65 năm ký hội nghị Gionevo - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

65 năm ký hội nghị Gionevo - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Tạp chí Đối ngoại số 117+118(7+8/2019), tr.44-48.
65 NĂM KÝ HIỆP ĐỊNH GENEVA
GS TS Vũ Dương Huân
Học viện Ngoại giao
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương một sự kiện quốc tế lớn
cũng một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, diễn ra cách đây
đúng 65 năm.
Bối cảnh dẫn đến Hội nghị
Vào đầu những năm 50, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe ở vào thời kỳ quyết
liệt. Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên bắt đầu từ tháng 8/1951 đưa đến việc
kết Hiệp định đình chiến vào ngày 27/7/1953, trên sở giữ nguyên trạng hai
miền. Liên Trung Quốc cho rằng đình chiến Triều tiên thế thúc đẩy
chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương và Liên Xô gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước lớn
gổm Liên Xô, Mỹ Anh, Pháp Trung Quốc để nghiên cứu biện pháp giảm tình
hình căng thẳng ở Viễn Đông. Ở Liên Xô sau khi Xtalin mất (3/1953), ban lãnh đạo
điều chỉnh chiến lược đối ngoại đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế, củng cố thực lực, thực
hiện thi đua với Mỹ. Trung Quốc tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng
đất nước, đầy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, phá thế bao vây, cấm vận mà
Mỹ áp đạt sau khi Trung Quốc gửi quân chí nguyện sang Triều Tiên chống Mỹ. Mỹ
tăng cường can thiệp và dính sau vào Đông Dương, và giúp Pháp, đặt Đông Dương
vào phòng tuyến chống cộng ở châu Á-TBD
Ở Đông Dương, qua 8 năm kháng chiến vào Thu - Đông năm 1953, chúng ta đã
giành được thế chủ động tiến công trên chính trường chính. Cuộc kháng chiến của
nhân dân Đông Dương phát triển mạnh. Do gặp nhiều khó khăn lớn trên chiến
trường, càng lệ thuộc vào Mỹ, Pháp đưa ra chiến lược quân sự mới (kế hoạch
Nava), nhằm giành thắng lợi trong 2 năm tạo thế cho đàm phán. Do bị sa lầy trên
chiến trường luân nội bộ đòi thương lượng với chính phủ Hồ Chí Minh nên
Pháp bày tỏ quan tâm đến một giải pháp thương lượng về Đông Dương trong khuôn
khổ hội nghị quốc tế nhiều bên.
Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Đảng ta chủ trương nắm lấy ngọn cờ
hòa bình để tập hợp lực lượng bên ngoài, gop phần cô lập hơn nữa hiếu chiến Pháp
- Mỹ đẩy lùi một bước ý đồ Mỹ lôi kéo đồng minh cùng can thiệp vào chiến tranh
1
Đông Dương . Thực hiện chủ trương trên, ngày 26/11/1953, trả lời báo Expressen,
1
Thụy Diển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nếu Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược
thì Việt Nam sẽ quyết tâm kháng chiến đến cùng, nếu muốn thương lượng Việt
Nam sẵn sàng thương lượng, trên sở tôn trọng độc lập thực sự của Việt Nam
chủ yếu thương lượng giữa Việt Nam và Pháp .
2
Hội nghị tứ cường gồm Liên Xô, Mỹ Anh, Pháp Bec-linh, Đức (25/1-
18/2/1954) bàn vấn đề Đức, vấn đề Áo song thất bại quyết định triệu tập Hội
nghị quốc tế về Triều Triên về Đông Dương theo đề xuất của Liên Xô, sự
tham gia của Trung Quốc.
Thành phần Hội nghị
Tham gia Hội nghị 9 đoàn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, CHND Trung Hoa,
VNDCCH và 3 quốc gia liên kết (Vương quốc Lào, Vương quốc Cămpuchia, Quốc
gia Việt Nam của Bảo Đại). Liên Pháp được giao nhiệm vụ đề xuất thành
phần tham gia Hội nghị. Việt Nam nhiều lần đề nghị mời lực lượng kháng chiến
Lào, Cămpuchia tham gia Hội nghị, song không được các nước lớn chấp nhận.
Mục tiêu của các bên
Pháp muốn ra khỏi chiến tranh trong danh dự, bảo vệ được quyền lợi với hội
nghị quốc tế đa biên, tránh phải đàm phán song phương trực tiếp với VNDCCH.
Liên Xô có mục đích thúc đẩy hòa dịu quốc tế, buộc Mỹ ngồi vào đàm phán giải
quyết xung đột bằng giải pháp hòa bình, thực hiện 3 hòa (cùng tồn tại hòa bình, thi
đua hòa bình và quá độ hòa bình).
CHND Trung Hoa muốn tạo môi trường hòa bình ổn định, khu vực châu Á,
Đông Dương, an ninh phía nam Trung Quốc (giữ Pháp ở lại Đông Dương, chia cắt
Việt Nam, tạo cục diện mới Đông Dương lợi cho Trung Quốc, ngăn Mỹ), để
triển khai kế hoạch kinh tế phát triển đất nước; xác lập vai trò nước lớn trong giải
quyết các vấn đề quốc tế; mở rộng tíếp xúc chính trị, thương mại với châu Âu phá
bao vây, cấm vận của Mỹ.
Mỹ miễn cưỡng chấp nhận tham gia Hội nghị theo yêu cầu của Pháp, được Anh
hậu thuẫn để tranh thủ Pháp tham gia Hiệp ước cộng đồng phòng thủ châu Âu, kế
hoạch phòng thủ châu Á; ngăn một giải pháp hại cho ý đồ thay thế Pháp
Đông Dương.
Anh ủng hộ Pháp theo khả năng của mình, tránh bị lôi cuốn vào cuộc can thiệp
quân sự tập thể, làm dịu tình hình khu vực lợi cho việc củng cố “Khối thịnh
1 B Ngo i giao: T ng kếết chính sách đốếi ngo i Vi t Nam(1930-1995), Hà N i-2001, Phầần I, II, tr 46.
21. Hốầ Chí Minh: Toàn t p, Nxb CTQG, Hà N i 2011, t p 8, tr. 340-341.
2
vượng chung” châu Á trong lúc đang phải đối phó với phong trào du kích cộng
sản ở Malaixia.
Viêt Nam cho rằng "lực lượng so sánh giữ ta địch lúc này, điều kiện thương
lượng hòa binh chưa chin mùi" ; song để đáp ứng yêu cầu của cả phe: làm cho tình
3
hình thế giới bớt căng thẳng, chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp bằng
thương lượng (Báo cáo trước Quốc hội, Khóa I, kỳ 3); không đánh giá quá cao Hội
nghị nhưng không nên bỏ lỡ hội, phải tranh thủ làm cho hội nghị thể bắt đầu
để đi đến các cuộc gặp gỡ khác
4
Diễn biến và kết quả Hội nghị
Hội nghị bắt đầu 8/5/1954, đúng 1 ngày sau khi Điên Biên Phủ thất thủ kết
thúc 21/7/1954, trải qua 3 giai đoạn với 31 phiên họp trong đó có 7 phiên toàn
thể 24 phiên họp hẹp cấp trường đoàn. Hai đồng Chủ tịch Ngoại trưởng Liên
Molotov Ngoại trường Anh Idon. Đoàn Trung Quốc do Thủ tướng, kiêm
Ngoại trưởng Chu Ân Lai đứng đầu, Đoàn ta do Phó Thủ tưởng, kiêm Q. Bộ trường
Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Trường Đoàn Pháp là Ngoại trưởng Biđôl,
đoàn Mỹ là Thứ trường Ngoại giao B. Smith…
Giai đoạn I(8/5-19/6/1954): Các đoàn trình bày ý kiến của mình về vấn đề
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình Đông Dương. Trong phiên khai mạc Đoàn
Pháp trình bày lập trường 9 điểm, trong đó 5 điểm liên quan đến Việt Nam là 1)Tập
kết quân đội 2 bên vào các vùng quy định; 2)Giải giáp các lực lượng du kích;
3)Trao trả binh các lực lượng dân sự; 4)Kiểm soát quốc tế; 5)Đình chỉ chiến
sự. Như vây, Pháp chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự, không bàn vấn đề chính trị;
đòi tách vấn đề Lào, Cămpuchia khỏi vấn đề Việt Nam; đòi Việt Nam đơn phương
rút quân khỏi Lào, giải giáp lực lượng dân quân du kích, trao trả bình, lập
quan kiểm soát quốc tế ở Lào, Cămpuchia .
5
Ngày 10/5/1954, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng trình bày lập trường 8
điểm bao gồm cả vấn đề quân sự và chính trị, cả vấn đề Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
Cụ thể: 1) Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào,
Cămpuchia; 2)Rút quân đội nước ngoài, đóng quân tại một số khu vực; 3) Tổng
tuyển cử tự do lập chính phủ duy nhất ba nước; 4)Việt Nam, Lào, Cămpuchia
tuyên bố tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp; 5)3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh
tế văn hóa của Pháp ở ba nước; 6)Cam kết không khủng bố người hợp tác với phía
bên kia;7)Trao trả tù binh; 8)Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời toàn Đông Dương,
đình chỉ đưa quân đội thiết bị quân sự vào Đông Dương.., lập ủy ban tay đôi
3 Chỉ thị Ban Bí thư 27/12/1953, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội-2001, tập 14, tr.556.
4 Chỉ thị Ban bí thư 11/5/1954, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội-2001, tập 15, tr.106.
5 Đếầ ngh 9 đi m c a Pháp, B Ngo i giao: Hi p đ nh Gi ne v : 50 năm nhìn l i, Nxb. CTQG, Hà Nối- 2015, tr. 308-309. ơ ơ
3
kiểm tra thi hành hiệp định . Để tỏ thiện chí, Phạm Văn Đồng tuyên bố cho phép
6
Pháp đến Điện Biên Phủ nhận thương binh.
Chủ tịch Hội nghị quyết định lấy phát biểu của Việt Nam và Pháp làm sở để
thảo luận. Tại các phiên ngày 8,9,10/5/1954, Đoàn Việt Nam kiên trì đấu tranh bảo
vệ quyền lợi chính đáng của lực lượng kháng chiến yêu nước Patet Lào Khơme
Itsarak như được tham dự hội nghị; ngừng bắn cùng một lúc cả ở Lào, Cămpuchia,
thống nhất đất nước và các vấn đề bầu cử tự do dân chủ, phân vùng tập kết…
Sau hơn 1 tháng thương lượng, kết quả đạt được một số vấn đề chung lâm
vào bế tắc do Pháp không chịu giải quyết những vấn đề chính trị. Trong họp hẹp
ngày 16/6/1954, Chu Ân Lai đưa giải pháp 6 điểm. Các cuộc họp giữa các trường
đoàn Pháp, Anh, Trung Quốc ngày 17/6/ đề cập tương lai chính trị Lào, Cămpuchia,
công nhận khu tập kết của Phatet Lào và việc rút quân đội nước ngoài.
Một sự kiện khác trong giai đoạn này Chính phủ Lanien của Pháp bị đổ,
Mandes France thuộc phe chủ hòa lên thay, tuyên bố sẽ từ chức nếu 1 tháng không
đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh(18/6/1954). Các trường đoàn về nước.
Giai đoạn II (20/6 - 9/7/1954): trong giai đoạn này diễn ra nhiều sự kiện quan
trọng. Sau Điện Biên Phủ Pháp còn 50 vạn song tình hình rất bi đát, nguy
phải rút khỏi vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 23/6/1954, Mandes France gặp Chu
Ân Lai Thụy trao đổi về nội dung bản của giải pháp. Các phiên họp hẹp
giữa các quyền trường đoàn như thể thức kiểm soát ngừng bắn, thời hạn tổng tuyển
cử, đảm bảo quốc tế, vấn đề các huấn luyện viên thiết bị quân sự vào Lào,
Cămpuchia.. .thu được kết quả khiêm tốn. Ngoài ra, Đại diện Bộ Tổng tham mưu
Quân đội Nhân dân Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Trung Giã, Sóc Sơn (4/7). Một
sự kiện quan trọng 29/6/1954, Mỹ, Anh thỏa thuận 7 điểm cho giải pháp Đông
Dương và 14/7/1954 Pháp ký thỏa thuận tán thành. Nội dung 1) Giữ cho được Lào,
Cămpuchia, đảm bảo Việt Nam rút quân; 2) Giữ cho được một nửa Việt Nam, nếu
được 1 vùng đồng bằng Bắc Bộ; giới tuyến tại Đồng Hới; 3) Không có giới hạn đối
với Lào, Cămpuchia, phần giành được Việt Nam trong xây dựng chính quyền
không cộng sản; 4)Không điều khoản chính trị để thể làm mất vào tay cộng
sản; 5)Không loại trừ khả năng thống nhất Việt Nam; 6) Giám sát quốc tế việc di
chuyển nhân dân; 7) Kiểm soát quốc tế hiệu quả. Đó lập trường đàm phán
chung của Phương Tây .
7
Trong giai đoạn này đã diễn ra cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh Chu Ân Lai
Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc (3-5/7/1954) về những nội dung quyết định của
giải pháp như vấn đề phân vùng, thời hạn tổng tuyển cử Việt Nam. Hai bên
những sự khác biệt. Lúc đầu, chúng ta đề nghị tuyến 13, thời hạn tuyển cử 6
6 Đếầ ngh 8 đi m c a VNDCCH, B Ngo i giao: Sđd, 305-307.
7 B y điếầu ki n cho pháp Đống D ng, B Ngo i giao: Hi p đ nh Gi nev : 50 năm nhìn l i, Nxb CTQG, Hà N i ươ ơ ơ
-2015, tr. 310-311.
4
tháng. Hai bên thỏa thuận là vĩ tuyến 16 và Trung Quốc đã tính đến vĩ tuyến 17. Từ
15-17/7 1954, TW đảng họp Hội nghị lần thứ sáu mỏ rộng. Hội nghị nhất tđấu
tranh trong một thời gian để đi đến kết hiệp định không để Mỹ phái hiếu
chiến lợi dụng. Sau Hội nghị Hồ Chủ tịch chỉ thị cho Đoàn đàm phán: Ngừng bắn
đồng thời cả ba nước; lấy tuyến 16; thỏa thuận thời hạn tổng tuyển cử, Việt
Nam tham gia Liên hiệp Pháp sau thống nhất; Ủy ban quốc tế: Ấn Độ, Ba Lan
Canada.
