-
Thông tin
-
Hỏi đáp
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh là gì?
Phẩm chất có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là tư cách và tính cách của một con người. Nghĩa của từ phẩm chất có thể hiểu là tính chất bên trong con người. Hay còn gọi là tư cách đạo đức trong con người. Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh là gì?
Phẩm chất và năng lực là một trong những thành tố cấu thành nên nhân cách của một con người.
Theo đó thì phẩm chất và năng lực có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
1. Phẩm chất là gì? 05 Phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
1.1 Khái quát về phẩm chất
Phẩm chất có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là tư cách và tính cách của một con người. Nghĩa
của từ phẩm chất có thể hiểu là tính chất bên trong con người. Hay còn gọi là tư cách đạo đức trong con người.
Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người,
trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con
đường chính đáng cho mình. Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa
con người với con người, từ những chuyện bình thường, mỗi quan hệ gia đình, kết giao đến môi
quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh.
Phẩm chất thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong
cuộc sống. Đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con
người. Con người là một thực thể xã hội. Vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết
định đối với chất lượng cuộc sống.
1.2 5 Phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể Bao gồm:
Thứ nhất là yêu nước: Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết
làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học
tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và
trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. Theo đó thì tình yêu nước được hình thành
qua quá trình học tập và rèn luyện.
Thứ hai là nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, luôn luôn hòa đồng với mọi
người, không phân biệt đối xử, luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ của người khác, tôn
trọng văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
Thứ ba là chăm chỉ: Chăm chỉ được thể hiện qua việc học tập rèn luyện hàng ngày, học mọi lúc mọi
nơi, học từ những người xung quanh, luôn dám nghĩ, dám làm và dám đặt ra những câu hỏi. Chủ động
học tập, chăm chỉ sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nhiều thông tin kiến thức có ích hơn nữa.
Thứ tư là trung thực: Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận
lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số,
khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh
biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
Thứ năm là trách nhiệm: Trách nhiệm là việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ
tự kiểm soát đánh giá những quy định những chúng đề ra. Trách nhiệm là trách nhiệm với những
công việc và những lỗi lầm mà mình gây ra.
2. Năng lực là gì? 10 năng lực cốt lỗi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể.
2.1 Khái quát về năng lực
Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Còn theo từ điển tâm lý học, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng
vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Như
vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một người về kiến thức, kỹ năng,
thái độ... cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp
một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác, cũng là một trong những thước đo để
đánh giá các cá nhân với nhau. Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiến
thức/kỹ năng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò công việc.
Cần phân biệt rõ năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nếu như năng lực là một tổ hợp phẩm chất
tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động
thì tri thức chỉ là những hiểu biết thu nhân được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống
của mình. Còn kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành
một hoạt động nào đó. Kỹ xảo là những kỹ năng được lắp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho
phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm.
Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên, năng lực phần lớn được
hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua
những trải nghiệm thực tế, nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày.
2.2 10 năng lực cần có của một học sinh
Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho
mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực chung sẽ được nhà
trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
• Tự chủ và tự học
• Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác
• Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để
Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển dựa
theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công trường đặc thù, cần thiết
cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hoạt động. Các năng lực chuyên môn được rèn
luyện và phát triển trong chương trình giáo dục bao gồm: • Ngôn ngữ • Tính toán • Tin học • Thể chất • Thẩm mỹ • Công nghệ
• Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
3. Vai trò của phầm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh.
Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố quan trọng và cần được đào tạo trong chương trình giáo dục phổ
thông và là kết quả mà học sinh cần phải rèn luyện được trong quá trình học tập và rèn luyện tại môi
trường. Vai trò của đào tạo phẩm chất năng lực cốt lõi cho học sinh ngày càng có tầm quan trọng trong
nền kinh tế thị trường như bây giờ.
Tiếp cận năng lực chủ trương giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm
thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do
cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống. Năng lực chung là năng lực cơ bản,
thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình
thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được hình
thành xuyên chương trình. Một số nước có thể gọi dạng năng lực này với các tên khác nhau như: năng
lực chính, năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ sở, khả
năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao được.. Theo quan niệm này mỗi năng lực chung cần góp
phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi
hỏi của một bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp.
Còn năng lực cụ thể góp phần vào phát triển năng lực một cách chuyên sâu phát triển vào một lĩnh
vực nào đó. Việc đào tạo năng lực phải song song tiến hành kèm theo với phẩm chất. Khi đó mới có
thể phát triển toàn diện một học sinh. Phẩm chất được đào tạo sẽ khiến cho các em học sinh có tinh
thần đoàn kết, tinh thần giúp đỡ lần nhau....
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn trong việc tìm hiều về 5
phẩm chất và 10 năng lực cần có đối với một học sinh trong chương trình đào tạo giáo dục hiện nay.
Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về
phẩm chất, năng lực cần có cho một học sinh.