-
Thông tin
-
Hỏi đáp
10. Tiểu luận cuối kỳ LGBT | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 8 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
10. Tiểu luận cuối kỳ LGBT | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 8 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tiểu luận cuối kỳ môn:
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (LGBT)
GV phụ trách: TS. Nguyễn Thị Quốc Minh
HVCH: TRẦN LÊ NGUYỄN MSHV: 20876010102
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021 lOMoAR cPSD| 39651089
Câu hỏi đề tài tiểu luận:
Hiện nay trong xã hội Việt Nam vẫn còn có quan niệm: “LGBT là do ảnh
hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây, và những người LGBT thì đa số trở
thành những tội phạm hoặc tệ nạn xã hội”. Bằng hiểu biết của mình (trong vai
trò nhân viên CTXH) anh chị hãy thể hiện quan điểm, chính kiến về vấn đề này. lOMoAR cPSD| 39651089 Mục lục
I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
II. Khái niệm về LGBT và thuật ngữ liên quan ............................................ 6
III. Thực trạng cộng đồng LGBT tại Việt Nam và pháp luật liên quan ..... 7
IV. Một số quan điểm sai lầm về LGBT trong xã hội Việt Nam hiện nay 10
1. Quan điểm “ LGBT là do ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây”
..................................................................................................................................10
2. Quan điểm “ những người LGBT đa số trở thành những tội phạm
hoặc tệ nạn xã hội” ............................................................................................. 21
V. Kết luận ...................................................................................................... 26
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................... 27 3 lOMoAR cPSD| 39651089
I. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, những người thuộc cộng đồng LGBT còn gặp phải rất
nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Trong một khảo sát đối với 3.000 người
đồng tính nam và 40 người đồng tính nữ, 95% người trả lời cho biết họ đã
từng bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới những dạng thức khác nhau.
Với quan niệm cổ hủ, phong kiến, suốt bao năm qua, cộng đồng LGBT
đã phải đối mặt với nhiều định kiến cũng như sự dè bỉu của xã hội. Trong môi
trường giáo dục, những người đồng tính rất dễ trở thành nạn nhân của bạo
lực học đường. Họ có thể bị bạo lực về thể xác, xúc phạm bằng lời nói, thậm
chí là quấy rối tình dục vì xu hướng giới tính quá khác biệt so với phần đông
mọi người. Không những thế, ngay cả những người thân cũng có cái nhìn tiêu
cực đối với người đồng tính, họ không chấp nhận con cháu mình mang xu
hướng tình dục khác thường. Những hành động vô tình và cố tình của người
thân đã khiến các bạn LGBT bị tổn thương và không dám sống thật với con người của mình.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người có những cái nhìn sai lệch về người
LGBT, vẫn cho rằng LGBT là một trào lưu, một căn bệnh có thể lây lan, là tệ nạn
xã hội…. từ đó dẫn đến thái độ kỳ thị của họ đối với người thuộc cộng đồng LGBT.
Một nhân viên công tác xã hội (CTXH) có những vai trò như: là người
tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, huy động các nguồn lực trong cộng đồng, người
biện hộ, nhà giáo dục để hỗ trợ cho những người thuộc cộng đồng LGBT.
Để có thể làm tốt những vai trò đó, trước hết bản thân nhân viên CTXH cần
phải có cái nhìn đúng đắng về người LGBT, tránh những quan điểm sai
lệch. Từ đó nhân viên CTXH mới có thể cung cấp, chia sẽ những thông tin,
kiến thức đúng đó cho cộng đồng. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. lOMoAR cPSD| 39651089
II. Khái niệm về LGBT và thuật ngữ liên quan
Giới: Đề cập đến những vai trò, hành vi, hoạt động và thuộc tính được
vun đắp trong môi trường xã hội mà một xã hội nhất định cho là phù hợp với nam và nữ.
Giới tính sinh học: Đề cập đến các đặc điểm sinh học để xác định nam
giới và nữ giới.
Bản dạng giới: Cảm giác nội tại của một cá nhân về việc mình là nam,
nữ hay trạng thái nào khác. Vì là cảm nhận nội tại nên bản dạng giới của mỗi
người không nhất thiết phải thể hiện trước những người khác.
Xu hướng tính dục: Sự hấp dẫn về mặt tính dục và cảm xúc của một
người dành cho người khác. Các xu hướng tính dục điển hình bao gồm sự hấp
dẫn với những người cùng giới (đồng tính), sự hấp dẫn với những người khác
giới (dị tính), và sự hấp dẫn với cả hai giới (song tính)
Đồng tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục chủ yếu, hoặc chỉ
dành riêng, cho người cùng giới.
Dị tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục chủ yếu, hoặc chỉ
dành riêng, cho người khác giới.
Song tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục dành cho cả người
cùng giới lẫn người khác giới.
Chuyển giới: Thuật ngữ bao trùm dùng để chỉ người có bản dạng giới, biểu
hiện hay hành vi giới khác biệt với những biểu hiện, hành vi điển hình gắn liền với
giới tính được chỉ định khingười đó sinh ra. Không phải người chuyển giới nào cũng
có thể hoặc muốn trải qua trị liệu hóc môn hoặc giải phẩu chuyển đổi giới tính. 6 lOMoAR cPSD| 39651089
LGBT là từ viết tắt Tiếng Anh của đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và
những người chuyển giới. “LGB” trong thuật ngữ này đề cập đến xu hướng tình
dục. Chữ “T” trong LGBT là viết tắt của từ chuyển giới hoặc không phù hợp với giới
tính. Và là một thuật ngữ chung để chỉ những người có bản dạng giới hoặc biểu hiện
giới tính không phù hợp với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra.
