Quiz: Top 66 câu hỏi trắc nghiệm môn Quan hệ công chúng - Truyền thông (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Truyền thông phát triển ngày càng được coi trọng vì truyền thông phát triển giúp bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
Đại chúng là những cá nhân nặc danh; không có mối quan hệ; không có hình thức tổ chức gì
Những hoạt động nằm trong lĩnh vực truyền thông đại chúng là: Báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình; Điện ảnh, xuất bản, sản xuất băng đĩa, internet
Khi giải mã thông điệp, người nhận tin phụ thuộc vào khung quy chiếu (frame of reference)
Hình thức truyền thông có thể xếp vào loại các phương tiện truyền thông đại chúng là: Điện ảnh, báo chí; Băng đĩa hình và tiếng; Panô, băng rôn, tờ rơi
Loại hình chiếm vai trò quan trọng trong các phương tiện truyền thông đại chúng là báo chí (Vì báo chí gồm 4 loại hình: báo in, báo hình, phát thanh và truyền hình đưa tin rộng rãi đến đại chúng)
Theo Luật báo chí 2016, báo chí có 4 loại hình là: Báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
Các thành tố truyền thông đại chúng bao gồm: Phương tiên truyền thông, Các nhà truyền thông, Công chúng
Các loại hình truyền thông là truyền thông bằng lời, truyền thông khôg bằng lời, truyền thông biểu tượng
Khái niệm Đại chúng không có đặc điểm nhận dạng: Không tổ chức
Phương tiện truyền thông có uy tín công chúng cao nhất là truyền hình
Trình độ nhận thức của công chúng thuộc về thái độ của công chúng đối với phương tiện truyền thông đại chúng.
Công nghệ truyền thông không phải là một chủ thể trong nội dung nghiên cứu truyền thông đại chúng
Truyền thanh có khả năng lưu giữ và tái sử dụng thấp nhất
Phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện sau nhất là Internet
Kỹ thuật viên không phải là một thành phần chính trong giới truyền thông
Cộng đồng không có trong các yếu tố cấu thành truyền thông đại chúng
Trao đổi không có trong định nghĩa khái niệm truyền thông
Tìm kiếm cấu trúc không phải là nội dung trong kỹ thuật phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
Ý nghĩa trực chỉ không phải là yếu tố của phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
Kỹ thuật sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng không phải là một lĩnh vực nghiên cứu của truyền thông đại chúng
Ý không phải áp lực với nghề làm báo là giáo dục
Tính công nghiệp không phải là đặc điểm của nghề báo
Khái niệm Đại chúng không có đặc điểm đồng nhất
Truyền hình có khả năng định hướng thông tin cao nhất
Dung hòa không thuộc về thái độ của công chúng đối với phương tiện truyền thông đại chúng
Điện ảnh xuất hiện sớm nhất
Phương tiện cho phép mỗi cá nhân có thể trở thành một đơn vị truyền thông với chi phí rất thấp là Internet
Truyền thanh có tính định hướng thông tin thấp nhất
Báo in có khả năng lưu giữ và tái sử dụng cao nhất
Bưu chính không phải là một phương tiện truyền thông đại chúng
Đánh giá đúng về giả thuyết về “ Hố chênh lệch kiến thức - Gap Hypothesis”: Truyền thông đại chúng là một nhân tố quan trọng trong tiếp nhận thông tin và kiến thức, nhưng tri thức con người còn phụ thuộc nhiều nhân tố khác ngoài truyền thông đại chúng .
Đặc trưng của báo chí là thời sự.
Các loại hình truyền thông là: Liên cá nhân, tập thể, đại chúng.
Quá trình truyền thông có ở con người
Truyền thông đại chúng gồm những loại hình: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử
Trong quá trình tiếp nhận những thông tin khác nhau từ truyền thông đại chúng, nhân tố nền tảng là sự đánh giá của công chúng đối với nguồn tin
Việc định nghĩa khái niệm “ Truyền thông” theo tiêu chuẩn khoa học của ngành Nghiên cứu truyền thông (tên gọi khác: ngành Truyền thông học) là không đơn giản vì truyền thông mang tính đơn giản, phổ biến, tương đối, không đồng nhất và là một quá trình
Khi nói đến thể chế truyền thông là người ta muốn nói đến các tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực truyền thông
Đặc điểm nói lên tính chất cơ bản nhất của truyền thông đại chúng, phân biệt truyền thông đại chúng với những loại hình truyền thông khác là có lượng công chúng đông không xác định
Đạo luật Báo chí đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời trên cơ sở Hiến pháp 1946
Trong các yếu tố được liệt kê dưới đây, yếu tố được các đối tượng tham gia vào một quá trình giao tiếp trực tiếp (truyền thông liên cá nhân) chú ý đến (một các ý thức hoặc vô thức) bên cạnh ngôn ngữ được sử dụng là cử chỉ, nét mặt
Trong các nguyên tắc lãnh đạo và quản lý hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, nguyên tắc hàng đầu, tiên quyết là nguyên tắc phát triển đi đôi với quản lý các phương tiện truyền thông đại chúng
Theo quan điểm hiện đại của ngành Nghiên cứu truyền thông, khái niệm Phương diện truyền thông (Media) được hiểu dưới những góc độ: Luật pháp, Tổ chức, Thể chế, Hệ thống
Yếu tố thuộc nhóm nhân tố hỗ trợ ngôn từ trong quá trình giao tiếp trực tiếp (truyền thông liên cá nhân) là giọng nói
Theo chị (anh), thông tin là gì thông điệp truyền thông
“Sản phẩm hàng hóa của Hàn Quốc được bán rộng rãi tại Việt Nam và các nước châu Á, sau khi làn sóng phim Hàn Quốc đổ bộ vào các quốc gia này. Các phương tiện truyền thông đã tạo ra nhóm khán giả yêu thích các sản phẩm Hàn Quốc, đặc biệt là ngành hàng thời trang. Chính nhóm khán giả ấy đã hình thành nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Hàn Quốc và trở thành khách hàng của các sản phẩm này. Chính phương tiện truyền thông đã tạo nên nhu cầu cho khán giả của mình”. Ví dụ trên được xếp vào lý thuyết phân tích khán giả với tư cách là một loại hàng hoá
Khán giả với tư cách là một loại hàng hóa, có thể được hiểu là các phương tiện truyền thông đã biến khán giả thành thứ hàng hóa và bán hàng hóa (khán giả) này cho các nhà sản xuất, quảng cáo.
Khái niệm thế giới phẳng mô tả về sự kết nối thông suốt các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị giữa từng cá nhân xuyên qua ranh giới các quốc gia, lãnh thổ, vùng miền. Sự liên kết này phá vỡ những đặc trưng về vùng miền địa lý thông thường và tạo dựng khái niệm mới về “thị trường truyền thông ảo”.
Theo thuyết vùng kinh tế, để đạt được doanh số, các doanh nghiệp truyền thông phải chú trọng đến các điểm mấu chốt: Vai trò của công chúng; Vai trò cuả Nhà Quảng cáo; Đặc trưng nơi vùng miền hoạt động.
Nhận định KHÔNG ĐÚNG đối với các xã hội dân chủ hiện đại là: Thông tin do một cộng đồng người sản xuất ra, để tự phục vụ bản thân và không thể trao đổi mua bán.
Trong chu trình chính sách công tại Việt Nam, truyền thông KHÔNG đóng vai trò sáng tạo chính sách.
Chủ thể truyền thông chính sách bao gồm: Cơ quan Nhà nước; Đại biểu Quốc hội...; Báo chí, các cơ quan thông tấn; Mạng xã hội và các nhân vật nổi tiếng
Đặc trưng trong văn hóa Việt Nam khiến việc truyền bá cái mới gặp nhiều khó khăn, thách thức là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Năm 2007, Tạp chí Times của Mỹ đã bình chọn nhân vật xuất stc nhất trong năm là YOU (CHÍNH LÀ BẠN). Sự kiện này thể hiện: Tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới đối với xã hội hiện đại; Quá trình cá nhân hóa mạnh mẽ đã làm suy yếu đi sức mạnh của những biểu tượng truyền thống; Xu hướng cá nhân hóa trong sáng tạo, tiếp nhận và tiêu dùng.
