Quiz: Top 44 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1.3 Quá trình cháy môn Khoa học dữ liệu (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Trên đồ thị biểu diễn diễn biến của quá trình cháy của động cơ xăng, điểm đanh lửa là điểm 1
Trên đồ thị biểu diễn diễn biến của quá trình cháy của động cơ xăng, điểm tạo thành màng lửa và lan truyền khắp không gian buồng cháy (điểm bắt đầu cháy) là điểm 2
Trên đồ thị biểu diễn diễn biến của quá trình cháy của động cơ xăng, các thời kỳ của quá trình cháy là I – cháy trễ, II – cháy nhanh, III – cháy rớt
Trên đồ thị biểu diễn diễn biến của quá trình cháy của động cơ xăng, góc đánh lửa sớm là góc gỉữa điểm 1 và ĐCT
Trong động cơ xăng điểm áp suất cực đại sớm hơn điểm nhiệt độ cực đại
Thời kỳ cháy trễ của động cơ xăng dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố: Tính chất của hòa khí trước khi đánh lửa; Áp suất, nhiệt độ của hòa khí trước khi đánh lửa; Năng lượng của tia lửa điện
Giai đoạn cháy chính trong động cơ xăng là thời kỳ cháy nhanh
Để nâng cao hiệu suất nhiệt của chu trình, thì cần phải đảm bảo thời gian cháy nhanh, nâng cao tốc độ cháy, làm cho áp suất cực đại và nhiệt độ cực đại xuất hiện sau ĐCT
Tốc độ cháy của động cơ không thể lớn quá vì làm tăng nhanh tốc độ tăng áp suất, gây va đập cơ khí, b. làm tăng tiếng ồn của động cơ, làm tăng mài mòn cho các chi tiết và giảm tuổi thọ của động cơ
Biểu hiện của cháy kích nổ là áp suất môi chất vào cuối thời kỳ cháy nhanh dao động rất lớn, tiếng gõ kim loại, nhiệt độ buồng đốt cao (có khu vực tới 4.0000C)
Phát biểu đúng là: Cháy sớm xảy ra trước khi bugi bật tia lửa điện
Những nguyên nhân gây cháy sớm: Do tạo muội than tích nhiệt trên xupap thải hoặc trên cực bugi; Do hình thành các điểm hoặc các mặt nóng trong buồng cháy
Nguyên tắc chung để giảm sức cản cho đường nạp và để đạt được độ đồng đều về số lượng cũng như thành phần hòa khí đi vào các xilanh là: rút ngắn chiều dài các nhánh đống nạp và đường nạp chung, giữ cho hành trình dòng khí nạp cũng như số lượng lần đổi chiều lưu động tính từ bộ chế hòa khí đến các xilanh được giống nhau, tránh hiện tượng trùng điệp của hai xilanh trên cùng một nhánh đống
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tia lửa điện và đến quá trình cháy là góc đánh lửa sớm, vị trí đặt bugi loại bugi, năng lượng của tia lửa điện
Khi bật tia lửa điện quá sớm phần hòa khí được bốc cháy ở trước ĐCT, làm cho áp suất trong xilanh tăng lên quá sớm, làm tăng khuynh hướng kích nổ của hòa khí
Hệ thống đánh lửa bán dẫn, có ưu điểm: Khắc phục hoàn toàn hiện tượng bỏ lửa ở tốc độ cao. Dễ khởi động khi trời lạnh; Tuổi thọ tiếp điểm tăng lên nhiều, vì dòng điện đi qua tiếp điểm nhỏ; Năng lượng của tia lửa rất lớn nên tốc độ cháy tăng, giảm cháy rớt, làm tăng công suất và hiệu suất động cơ
Để đảm bảo cho quá trình cháy được tiến triển bình thường ở mọi tốc độ thì khi tăng tốc độ của động cơ xăng cần tăng góc đánh lửa sớm
Ở động cơ xăng có bộ điều chỉnh đánh lửa sớm chân không, khi càng nhỏ tải (bướm ga mở nhỏ) thì độ chân không phía sau bướm gió càng lớn, sẽ làm tăng góc đánh lửa sớm.
Ở động cơ xăng có tỷ số nén cao, khi tăng tỷ số nén, áp suất và nhiệt độ cuối quá trình nén đều tăng, tạo điều kiện tốt cho các phản ứng oxy hóa của hòa khí, nên thời gian cháy trễ và thời gian lan tràn màng lửa đều được rút ngắn
Trong động cơ diesel các thời điểm của quá trình cháy gồm: I-Thời kỳ cháy trễ, II-Thời kỳ cháy nhanh, III-Thời kỳ cháy chính (chậm), IV-Thời kỳ cháy rớt
Trong quá trình cháy của động cơ diesel trên hình dưới, thời điểm phun nhiên liệu là điểm 1
Trong quá trình cháy của động cơ diesel trên hình dưới, thời bắt đầu bốc cháy nhiên liệu là điểm 2
Trong quá trình cháy của động cơ diesel trên hình dưới, thời điểm nhiệt độ lớn nhất trong buồng đốt là điểm 4
Trong quá trình cháy của động cơ diesel trên hình dưới, thời điểm áp suất lớn nhất trong buồng đốt là điểm 3
Trong quá trình cháy của động cơ diesel trên hình dưới, điểm 5 là thời điểm dừng cháy (cháy hết)
Từ đặc tính phun nhiên liệu (Hình dưới), đặc tính thể hiện chất lượng phun nhiên liệu nhỏ và đều là đường 1 – thể hiện vừa nhỏ vừa đều;
Chất lượng phun nhỏ và đều của nhiên liệu phụ thuộc vào các yếu tố: kích thước lỗ phun, độ nhớt và lực căng mặt ngoài của nhiên liệu, tăng áp suất phun sẽ làm tăng độ phun nhỏ
Giảm đường kính lỗ phun sẽ làm các hạt nhiên liệu phun vào buồng đốt nhỏ và đều
Tăng tốc độ trục cam bơm cao áp sẽ làm tăng tốc độ piston của bơm, qua đó làm tăng áp suất phun và tốc độ dòng chảy qua lỗ phun, kết quả sẽ làm tăng độ phun nhỏ và phun đều của tia nhiên liệu
Phần lõi của tia nhiên liệu có mật độ hạt lớn và kích thước hạt lớn
Phần vỏ của tia nhiên liệu có mật độ hạt nhỏ và kích thước hạt nhỏ
Dựa vào vị trí bay hơi của nhiên liệu, hỗn hợp cháy được hình thành theo phương pháp: Hình thành hỗn hợp theo phương pháp thể tích; Hình thành hỗn hợp theo phương pháp màng; Hình thành hỗn hợp theo phương pháp hỗn hợp thể tích-màng
Trong buồng cháy thống nhất hỗn hợp được hình thành theo phương pháp thể tích sẽ đảm bảo: Nhiên liệu phun thật tơi và cháy hoàn toàn; Sự xoáy lốc của không khí nhỏ hơn trong buồng cháy khác, làm cho sự truyền nhiệt từ không khí nén nóng tới nhiên liệu lạnh vừa được phun vào không lớn lắm và cháy trễ bị kéo dài
Trong buồng cháy thống nhất có hình thành hỗn hợp theo màng, cho phép: áp suất phun nhiên liệu nhỏ (đến 200 kG/cm2); có thể sử dụng được nhiều loại nhiên liệu có chỉ số xetan khác nhau
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy của động cơ Diesel: tính chất nhiên liệu, tỷ số nén, quy luật phun nhiên liệu
Khi giữ nguyên các điều kiện làm việc của động cơ diesel, nếu tăng chỉ số xêtan của nhiên liệu thì sẽ rút ngắn thời kỳ cháy trễ, làm giảm tốc độ tăng áp suất trong thời kỳ cháy nhanh.
Góc phun sớm ảnh hưởng trực tiếp đến: thời kỳ cháy trễ, tốc độ tăng áp suất P, áp suất lớn nhất Pmax.
Khi tăng góc phun sớm sẽ làm kéo dài thời kỳ cháy trễ, tăng tốc độ tăng áp suất P/ ở giai đoạn cháy chính và tăng áp suất cực đại Pmax
Nếu phun nhiên liệu quá muộn thì sẽ làm cho quá trình cháy kéo dài sang kỳ giãn nở, tăng nhiệt độ khí xả, giảm hiệu suất động cơ
Góc phun sớm tốt nhất của động cơ có buồng cháy phun trực tiếp (buồng cháy thống nhất) là = 25÷35o góc quay trục khuỷu
Góc phun sớm tốt nhất của động cơ có buồng cháy ngăn cách là = 15÷30o góc quay trục khuỷu
Trong động cơ Diesel, nếu chất lượng phun sương tốt sẽ làm tăng tốc độ hình thành hoà khí, rút ngắn quá trình cháy và sẽ làm nhiên liệu cháy hoàn toàn hơn, làm tăng công suất, tăng hiệu suất của động cơ
Khi tăng tốc độ n, tốc độ chuyển động của dòng khí được gia tăng và sẽ làm tăng áp suất phun và cải thiện tốt cho quá trình hình thành hoà khí
Khi tăng tốc độ động cơ diesel cần phải tăng góc phun sớm , để đảm bảo cho hoà khí được cháy ở khu vực gần ĐCT