L – Lesbian: Đồng tính luyến ái nữ, lesbian chỉ người nữ có xu hướng bị
hấp dẫn tình dục với người nữ khác.
G – Gay: Gay chỉ người nam bị thu hút bởi những người nam khác.
B – Bisexuality: TỪ này chỉ những người bị hấp dẫn bởi tình cảm, tình
dục đối với cả nam và nữ; hoặc sự hấp dẫn lãng mạn hoặc tình dục đối với
những người thuộc bất kỳ giới tính hoặc bản dạng giới nào. Một số người còn
gọi là pansexuality.
T – Transgender: Transgender là một thuật ngữ chung để chỉ những
người có bản dạng giới khác với những gì thường được gắn với giới tính. Đôi
khi cũng được viết tắt thành trans.
III. Thực trạng cộng đồng LGBT tại Việt Nam và pháp luật liên quan
Trước đây, cộng đồng LGBT ở Việt Nam chủ yếu hoạt động ngầm vì báo chí
nhà nước tuyên bố đồng tính là tệ nạn xã hội. Năm 2010, Viện Nghiên cứu Xã
hội; Kinh tế và Môi trường Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy
“87% người tham gia không hiểu đầy đủ về các mối quan tâm và quyền của
LGBT hoặc hiểu biết rất hạn chế về quyền của LGBT”. Những hiểu lầm và
định kiến đối với cộng đồng LGBT đã trực tiếp dẫn đến sự phân biệt đối xử,
kỳ thị và quấy rối trong xã hội Việt Nam.
Các thành viên của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thường đối mặt với sự
phân biệt đối xử từ gia đình và nơi làm việc cũng như sự kỳ thị và định kiến của xã 7 lOMoAR cPSD| 39651089
hội trong trường học, bệnh viện,…. Định kiến sâu sắc này khiến nhiều người
LGBT sống chung với căn bệnh trầm cảm, thậm chí đôi khi dẫn đến tự tử. Vào
tháng 1 năm 2020, theo một bài báo của Cơ quan Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Một cặp vợ chồng trẻ đã tự tử trong một nhà nghỉ ở Hà Nội. Được cho là đã tuyệt
vọng vì áp lực từ gia đình. Vụ án thương tâm là hồi chuông cảnh báo rằng vẫn
còn điều gì đó sai trái trong cách tiếp cận của xã hội đối với cộng đồng LGBT.
Người thuộc cộng đồng LGBT cũng có quyền được đối xử như những người
khác. Người LGBT cũng là công dân và có quyền lợi chính đáng. Nhưng trong khi
Việt Nam đã chú trọng đến sự bình đẳng và tôn trọng cộng đồng LGBT thì đại
đa số người LGBT vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị và áp lực lớn.
Kể từ năm 2015 đến nay, sự hiện diện của người LGBT đã được nhiều
văn bản pháp luật quy định đề cập tới. Điều này thể hiện tính nhân văn của
nhà nước, đồng thời là hành động cụ thể hoá sự thừa nhận vị trí của người
đồng tính, chuyển giới trong xã hội.
Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Bộ luật
Dân sự sửa đổi với đa số phiếu tán thành. Điểm đáng chú ý nhất Bộ luật Dân sự sửa
đổi là chính thức thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Đây là một bước ngoặt với
cộng đồng LGBT khi lần đầu tiên luật pháp đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới
tính và thay đổi giấy tờ thân nhân của người chuyển giới. Theo đó, Điều 37 của Bộ
luật dân sự sửa đổi quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy
định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi
hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành. 8 lOMoAR cPSD| 39651089
Năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam đã quy định 5 trường
hợp bị cấm kết hôn trong đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đến
năm 2014, quy định cấm kết hôn cùng giới tính đã bị loại bỏ. Việc thay đổi này đã
thể hiện bước tiến lớn trong quan niệm, nhận thức của xã hội nói chung đặc biệt
là những nhà làm luật về quyền kết hôn, bình đẳng của người LGBT. Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ: “Nhà nước không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8). “Không thừa nhận” được hiểu là
là Nhà nước không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới, do
đó, giữa họ không phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ nếu chung sống với
nhau như vợ chồng. Nếu có phát sinh mâu thuẫn trong quá trình chung sống sẽ
được giải quyết theo luật Dân sự chứ không giải quyết theo luật Hôn nhân và gia
đình. Quá trình sửa đổi của Luật hôn nhân và gia đình đã mang đến cho người
LGBT một cuộc sống mới. Nếu như trước năm 2014, các cặp đôi đồng tính bị
phạt vì tổ chức đám cưới thì nay sẽ không bị phạt nữa.
Theo quy định tại điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu từ ngày
1/7/2015, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng
riêng.Trong điều 18, khoản 14 ghi : “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có
thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới;” Đây
cũng là lần đầu tiên lĩnh vực tạm giữ, tạm giam chính thức thừa nhận người chuyển
giới và đồng tính, đồng thời đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này. Theo quy
đình này, mọi công dân trên đất nước Việt Nam đều nhận được sự đối xử bình bẳng
trước pháp luật. Điều đặc biệt của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là sự hiện diện
của người đồng tính. Đây là một tín hiệu mừng với cộng đồng người LGBT.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, người đồng tính chưa có sự thừa nhận rõ ràng
trong các văn bản pháp quy như người chuyển giới. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia 9 lOMoAR cPSD| 39651089
đình 2014 đã có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính nhưng nhà nước vẫn
chưa công nhận địa vị pháp lý của đối tượng này.