“Trong thời điểm nhân dân một số vùng đang phải thực hiện nghiêm túc giãn cách theo Chỉ thị 16 nhằm phòng chống dịch COVID, thì trên một Đài truyền hình ngay tại địa phương lại phát sóng chương trình khuyến khích người dân đi du lịch, gây nên sự phản cảm trong dư luận”. Đài Truyền hình trong ví dụ trên đã không đáp ứng được yêu cầu: Thông tin phải nhanh chóng, hợp thời; Thông tin phải phù hợp với các quy toc xã hội, các giá trị văn hóa và đạo li của dân tộc.
Những yêu cầu giúp việc thực hiện chức năng phổ biến thông tin và kiến thức đạt hiệu quả cao là: Thông tin nhanh chóng, hợp thời; Thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều; Thông tin phù hợp với qúy tộc xã hội
“Các nhà nghiên cứu đều cho rằng phương tiện truyền thông có sức mạnh vạn năng. Phát thanh và điện ảnh tác động trực tiếp đến suy nghĩ và cách ứng xử của người dân, khiến họ giống như phản xạ có điều kiện và hoàn toàn bị thao túng bởi các phương tiện truyền thông”. Đây là giai đoạn 01 trong lịch sử nghiên cứu truyền thông
“Những năm giữa thế kỷ 20, nước Đức và một số nước phương Tây đã ban hành luật cấm nghe Đài Phát thanh nước ngoài, ai vi phạm sẽ bị tử hình. Cùng thời điểm này, ở Liên Xô, các nhà khoa học không dám sản xuất máy thu thanh vì sợ người dân nghe đài phương Tây”. Đây là giai đoạn thứ nhất (1910 – 1939) trong lịch sử nghiên cứu truyền thông
Lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội của truyền thông trong giới nghiên cứu phương Tây có thể phân thành 03 giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất (1910 – 1939); Giai đoạn thứ hai (1940 – 1960); Giai đoạn thứ ba (1961 – nay)
Các nhà nghiên cứu thường dùng những tiêu chí để khảo sát về tính chất và mức độ theo dõi truyền thông của công chúng là: Số lượng người biết về tin tức ấy; Tầm quan trọng của tin tức ấy đối với người dân; Nguồn tin là từ đâu
“Năm 1940, nhằm dự đoán kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, một tờ báo đã tiến hành điều tra phỏng vấn qua điện thoại với một câu hỏi rất đơn giản: “Ông/Bà sẽ bỏ phiếu cho ai?”. Kết quả chỉ ra rằng, ứng cử viên của Đảng Cộng hoà sẽ thtng trong cuộc bầu cử đó. Nhưng thực tế thì ngược lại, ứng cử viên Đảng Dân chủ đã giành thắng lợi. Cuộc điều tra này là một thất bại, bởi vì vào thời kỳ đó, chỉ có những người giàu mới sở hữu điện thoại, và chắc chắn rằng, số phiếu của họ không đại diện cho toàn bộ dân Mỹ trong cuộc bầu cử này”. Ví dụ này thuộc phương pháp phân tích phương tiện truyền thông trong nghiên cứu truyền thông
“Một vụ lừa đảo được đăng trên các phương tiện truyền thông. Nhiều người biết đến, bàn tán và lên án. Từ đó, hình thành áp lực dư luận xã hội đối với những hành vi tương tự. Đồng thời, áp lực này trở thành rào cản hữu hiệu đối với các cá nhân khác”. Quá trình trên thể hiện chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội
Văn bản báo chí thường ngắn gọn vì những thông tin mà báo chí đăng tải phải mang tính thời sự, cập nhật.
Cách chơi chữ trong đầu đề như vậy là nhằm mục đích tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc
Tính cá thể KHÔNG thuộc văn phong của báo chí