Giai đoạn III (10/7-21/7/1954) diễn ra các cuộc gặp tay đôi, tay ba, nhiều bên
ráo riết giữa các trưởng đoàn… đã hình thành khuôn khổ giải pháp. Ngày 18/7: thỏa
thuận Ủy ban quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada; 19/7: tuyến 17 tại sông Bến
Hải, hai vùng tập kết Lào Sầm Nưa Phongxalỳ; 20/7: thời hạn tuyển cử
Việt Nam là 2 năm; ở Cămpuchiangừng bắn song lực lượng kháng chiến sgiải
ngũ hoặc tham gia vào cảnh sát địa phương.Vào phút chót 20 /7do Mỹ giật dây,
Đoàn Cămpuchia từ chối văn kiện ngăn Cămpuchia gia nhập liên minh với
nước ngoài. Phải dàn xếp mất 5 giờ và sáng 21/7 ba hiệp định đình chiến ở ba nước
mới được kết. 15 giờ ngày 21/7/ diễn ra phiên bế mạc. Tuyên bố cuối cùng gồm
13 điểm, đưa tên các nước, chính phủ tham gia Hội nghị thay cho ký. Có 7 đoàn ký
Tuyên bố chung, trừ Mỹ Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, còn tuyên bố đơn
phương của Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam…
Hiệp định đã công nhận tôn trọng các quyền dân tộc bản của nhân dân
Đông Dương độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất, không can thiệp
vào công việc nội bộ của mỗi nước; đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương;
không có căn cứ quân sự ngoại quốc, không liên minh quân sự với nước ngoài;
trao trả binh người bị giam giữ; tổng tuyển cử trong mỗi nước; không trả thù
người người hợp tác với đối phương;Ủy ban liên hợp Ủy ban Giám sát quốc tế;
ở Việt Nam vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tam thời; tổng tuyển cử sau 2 năm; tại
Lào, Phatet Lào có có 2 vùng tạp kết; ở Cămpuchia, lực lượng kháng chiến Khome
Itsarak giải giáp tại chỗ…
Đánh giá
những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương trong nước cũng như nước ngoài. ba loại ý kiến. Ý kiến thứ nhất:
Hội nghị Giơnevơ thắng lọi to lớn của nhân dân Đông Dương: Pháp rút quân,
chấm dứt chiến tranh xam lược, chế độ thuộc địa Đông Dương, công nhận các
quyền dân tộc bản của Việt Nam, Lào, Cămpuchai; Lào hai tỉnh tập kết còn
Việt Nam Miền Bắc được giải phóng căn địa cho sự nghiệp giải phóng
miền Nam hỗ trợ cho cách mạng Lào, Cămpuchi sau này; Hiệp định ảnh hưởng
tích cực phong traò giải phong dân tộc trên thế giới; kết quả hội nghị phản ánh
đưng tương quan lực lượng trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Loại ý
kiền thứ hai cho rằng bên cạnh những thắng lợi như đã nêu ở trên, Hội nghị có một
5
số hạn chế như: lực lượng kháng chiến Lào, Cămpuchia không được tham gia Hội
nghị, Cămpuchia không có khu tập kết, vĩ tuyến 17, tổng tuyển cử sau 2 năm ở Việt
Nam thời gian chuyển quân dài. Hiệp định chưa phán ánh đúng tương quan lực
lượng trên chiến trường. Tháng 11/1998, trên sở khai các tài liệu mới nhất,
Thường vụ Quân ủy nêu kết luận như sau: Hội nghị Gionevo chỉ một bước
tạm ngưng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để củng cố thắng lợi đã giành được.
Ta ký hiệp định là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp, là phù hợp, phản ánh
so sánh lực lượng trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế….Trên quốc tế, các nước
anh em, trong đó Liên Xô, Trung Quốc đều muốn hòa bình để xây dựng đất
nước và đều muốn cuộc chiến tranh đi tới một giải pháp .
8
Gần đây xuất hiện một đánh giá mới về Hội nghị Giơnevơ. Một số nhà nghiên cứu
cho rằng với chiến thắng vang dội Điện Biên phủ, chúng ta nên đánh tiếp để giải
phóng cả nước. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp là tương đương, chưa có lợi cho
ta, song chúng ta thắng thế. "Thế 1) Tổng thể các hoàn cảnh, điều kiện lực
lượng mỗi bên tham chiến dựa vào để phát huy sức mạnh trong chiến tranh (tác chiến).
Những yếu tố bản của thế là: điểm đứng, trận địa; vị trí chiến trường (địa bàn tác
chiến), bố trí lực lượng, tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, dân , địa hình khí
tượng thủy văn ở địa bàn tác chiến; diễn biến tác chiến và chiến tranh chung; tình hình
chính trị trong nước, trong khu vực và quốc tế. Thế lợi thi lực nhỏ trở thành mạnh, thế
không lợi thì lực lớn trở thành yếu. Nghệ thuật quân sự Việt Nam coi thế nhân tố
quan trọng, thế lợi kết hợp với lực tất tạo được sức mạnh lớn để đánh bại kể thù" .
9
Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh Thủ ớng Chu Ân Lai Liễu
Châu, Bác nói: ta có thể đánh tiếpphải mất 3 năm. Phức tạp là có khả năng Mỹ
can thiệp nên phải ký Hiệp định.
Thực sự, lúc đó Mỹ không thể tiến hành can thiệp quân sự vào Đông Dương
vừa kết thúc Chiến tranh Triều Tiên với thương vong lớn, không lập được hệ thống
can thiệp tập thể Quốc hội Mỹ chỉ cho phép can thiệp bằng không quân hải
quân. Sau đó Chính quyền của Tổng thống Aixenhao đã đề ra chính sách quốc
phòng(new look) chỉ can thiepj bằng không quân hải quân. Chúng ta không
nghiên cứu nên không nắm được ý đồ thực của Mỹ. Mặt khác, chúng ta lại luôn bị
Trung Quốc dọa là Mỹ sẽ can thiệp và Trung Quốc sẽ không thể giuwps đõ Việt
Nam nữa. Sau này, chính Lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận Giơnevơ sai
lầm
10
.
8 B Ngo i giao: Hi p ngh Gi nev : 50 năm nhìn l i, Nxb. CTQG , Hà N i- 2015, tr 134-135. ơ ơ
9 Trung tâm Từ điển bách khoa Quân sự Bộ Quốc phòng: Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb.. QĐND, Hà Nội
-1996, tr.746.
1010. Kỷ yếu HTHQT Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ "từ trận chiến tầm quốc tế" đến cơ sở cho sự hòa giải "
và phát triển bền vững" Do Trường ĐHKHXH và NV, ĐHNG (DHQGHN), Học viện Ngoại giao, Cục Văn thư, Luu trữ,
Đại sứ quán Pháp và Đại học Moontpellier, Pháp tổ chức, Hà Nôi, 2-3/5/2019.
6
Ý nghĩa lịch sử
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa lịch sử, to lớn:
- Cùng với chiến thắng lịch sử, huyền thoại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ
đã chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp Việt Nam cũng như trên toàn
Đông Dương, trên sở các nước tham gia Hội nghị công nhận cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc bản của Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng làm hậu phương lớn cho giải phóng hoàn toàn Miền Nam
thống nhất đất nước năm 1975.
- Kết qủa của Hội nghị cũng góp phần phát triển cách mạng Lào Cămpuchia,
cổ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nhất châu Á, thúc đẩy quá
trình sụp đổ chủ nghĩa thức dân cũ.
- Góp phần làm dịu tình tình quốc tế, củng cố hòa bình khu vực trên thế
giới.
- Đây lần đầu tiên nước VNDCCH non trẻ tham gia hội nghị quốc tế đa
phương lớn mặt các cường quốc. Thông qua hội nghị ta thể hiện vị trí, vai trò
và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
- Qua hội nghị chúng ta đã rút ra được rất nhiều bài học ngoại giao cùng bổ
ích. Không ít bài học đã được vận dụng thành công tại Hội nghị Paris về Việt Nam
(1968-1973) nhiều hoạt động ngoại giao sau này. Đó các bài học về đảm bảo
lợi ích quốc gia-dân tộc; độc lập, tự chủ đoàn kết, hợp tác quốc tế; ứng xử với
các nước lớn; ứng xử với các nước láng giềng; nghiên cứu chiến lược, vận động dư
luận quốc tế….
***
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương cuộc thương lượng giữa các
nước lớn về vấn đề chấm dứt chiến tranh Đông Dương, sự tham gia của Việt
Nam. Các nước lớn có lợi ích của mình. Đây là thắng lợi to lớn của ngoại giao Việt
Nam cái gốc chính chiến công trên mặt trận quân sự, đỉnh cao chiến
thắng lịch sử Điên Biên Phủ Ngoài ra, nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi sự.
lãnh đạo của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, …Thắng lợi ngoại giao
bản phản ánh so sánh lực lượng chiến trườnghoàn cảnh quốc tế. Tuy nhiên,Việt
Nam chỉ một trong chín bên tham gia đàm phán nên một số mục tiêu như phân
vùng tại tuyến 16, thời hạn tổng tuyển cử 6 tháng, vùng tập kết của Khome
Itsarak… không thể thực hiện được. Hội nghị Giơnevơ đã để lại nhiều bài học quý
cho ngoại giao Việt Nam.
7
8
| 1/8

Preview text:

Tạp chí Đối ngoại số 117+118(7+8/2019), tr.44-48.
65 NĂM KÝ HIỆP ĐỊNH GENEVA
GS TS Vũ Dương Huân
Học viện Ngoại giao
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một sự kiện quốc tế lớn và
cũng là một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, diễn ra cách đây đúng 65 năm.
Bối cảnh dẫn đến Hội nghị
Vào đầu những năm 50, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe ở vào thời kỳ quyết
liệt. Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên bắt đầu từ tháng 8/1951 đưa đến việc
ký kết Hiệp định đình chiến vào ngày 27/7/1953, trên cơ sở giữ nguyên trạng hai
miền. Liên Xô và Trung Quốc cho rằng đình chiến ở Triều tiên có thế thúc đẩy
chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương và Liên Xô gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước lớn
gổm Liên Xô, Mỹ Anh, Pháp và Trung Quốc để nghiên cứu biện pháp giảm tình
hình căng thẳng ở Viễn Đông. Ở Liên Xô sau khi Xtalin mất (3/1953), ban lãnh đạo
điều chỉnh chiến lược đối ngoại đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế, củng cố thực lực, thực
hiện thi đua với Mỹ. Trung Quốc tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng
đất nước, đầy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, phá thế bao vây, cấm vận mà
Mỹ áp đạt sau khi Trung Quốc gửi quân chí nguyện sang Triều Tiên chống Mỹ. Mỹ
tăng cường can thiệp và dính sau vào Đông Dương, và giúp Pháp, đặt Đông Dương
vào phòng tuyến chống cộng ở châu Á-TBD
Ở Đông Dương, qua 8 năm kháng chiến vào Thu - Đông năm 1953, chúng ta đã
giành được thế chủ động tiến công trên chính trường chính. Cuộc kháng chiến của
nhân dân Đông Dương phát triển mạnh. Do gặp nhiều khó khăn lớn trên chiến
trường, và càng lệ thuộc vào Mỹ, Pháp đưa ra chiến lược quân sự mới (kế hoạch
Nava), nhằm giành thắng lợi trong 2 năm tạo thế cho đàm phán. Do bị sa lầy trên
chiến trường và dư luân nội bộ đòi thương lượng với chính phủ Hồ Chí Minh nên
Pháp bày tỏ quan tâm đến một giải pháp thương lượng về Đông Dương trong khuôn
khổ hội nghị quốc tế nhiều bên.
Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Đảng ta chủ trương nắm lấy ngọn cờ
hòa bình để tập hợp lực lượng bên ngoài, gop phần cô lập hơn nữa hiếu chiến Pháp
- Mỹ đẩy lùi một bước ý đồ Mỹ lôi kéo đồng minh cùng can thiệp vào chiến tranh 1
Đông Dương1. Thực hiện chủ trương trên, ngày 26/11/1953, trả lời báo Expressen,
Thụy Diển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nếu Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược
thì Việt Nam sẽ quyết tâm kháng chiến đến cùng, nếu muốn thương lượng Việt
Nam sẵn sàng thương lượng, trên cơ sở tôn trọng độc lập thực sự của Việt Nam và
chủ yếu thương lượng giữa Việt Nam và Pháp2.