IV. Một số quan điểm sai lầm về LGBT trong xã hội Việt Nam hiện nay
Có rất nhiều quan điểm sai lầm về LGBT trong xã hội Việt Nam hiện
nay như: “người đồng tính và chuyển giới là một”, “đồng tính là một căn bệnh
và có thể chữa được”, “cứ quan hệ cùng giới thì sẽ thành người đồng tính”,
“đồng tính và chuyển giới là một lựa chọn”, “hôn nhân đồng giới và người
đồng tính làm suy giảm dân số giống nòi”, “người đồng tính hay bị AIDS”,
“cha mẹ đồng tính có thể ảnh hường đến con cái” ..... nhưng trong phạm vi bài
tiểu luận này, tôi chỉ phân tích 2 quan điểm sai lầm dưới đây:
1. Quan điểm “ LGBT là do ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây”
Tại các quốc gia với văn hóa “bảo thủ” ở châu Á, tỉ lệ người thuộc cộng
đồng LGBT có vẻ thấp hơn các nước phương Tây, vậy có phải họ bị ảnh
hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây không?
Người ta đã tìm được trong lịch sử phương Đông những bằng chứng cụ
thể về vấn đề này như: ❖ Trung Hoa:
Ở Trung Hoa, đồng tính luyến ái được ghi nhận từ thời Thương (khoảng 1766
TCN), Chu (1122 TCN) - hai triều đại đầu tiên được xác định rõ ràng về mặt lịch sử ở
quốc gia này. Người ta vẫn còn nhắc đến "mối tình chia đào" của vua Vệ Linh Công
thời Xuân Thu chiến quốc với Di Tử Hà, hay câu chuyện Hán Ai Đế vì không nỡ làm 10 lOMoAR cPSD| 39651089
tỉnh giấc người tình đồng giới là Đổng Hiền mà đã cắt tay áo (đoạn tụ). Thành
ngữ "dư đào đoạn tụ" là xuất phát từ hai câu chuyện này, và "đoạn tụ" cũng trở
thành cách gọi phổ biến cho quan hệ đồng tính luyến ái nam ở Trung Quốc.
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, việc các Hoàng đế có “sủng nam” không hiếm,
song vẫn là chuyện khá đặc biệt. Tuy nhiên, đến thời đại sau đó là nhà Hán thì
chuyện đồng tính của các vị Hoàng đế trở thành chuyện rất phổ biến và bình
thường. Sử sách còn ghi chép rằng, trong số 25 ông vua triều Hán, thì có tới 10 vị có
các “sủng nam”. Do đó, nhiều người gọi triều đại nhà Hán là triều đại của những
Hoàng đế đồng tính. Từ Hán Cao Tổ Lưu Bang đến Hán Ai Đế Lưu Hân, hầu hết
mọi thế hệ hoàng đế triều Hán đều có nam sủng: Tịch Nhụ (nam sủng của Hán Cao
Tổ); Hoành Nhụ (của Hán Huệ Đế); Đặng Thông (của Hán Văn Đế); Châu Nhân
(của Hán Cảnh Đế); Kim Thưởng (của Hán Chiêu Đế); Hàn Yên, Hàn Thuyết và Lý
Diên Niên (của Hán Vũ Đế); Trương Bành Tổ (của Hán Tuyên Đế); Hoằng Mộ (của
Hán Nguyên Đế); Trương Phóng (của Hán Thành Đế); Đổng Hiền (của Hán Ai
Đế),...Trong số đó, nổi tiếng nhất với những chuyện tình đồng tính chính là Hán Văn
Đế Lưu Hằng và chuyện “ đoạn tụ” của Hán Ai Đế Lưu Hân.
Trong lịch sử Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu
thuận. Tuy nhiên, đây cũng là vị Hoàng đế nổi tiếng với những cuộc tình đồng
tính. Trong số đó, câu chuyện nổi tiếng nhất chính là mối quan hệ đồng giới giữa
Văn Đế và anh phu chèo thuyền Đặng Thông. Đặng Thông chèo thuyền giỏi nên
được triệu vào cung chèo cho ngự thuyền của Hán Văn Đế. Một đêm nọ, Hán Văn
Đế nằm mộng thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của 9 trâu và 2 hổ mà vẫn
không thể tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể lên vào
được cửa trời. Đúng lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy
Văn Đế, mới giúp Văn Đế lên được thiên giới. Văn Đế quay đầu nhìn lại người đã
đẩy mình, chỉ nhìn thấy quần áo người đó được buộc quấn lại phía sau lưng. Văn 11 lOMoAR cPSD| 39651089
Đế đang muốn gọi anh ta trở lại thì bị tiếng gà gáy đánh thức. Ngày hôm sau, Hán
Văn Đế đi chơi nhìn thấy một người thủy thủ trên ngự thuyền đầu quấn khăn vàng,
đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt người trong giấc mộng hôm trước. Gọi
tới hỏi thì biết hắn tên là Đặng Thông. Mà họ Đặng và “Đăng” (bước lên) là đồng
âm, Đặng Thông cũng có thể là “đăng thông” (chỉ việc lên trời trót lọt, dễ dàng), nên
Văn Đế cho rằng người giúp ông lên trời trong giấc mơ không ai khác chính là Đặng
Thông. Cũng vì đắc ý việc mình đã phát hiện ra Đặng Thông nên Văn Đế cực kỳ
sủng ái ông ta. Đi đâu Văn Đế cũng gọi Đặng Thông đi theo, đêm còn cho ngủ chung
giường. Đặng Thông được sủng ái tới mức, Hán Văn Đế vốn sống rất nghiêm cẩn và
tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không vứt đi thế nhưng đối với Đặng Thông,
Văn Đế lại đối xử hào phóng vô cùng.
Có một lần Văn Đế cử người xem tướng cho Đặng Thông. Sau khi xem thầy
tướng số nói với Văn Đế rằng: “Đặng Thông sau này sẽ bị lạnh bị đói mà chết”. Văn
Đế nghe xong rất không vui nói: “Có thể cho Đặng Thông giàu có, hạnh phúc hay
khốn cùng chỉ có một mình ta. Chẳng lẽ chính ta lại cho ông ta sự khốn cùng đó hay
sao?”. Vì thế, Văn Đế lệnh lấy một núi đồng ở Nghiêm Đạo quận Thục ban thưởng
cho Đặng Thông, còn cho phép ông ta tự mình đúc lấy tiền đồng để tiêu. Sau đó, có
lần trên lưng của Văn Đế đột nhiên xuất hiện một cái nhọt, máu mủ chảy ra không
ngừng. Để giảm đau đớn cho Văn Đế, Đặng Thông không quan tâm đến sự tanh hôi
của máu mủ đã dùng miệng hút máu mủ ra ngoài. Sự ân cần của Đặng Thông khiến
Văn Đế vô cùng cảm động. Có một ngày sau khi Đặng Thông hút xong máu mủ ở vết
thương, Văn Đế mới hỏi Đặng Thông rằng: “Thiên hạ ai là người yêu ta nhất?”.
Đặng Thông đáp rằng: “Phải nói là không có ai yêu bệ hạ được bằng Thái tử”. Văn
Đế nghe xong không vui song cũng đáp lại lời nào. Có một lần Thái tử Lưu Khải, con
của Văn Đế vào thăm bệnh của vua cha. Văn Đế muốn thử lòng hiếu thuận của con
nên nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình. Thải tử nhìn thấy máu mủ ở miệng
nhọt, tanh hôi khó chịu sợ ghê người nhưng 12 lOMoAR cPSD| 39651089
không dám kháng mệnh chỉ còn biết cách cắn răng mà hút, vẻ mặt vô cùng
khó coi. Văn Đế nhìn thấy tình cảnh đó không kìm được lòng nên than rằng:
“Đặng Thông còn yêu ta hơn cả Thái tử”. Lúc ấy Thái tử mới biết chuyện
Đặng Thông hàng ngày hút máu mủ ở nhọt cho Văn Đế, trong lòng cảm thấy
rất hổ thẹn nhưng cũng vì thế mà ông ta sinh ra oán hận Đặng Thông. Sau khi
Hán Văn Đế qua đời, Lưu Khải lên ngôi liền bãi miễn chức quan của Đặng
Thông, tịch thu tài sản, khiến ông này qua đời trong cảnh đói rét.
Hay Hòa Bang Ngạch viết Hậu liêu trai, trong truyện “Bích Bích” kể rằng
tú tài Tôn Khắc Phục là một “gay” hạng nặng. Phục đến Giới Châu, ngụ ở một
thôn nhỏ trong vùng núi hẻo lánh. Một hôm Phục nhìn thấy cậu bé trắng trẻo,
tuấn tú, khoảng mười bảy, mười tám tuổi đi qua nhà. Phục vội vàng chạy ra, ân
cần chào đón, cố mời vào chơi. Thiếu niên bằng lòng, thế là Phục liền nhào tới ôm
chặt, vuốt ve, hôn hít tới tấp, bất chấp khách lạ kháng cự quyết liệt! Lại kể tiếp
chuyện “Thượng Quan Sinh”, người Lạc Dương, đẹp trai, khéo chăm chút bề
ngoài thật bảnh bao. Sinh kết bạn với thiếu niên Cầm cùng thôn, xinh đẹp lạ
thường. Một hôm, Sinh dựa sát vào ghế Cầm ngồi, nói: “Hiền đệ đẹp đẽ, thông
minh, văn nhã. Ta là đàn bà con gái ắt phải tương tư hiền đệ mà chết mất!” Cầm
cười: “Chứ kẻ mày râu nam tử không thể chết vì tương tư đệ sao?” Sinh bèn thú
thực: “Lần đầu gặp đệ, ta thần hồn điên đảo, gối chăn xô lệch, hai đêm liền không
sao ngủ được!” Cầm nghe thế, bèn ngả người vào lòng Sinh, lả lơi trêu ghẹo. Sang
truyện “Bạch Bình”, Hậu liêu trai nói tới thư sinh Lâm Đạm Nhân, người phủ
Diên Bình (tỉnh Phúc Kiến), dáng vóc nhỏ nhắn, bảnh trai, da thịt nõn nà như gái
dậy thì. Đàn ông gặp chàng đều say mê. Hòa Bang Ngạch giải thích rằng thời đó
tỉnh Phúc Kiến rất sùng thượng nam sắc (male homosexuality).
Lý Ngư, một tác giả tài năng thời nhà Minh, đã từng sáng tạo ra một kịch bản
hí kịch mang tên "Liên Hương Bạn" về chủ đề đồng tính nữ. Thôi Tiên Vân là 13 lOMoAR cPSD| 39651089
vợ của Giám sinh Phạm Giới Phu, trong dịp tròn 1 tháng thành thân đã lên chùa
thắp hương. Lúc này cô gặp Tào Ngữ Hoa, người phụ nữ nhỏ hơn mình 2 tuổi. Thôi
Tiên Vân thích mùi hương cơ thể của Tào Ngữ Hoa, còn Tào Ngữ Hoa lại ngưỡng
mộ tài thơ ca của Thôi Tiên Vân. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, họ đã cảm thấy đối
phương thân thuộc như bạn cũ. Cuối câu chuyện, Thôi Tiên Vân cố tình lập kế
hoạch để Tào Ngữ Hoa kết hôn với chồng mình, để có thể gần gũi với mình.
Năm 2010, để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Lý Ngư, tác phẩm này đã
được chỉnh sửa thành Ca kịch Côn khúc biểu diễn trên sân khấu.
Phản ứng không gay gắt của quân thần thời Xuân Thu, sự thịnh hành
nam sủng thời Ngụy - Tấn, hoạn dưỡng luyến đồng thời Minh - Thanh đều
chứng minh thái độ của người xưa đối với những tình yêu đồng giới.
Ngoài ra, những người phụ nữ trong xã hội nam quyền không có quyền phát
ngôn, miễn là hoàn thành bổn phận nối dõi tông đường là được, họ không can thiệp
quá nhiều vào mối quan hệ của chồng với người đàn ông khác ở bên ngoài. Do đó,
không có gì lạ với chuyện 2 người đàn ông yêu nhau trong thời cổ đại. 14 lOMoAR cPSD| 39651089
Tranh ảnh mô tả cảnh sinh hoạt tình dục cổ đại Trung Hoa gọi là “Xuân
cung đồ”. Dưới đây là 1 số “ Xuân cung đồ ” thể hiện cảnh quan hệ tình dục
đồng giới các triều đại phong kiến Trung Quốc
Một ví dụ khác dựa trên một trong sáu
bức tranh minh họa sao chép từ bản in cuối thời nhà Minh “Giang Nam bán hạ”,
bức tranh cho thấy hai người phụ nữ quan hệ tình dục trước khi tắm. Được vẽ vào
khoảng nữa cuối thời vua Sùng Trinh nhà Minh. 15 lOMoAR cPSD| 39651089
Tranh đồng tính nam thời nhà Thanh ❖ Việt Nam
Năm 1351, Đại Việt sử ký toàn thư chép vỏn vẹn 1 câu: " ở Nghệ An có
người con gái biến thành người con trai ". Vào thời Lê Thánh Tông, tương
truyền,có vụ án hai người đàn bà ngủ với nhau, gồm một người đã có chồng và
một người chưa chồng. Người chưa chồng có thai, cô ta bị xử tội " chưa chồng
mà chửa ", nhưng quan điều tra sau đó đã phán. Người đàn bà kia tuy có thai
nhưng không phải có thai với đàn ông. Mà là khi quan hệ với người đàn bà đã
có chồng, cô ta hấp thụ dương khí của chồng người đàn bà đã có chồng mà từ
đó có thai. Đứa bé sinh ra mềm oặt, không có xương do không phải giao hợp
với đàn ông (??). Cô gái sau đó được xử vô tội. Bỏ qua những tình tiết huyễn
hoặc trong câu chuyện , ta có thể thấy rằng việc câu chuyện được ghi chép và
truyền lại trong dân gian một cách bình thường, ta thấy đồng tính nữ trong
thời xưa là một hiện tượng không gây kỳ thị gì cả.
Năm 1499 , Đại Việt Sử ký toàn thư lại chép hoàng tử Lê Tuân, đương thời
ông được phong làm An Vương, tính tình thông minh đĩnh ngộ, học rộng, sức 16 lOMoAR cPSD| 39651089
mạnh hơn hẳn người thường. Nhưng lại có tật nóng tính, hay thích mặc quần
áo con gái, Hiến Tông không vừa lòng. Nên dù là con trưởng nhưng không
được truyền ngôi.
Hay trong thơ ca nước Việt xưa cũng có dấu tích của người LGBT
Như bài thơ Vô âm nữ (1) của Hồ Xuân Hương (một thi sĩ sống ở giai đoạn
cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX).
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)
Đố ai biết đó vông hay trốc(5)
Còn kẻ nào hay cuống với đầu(6)
Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,
Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu(7) Chú thích:
(1) Nhiều sách in sau này lầm bài này với bài Quan thị. Quan thị là viên hoạn
quan khi xưa. Bài Quan thị được gán cho Hồ Xuân Hương.
(2) Cái xuân tình: Bộ phận không thể thiếu của người phụ nữ. (3) ý ca dao:
"Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất..." (4) ý ca dao: 17 lOMoAR cPSD| 39651089
"Bà già đánh trống long bong
Vừa đi vừa nhảy con ong đốt..."
(5) Tục ngữ: "Ngồi: lá vông; chổng mông: lá trốc"...
