Quiz: Top 70 câu hỏi trắc nghiệm Chương 3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử môn Triết học Mác Lênin (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là học thuyết nghiên cứu những quy luật, những động lực phát triển xã hội.
Trong sản xuất xã hội loại hình sản xuất cơ bản nhất là sản xuất vật chất.
Để nhận thức và cải tạo xã hội cần phải xuất phát từ nền sản xuất vật chất của xã hội.
Phương thức sản xuất biểu thị cách thức mà con ngƣời sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định
Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất
Tư liệu lao động thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động.
Người lao động được coi là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất vật chất
Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Trong tư liệu sản xuất, phương tiện lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động
Trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”
Trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người
Trong lực lượng sản xuất, người lao động giữ vai trò quyết định
Ngày nay, khoa học đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”
Quan hệ sản xuất không bao gồm quan hệ tình cảm giữa nhà tư bản và công nhân.
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định các phương diện khác
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội
Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là Nhà nước.
Theo V.I.Lênin, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản và chủ yếu quyết định trực tiếp đến địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp
Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội, giai cấp có tính lịch sử.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện "của dư".
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp xuất hiện bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, kết cấu xã hội - giai cấp do trình độ phát triển của phương thức sản xuất quy định
Để phân chia giai cấp thành giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản căn cứ vào phương thức sản xuất mà giai cấp đó đại diện.
Giai cấp cơ bản là giai cấp gắn với phương thức sản xuất thống trị.
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị.
Mục đích cao nhất mà một cuộc đấu tranh giai cấp cần đạt được là giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của những quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều kiện để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
Trong đấu tranh giai cấp, cơ sở quan trọng nhất của liên minh giai cấp là sự thống nhất về lợi ích cơ bản.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử trong điều kiện có giai cấp đối kháng.
Mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau trong một phương thức sản xuất là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Theo quan điểm C.Mác – Ph.Ăngghen, khi chưa có chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra với các hình thức nào? Phương án sai: Đấu tranh kinh tế.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, khi chưa có chính quyền, hình thức đấu tranh chính trị là cao nhất trong đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, khi giai cấp vô sản chưa có chính quyền, việc tuyên truyền cổ động; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí; đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, ... là những biểu hiện của hình thức đấu tranh chính trị.
Trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước vô sản.
Chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ cộng hòa thủ tướng, chế độ quân chủ lập hiến, nhà nước liên bang…thuộc kiểu nhà nước tư sản.
Trong kiểu nhà nước phong kiến, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc.
Trong kiểu nhà nước tư sản, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp tư sản.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, đối tượng của cách mạng xã hội đó là những giai cấp và những lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là giai cấp, tầng lớp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của xã hội.
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Trong tồn tại xã hội yếu tố quyết định là phương thức sản xuất.
Những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật được gọi là ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
Toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn,... của một người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó được gọi là tâm lý xã hội.
Kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,... được gọi là hệ tư tưởng.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là thực thể sinh học - xã hội.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội là lao động.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, tha hoá con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nội dung quan trọng hàng đầu trong việc giải phóng con người là đấu tranh giải phóng con người trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, giữa cá nhân và xã hội có quan hệ với nhau như thế nào? Phương án sai: Cá nhân và xã hội thống nhất với nhau một cách tuyệt đối.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân gồm: Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần; Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân; Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lực lượng căn bản, chủ chốt trong quần chúng nhân dân là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lực lượng cơ bản của xã hội, sản xuất ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của mọi xã hội trong mọi thời kỳ lịch sử là quần chúng nhân dân.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, quần chúng nhân dân là người sáng tạo, người gạn lọc, lưu giữ, truyền bá và phổ biến các giá trị tinh thần, làm cho nó được chọn lọc, được bảo tồn vĩnh viễn
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lãnh tụ xuất hiện từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lãnh tụ giữ vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, yếu tố lợi ích là cầu nối, liên kết, là mắt xích quyết định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và hành động
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển.