi cái mới hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển
không thẳng quanh co, phức tạp; tránh lạc quan bi quan thái quá trong
quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình thay thế cáibằng
cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái phát
triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Về nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức thực tiễn được
V.I.Lênin nêu phải xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện
tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải
qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát
triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào.
Như vậy, nguyên tắc lịch sử - cụ thể tái tạo lại sự vật, hiện tượng thông qua lăng
kính của những ngẫu nhiên, những bước quanh co, những gián đoạn theo tình tự
không gianthời gian, theo trình tự của sự hình thành sự vật, hiện tượng; nhờ
đó mà có thể phản ánh được sự vận động đa dạng và nhiều vẻ của các hình thức
biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của
nó.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận độngtính phổ
biến, là phương thức tồn tại của vật chất; nghĩa là phải nhận thức được rằng, vận
động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất
định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải chỉ rõ được những giai đoạn mà nó đã
trải qua trong quá trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình cụ
thể trong nhận thức thực tiễn, để nhận thức giải thích được những thuộc
tính, những mối liên hệ tất yếu đặc trưng, những chất lượng vốn của sự
vật, hiện tượng.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được mối liên hệ khách quan;
chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời khả năng chuyển hoá thành sự vật,
hiện tượng mới thông qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định
của phủ định, sự vật, hiện tượng phủ định là sự kế tục sự vật, hiện tượng bị phủ
định, sự bảo tồn sự vật, hiện tượng bị phủ định trong dạng đã được cải tạo
cho phù hợp với sự vật, hiện tượng phủ định.
- Trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn luôn quán triệt nguyên tắc
lịch sử - cụ thể để nhận thức sự vật, hiện tượng với đầy đủ các mối liên hệ trong
sự tồn tại khách quan vốn của nó, để nhận thức được vị trí, vai trò của từng
mối liên hệ quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức xử các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong mỗi
tình huống cụ thể để từ đó được những giải pháp đúng đắn hiệu quả
trong việc xử những vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức thực tiễn
không những cần phải tránh khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà
còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
| 1/3

Preview text:

Nội dung của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
- Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ
biện, phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tất
yếu của sự vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội
tại bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ nhất sự tồn
tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua
lại của các khách thể nhận thức.
- Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ gắn với nhu cầu thực tiễn; không
viển vông, ảo tưởng bởi mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con
người rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh, chỉ phản ánh được mối liên hệ nào đó
phù hợp với nhu cầu của con người nên nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng
mang tính tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn. Nắm được điều đó, sẽ tránh
được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có, xem đó là những chân lý bất biến,
tuyệt đối mà không bổ sung, không phát triển. Chỉ có như vậy mới thấy được
vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận
động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng.
- Ngoài ra, nguyên tắc toàn diện còn xem xét mối liên hệ đồng bộ; không cục
bộ, phiến diện; nghĩa là trong thực tiễn, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các
biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối
liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn
phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực lượng giải quyết, tránh dàn trải.
- Nguyên tắc toàn diện dự báo được khả năng vận động, phát triển; tránh trì trệ, bảo thủ.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng và xử lý
các tình huống thực tiễn thì ta phải đặt chúng vào mối quan hệ với các sự vật và
hiện tượng khác. Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính khác nhau của chính bản thân sự vật, hiện
tượng và giữa sự vật, hiện tượng đó với những sự vật, hiện tượng khác ( kể cả
trực tiếp, gián tiếp ). Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và
xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn
diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức thực tiễn.
Nội dung của nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt nó
trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật,
hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát
triển của nó trong tương lai. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu
thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng đó.
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải
qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính
chất, hình thức khác nhau; bởi vậy, phải phân tích cụ thể để tìm ra những hình
thức hoạt động, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp
quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ,
trì trệ, định kiến v.v. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp, nhiều
khi cái mới hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển
không thẳng mà quanh co, phức tạp; tránh lạc quan và bi quan thái quá trong
quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình thay thế cái cũ bằng
cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ mà phát
triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Về nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn được
V.I.Lênin nêu rõ là phải xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện
tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải
qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát
triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào.
Như vậy, nguyên tắc lịch sử - cụ thể tái tạo lại sự vật, hiện tượng thông qua lăng
kính của những ngẫu nhiên, những bước quanh co, những gián đoạn theo tình tự
không gian và thời gian, theo trình tự của sự hình thành sự vật, hiện tượng; nhờ
đó mà có thể phản ánh được sự vận động đa dạng và nhiều vẻ của các hình thức
biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ
biến, là phương thức tồn tại của vật chất; nghĩa là phải nhận thức được rằng, vận
động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất
định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải chỉ rõ được những giai đoạn mà nó đã
trải qua trong quá trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình cụ
thể trong nhận thức và thực tiễn, để nhận thức và giải thích được những thuộc
tính, những mối liên hệ tất yếu đặc trưng, những chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được mối liên hệ khách quan;
chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hoá thành sự vật,
hiện tượng mới thông qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định
của phủ định, sự vật, hiện tượng phủ định là sự kế tục sự vật, hiện tượng bị phủ
định, là sự bảo tồn sự vật, hiện tượng bị phủ định trong dạng đã được cải tạo
cho phù hợp với sự vật, hiện tượng phủ định.
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn quán triệt nguyên tắc
lịch sử - cụ thể để nhận thức sự vật, hiện tượng với đầy đủ các mối liên hệ trong
sự tồn tại khách quan vốn có của nó, để nhận thức được vị trí, vai trò của từng
mối liên hệ quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong mỗi
tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả
trong việc xử lý những vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn
không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà
còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.