(6) Tục ngữ: "Đầu trỏ xuống, cuống trở lên"
(7) Tiếng nương dâu: nương dâu là bãi trồng dâụ "Tiếng nương dâu" là tiếng
(xấu) ở bãi trồng dâu - Do thành ngữ chữ Hán là "Tang gian bộc thượng".
Sách Hậu Hán thư, Địa lí chí nói rằng đất Vệ xưa có chỗ kín trong bãi trồng
dâu (tang gian) ở trên sông Bộc (Bộc thượng), là nơi trai gái thường tụ hội làm
những chuyện dâm ô. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ này: "Ra tuồng trên Bộc
trong dâu - Thì con người ấy cầu làm chi" (Kiều). ❖ Nhật Bản
Là một trong những nước có ghi chép lịch sử về tình dục đồng giới sớm
nhất Châu Á, có những giai đoạn, mổi quan hệ vô vùng nhạy cảm này rất được
ủng hộ tại Nhật Bản. Bởi vậy, đến ngay cả quan hệ đồng tính nam nam của
tầng lớp cao quý trong xã hội như các võ sỹ đạo samurai cũng một thời được
coi là dạng tình yêu thuần khiết và cao quý nhất.
Lịch sử của Nhật còn ghi rõ, ngay từ thế kỷ thứ 16, không ít con em của các
samurai được gửi đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Ở nơi linh thiêng này, không
chỉ có một tác phẩm như “Hagakure” được ra đời mà một loạt những áng văn thơ
bất hủ cũng được thai nghén hình hài, như tuyển tập truyện ngắn “Tấm gương lớn
tình yêu nam giới” của Ihara Saikaku, tuyển tập thơ và truyện “Hoa Azeleas dại”
của Kitamura Kigin và những sách đạo đức hướng dẫn sử sự trong tình yêu nam
giới như tác phẩm “Ghi chép của những người bạn tâm huyết”....Nội dung chính của
các tác phẩm này đều là mối quan hệ đồng tính nam nam giữa các samurai. 18 lOMoAR cPSD| 39651089
Trong tác phẩm “Tấm gương lớn tình yêu nam giới” của tác giả Ihara
Saikaku có ghi lại: Một chú tiểu- con trai của một samurai với ý thức lớn lên sẽ
nối nghiệp cha đã được đưa vào một học viện Phật giáo để tu học. Tại đây chú
tiểu này đã thầm thương trộm nhớ người thầy của mình- cũng là một samurai
giải nghệ để đi tu. Chàng thiếu niên 14 tuổi này được miêu tả là đẹp, duyên dáng
và quyến rũ như một thiếu nữ xuân thì, trong khi đó người tình cao tuổi lại được
khắc họa với những đường nét gồ ghề, trung thành và dũng cảm của một
samuirai chuyên nghiệp. “Sự thương mến của hai con người này được coi là số
mệnh bắt nguồn từ duyên nợ của kiếp trước. Tuy nhiên quan hệ này không phải
chủ yếu là quan hệ tình dục, mà gồm cả những yếu tố giáo dục, chỗ dựa trong xã
hội và hỗ trợ về tinh thần. Hai người cùng thề tôn trọng lý tưởng samurai. Vị trí
samurai được tăng sức mạnh nhờ một quan hệ được lựa chọn kỹ càng”- một
đoạn trong tác phẩm “Tấm gương lớn tình yêu nam giới” ghi rõ.
Trước đó, vào năm 1591, Gaspar Vilela, một nhà du hành Bồ Đào Nha
sau một chuyến công du Nhật Bản đã ghi chép như sau: “Các ông bố là
samurai đã giao phó con trai mình cho những vị sư để được dạy những việc
như vậy và đồng thời để thỏa mãn dục vọng của họ. Ở nơi đây, hành động này
lại được coi là danh giá. Khi người ta nghe tới điều này, họ không hề cảm thấy
ghê sợ hay kinh hãi, vì đó đã được coi là một việc hết sức bình thường”.
Chuyện tình mỹ nam samurai
Vào cuối thế kỷ thứ 16, một tình yêu có thể được coi là vĩnh cửu và nổi
tiếng nhất trong lịch sử nước này đã xuất hiện giữa hai võ sĩ samuirai dưới chế
độ Mạc phủ. Một người tên là Horio Tadaharu và một người tên là Maeda.
Lần đầu gặp mặt của hai võ sĩ nổi danh là ở ở phủ của một quan lớn triều
đình Mạc phủ Tại đây, vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết như hồ nước thu của người
được ví là “đệ nhất mỹ nam” Horio Tadaharu lúc này mới 16 tuổi đã lập tức làm 19 lOMoAR cPSD| 39651089
mê đắm võ sỹ lừng lẫy của triều đình- Maeda, khi đó cũng đã bước vào tuổi 34. Sau
đó không lâu, nhờ mai mối, một cuộc hẹn hò đã được lên lịch cho Maeda và Horio
Tadaharu. Trong lần hẹn hò đầu tiên này, là một người khá đứng tuổi nên võ sỹ
Maeda cảm thấy khá căng thẳng khi đứng trước một mỹ nam có vẻ đẹp thuần khiết
và trong sáng như Horio Tadaharu. Giữa một khung cảnh thơ mộng với ánh trăng,
vị vương gia này do ngại ngùng mà chỉ dám thốt lên: “Đêm nay trăng quá đẹp”.
Horio Tadaharu vì không dám từ chối lời mời gặp mặt nên đã viện lý do rằng:
“Hôm nay tâm trạng của tôi không được tốt, sẽ làm mất hứng ngắm trăng của võ sỹ.
Vậy cho tôi lui trước để võ sỹ tiếp tục thưởng trăng”- Nói xong, Horio liền đi mất.
Tuy nhiên, không vì sự kém nhiệt tình của Horio mà võ sỹ Maeda lại bỏ cuộc. Cũng
từ ngày hôm đó, ngày nào Maeda cũng lui qua phủ của Horio để thăm nom và cùng
“học hỏi tinh thần của samurai”. Mưa dầm thấm lâu, dần dần tình cảm của Horio
Tadaharu đã biến chuyển khi chàng mỹ nam này cảm thấy nhớ nhung mỗi khi
không thấy võ sỹ Maeda qua phủ chơi. Sau vài tháng, mỹ nam Horio Tadaharu
quyết định đến phủ của Maeda để thăm quan. Nhận được tin Horio Tadaharu sẽ
đến phủ của mình, Maeda vui mừng đến nỗi đứng ngồi không yên. Ông còn yêu cầu
người ở trong 3 ngày phải dựng ngay một lầu ngắm trăng ngay trong phủ để đón
tiếp “người thương”.Trong những ngày chờ đợi, Horio Tadaharu dường như biến
thành con người khác khi bỗng chốc trở thành con ngưởi vui vẻ,hòa nhã trái ngược
hẳn với tính cách dữ dằn, hung bạo trước đó.
Để thử thách tình cảm của Maeda dành cho mình, mỹ nam Horio
Tadaharu đã cáo ốm đúng ngày hẹn. Khi nghe được tin, võ sỹ Maeda đã bỗng
nhiên trở nên thất thần, cơm canh mà nô bộc đưa lên cũng không nuốt nổi.
Lúc này, một sứ giả bên phủ của mỹ nam Horio thông báo mời Maeda qua
thăm. Không chần chừ, vị võ sỹ này lập tức lên ngựa. 20 lOMoAR cPSD| 39651089
Tuy nhiên, nơi mà Maeda được đưa đến không phải phủ nhà Horio Tadaharu
mà là một khu vườn lạ. Ở nơi đây, mỹ nam Horio Tadaharu đã chờ sẵn. Như đất
hạn gặp được cơn mưa lớn, võ sỹ Maeda đã chạy lại ôm chầm lấy Horio Tadaharu
và nói những lời tỏ tình có cánh. Từ đó trở đi, nơi nào có hình bóng của võ sỹ
Maeda thì nơi đó có sự hiện diện người tình của ông, nam võ sỹ đạo Horio Tadaharu.
Càng về gần thời cận đại, những samurai trẻ thường được học hỏi các bí
quyết quan hệ tình dục từ những samurai lớn tuổi và có kinh nghiệm. Để thực
hành, các samurai trẻ sẽ là người yêu của những samurai lớn tuổi trong nhiều
năm. Thường thì những samurai lớn tuổi sẽ quan hệ “kê giao” (qua hậu môn)
với những samurai trẻ để truyền đạt “bí quyết”. Việc làm này khi đó được
người Nhật gọi với cái tên: chúng đạo.
2. Quan điểm “ những người LGBT đa số trở thành những tội phạm
hoặc tệ nạn xã hội”
Một số vấn đề vi phạm pháp luật liên quan tới người đồng tính hay được đăng
trên các báo. Nhiều bài báo cho rằng tội phạm đồng tính đang gia tăng.Vài người lợi
dụng mối quan hệ không công khai, để giết bạn tình là người đồng tính và cướp tài
sản.Vài tờ báo đăng về hiện tượng mại dâm nam trong đó người mua dâm có thể là
những phụ nữ trung niên hoặc người đồng tính nam. Vài vụ đã bị công an phát hiện.
Đây là cách nhìn phân biệt đối xử do tội phạm có thể là bất cứ giới tính nào. Những
tin tức này có thể làm cho người dân đánh giá người đồng tính chỉ dựa trên một bộ
phận trong cộng đồng này. Để có cái nhìn chính xác về các mặt pháp luật cần phải có
những thống kê và nghiên cứu tỉ lệ phạm tội của người đồng tính và của người
không phải là đồng tính cũng như những yếu tố đặc thù liên quan.
❖ Những nhân vật lịch sử là người đồng tính: 21 lOMoAR cPSD| 39651089 Leonardo Da Vinci
Danh họa đã hai lần bị công khai buộc tội là có
"quan hệ" với nam giới, và người có tin đồn nhiều nhất
với ông là cậu học trò nhỏ Salai. Các tác phẩm của Da
Vinci luôn được suy tưởng từ sự hấp dẫn của nam giới
đối với ông và những giới hạn trong quan hệ với người phụ nữ. Florence Nightingale
Ngoài việc là người sáng lập ngành Điều dưỡng Thế
giới, Nightingale còn yêu ba người phụ nữ một cách say đắm, dựa trên cuốn
sách năm 1993 Superstars: 12 nhân vật đồng tính nữ đã thay đổi thế giới. Vua James VI and I 22 lOMoAR cPSD| 39651089
Vị vua vương quốc Anh trị vì từ năm 1567 đến 1625, được
chấp nhận rộng rãi với việc có nhiều bạn đồng giới trong suốt cuộc đời. Trong số đó
phải kể đến Robert Carr, người mà ông đã phong làm Bá tước Somerset. Selma Lagerlöf
Lagerlöf là nhà văn nữ đầu tiên từng được trao giải
thưởng Nobel về văn học, mà cô đã giành được vào năm 1909. Năm 1992, bức
thư mà tác giả người Thụy Điển viết cho người yêu của mình, nhà văn gốc Do
Thái Sophie Elkan đã được xuất bản trong cuốn "Du lär Mig att bli fri". Tiêu
đề được dịch từ tiếng Thụy Điển sang là: "You teach me to be free" Roberta Cowell 23 lOMoAR cPSD| 39651089
Roberta Cowell là một phi công chiến đấu trong Thế
chiến II của Anh, một tay đua, và là một trong những người đầu tiên trải qua
cuộc phẫu thuật chuyển giới.Vào năm 1951, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ Sir
Harold Gillies và Ralph Millard đã có bước đột phá khi thực hiện một trong
những ca phẫu thuật tạo hình âm đạo thành công đầu tiên trên người Cowell.
❖ Một số nhân vật thuộc cộng đồng LGBT giàu có và thành công nhất thế giới hiện nay: Tim Cook 24 lOMoAR cPSD| 39651089
Tim Cook là giám đốc điều hành của công ty Apple kể từ năm 2011. Ông
công khai đồng tính vào năm 2014 thông qua một bức tâm thư gửi cho tờ
Businessweek. Ông thừa nhận thừa nhận giới tính thật để khuyến khích người
đồng giới sống thật với bản chất thật của mình. Chris Hughes
Chris Hughes là một trong năm người đồng sáng lập mạng truyền thông xã
hội nổi tiếng của Facebook. Ở trường đại học, anh là bạn cùng phòng của Mark
Zuckerberg và hỗ trợ phần mã hóa phiên bản web đầu tiên của Facebook kiêm
vai trò phát ngôn viên. Hiện nay, anh là tổng biên tập của tạp chí The New
Republic. Anh kết hôn với người bạn trai Sean Eldridge vào năm 2012. Peter Thiel 25 lOMoAR cPSD| 39651089
Peter Thiel là người đồng sáng lập Paypal – hệ thống giao dịch trực
tuyến lớn nhất hành tinh. Anh còn là một trong những nhà đầu tư đầu tiên
của trang mạng xã hội Facebook vào năm 2004 với số tiền 500.000 USD và
hiện là thành viên ban quản trị. Năm 2003, Peter công khai đồng tính. Theo
Forbes, tài sản của anh hiện nay đã cán mốc 2.2 tỷ USD. Jon Stryker
Jon Stryker là một kiến trúc sư và nhà hoạt động xã hội đầy nhiệt huyết.
Ông trở thành tỷ phú sau khi thừa kế tập đoàn Stryker – một công ty y khoa
do ông nội của ông thành lập vào thập niên 80. Năm 2009, dưới sự lãnh đạo
của ông, lợi nhuận của tập đoàn Stryker cán mốc 9 tỷ USD thông qua việc bán
thiết bị và phần mềm y tế. V. Kết luận
Đồng tính ko phải là bệnh, nên không lây truyền được, nên không thể có
chuyện do ảnh hưởng văn hóa mà hình thành. Đồng tính luyến ái, hay các
thiên hướng tính dục khác đã xuất hiện từ rất lâu, trước công nguyên hàng
nghìn năm, không phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh xã hội, văn hoá, lễ
giáo, đấy là thiên hướng tự nhiên đa dạng về tính dục của loài người. 26 lOMoAR cPSD| 39651089
Người thuộc cộng đồng LGBT cũng như tất cả mọi người trên thế giới,
lúc nào cũng có người này người kia, người tốt kẻ xấu, người thất bại, kẻ
thành công…. Không thể lấy một bộ phận nào đó để quy chụp cho tất cả.
Nhân viên CTXH đóng rất nhiều vai trò trong việc hỗ trợ cho người
LGBT. Nếu muốn làm tốt được những vai trò đó, trước hết nhân viên CTXH
cần trang bị cho mình những kiến thức, cái nhìn đúng đắn về người LGBT thì
việc hỗ trợ cho học mới thực sự hiệu quả.
VI. Tài liệu tham khảo
1. https://vietnammoi.vn/van-ban-phap-luat-nao-de-cap-toi-quyen-cua-nguoi-lgbt- 58717.htm
2. https://ngoisao.net/7-quan-niem-sai-lam-ve-dong-tinh-3073956.html
3. https://tuoitre.vn/nghien-cuu-moi-nhat-ve-dong-tinh-luyen-ai-khong-co-4. gay- gene-1543522.htm
4. https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Dong-tinh-khong-phai-la-dieu-gi- qua-moi-me-i585114/
5. https://kenh14.vn/kham-pha/nhung-moi-tinh-dong-tinh-noi-tieng-trong-lich-su- 20131113224518772.chn 6.
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/yeu-duong-dong-gioi-nam-o-trung-hoa-co- kinh-160384.htm 7.
https://afamily.vn/hoa-ra-trung-quoc-co-dai-da-co-cai-nhin-rat-thoang-doi-voi-
cac-moi-tinh-dong-tinh-khong-nhu-chung-ta-nghi-20200609175456702.chn 8.
https://viettimes.vn/10-nhan-vat-cong-dong-lgbt-giau-co-va-thanh-
cong-nhat-the-gioi-post92866.html 11. 27