Hội nghị tứ cường gồm Liên Xô, Mỹ Anh, Pháp ở Bec-linh, Đức (25/1-
18/2/1954) bàn vấn đề Đức, vấn đề Áo song thất bại và quyết định triệu tập Hội
nghị quốc tế về Triều Triên và về Đông Dương theo đề xuất của Liên Xô, có sự tham gia của Trung Quốc.
Thành phần Hội nghị
Tham gia Hội nghị có 9 đoàn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, CHND Trung Hoa,
VNDCCH và 3 quốc gia liên kết (Vương quốc Lào, Vương quốc Cămpuchia, Quốc
gia Việt Nam của Bảo Đại). Liên Xô và Pháp được giao nhiệm vụ đề xuất thành
phần tham gia Hội nghị. Việt Nam nhiều lần đề nghị mời lực lượng kháng chiến
Lào, Cămpuchia tham gia Hội nghị, song không được các nước lớn chấp nhận.
Mục tiêu của các bên
Pháp muốn ra khỏi chiến tranh trong danh dự, bảo vệ được quyền lợi với hội
nghị quốc tế đa biên, tránh phải đàm phán song phương trực tiếp với VNDCCH.
Liên Xô có mục đích thúc đẩy hòa dịu quốc tế, buộc Mỹ ngồi vào đàm phán giải
quyết xung đột bằng giải pháp hòa bình, thực hiện 3 hòa (cùng tồn tại hòa bình, thi
đua hòa bình và quá độ hòa bình).
CHND Trung Hoa muốn tạo môi trường hòa bình ổn định, ở khu vực châu Á,
Đông Dương, an ninh phía nam Trung Quốc (giữ Pháp ở lại Đông Dương, chia cắt
Việt Nam, tạo cục diện mới ở Đông Dương có lợi cho Trung Quốc, ngăn Mỹ), để
triển khai kế hoạch kinh tế phát triển đất nước; xác lập vai trò nước lớn trong giải
quyết các vấn đề quốc tế; mở rộng tíếp xúc chính trị, thương mại với châu Âu phá
bao vây, cấm vận của Mỹ.
Mỹ miễn cưỡng chấp nhận tham gia Hội nghị theo yêu cầu của Pháp, được Anh
hậu thuẫn để tranh thủ Pháp tham gia Hiệp ước cộng đồng phòng thủ châu Âu, kế
hoạch phòng thủ ở châu Á; ngăn một giải pháp có hại cho ý đồ thay thế Pháp ở Đông Dương.
Anh ủng hộ Pháp theo khả năng của mình, tránh bị lôi cuốn vào cuộc can thiệp
quân sự tập thể, làm dịu tình hình khu vực có lợi cho việc củng cố “Khối thịnh 1 B Ngo ộ i giao: T ạ ng k
ổ ếết chính sách đốếi ngo i Vi ạ t Nam(1930-1995), Hà N ệ
i-2001, Phầần I, II, tr 46. ộ
21. Hốầ Chí Minh: Toàn t p
ậ , Nxb CTQG, Hà N i 2011, t ộ p 8, tr ậ . 340-341. 2
vượng chung” ở châu Á trong lúc đang phải đối phó với phong trào du kích cộng sản ở Malaixia.
Viêt Nam cho rằng "lực lượng so sánh giữ ta và địch lúc này, điều kiện thương
lượng hòa binh chưa chin mùi"3; song để đáp ứng yêu cầu của cả phe: làm cho tình
hình thế giới bớt căng thẳng, chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp bằng
thương lượng (Báo cáo trước Quốc hội, Khóa I, kỳ 3); không đánh giá quá cao Hội
nghị nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ làm cho hội nghị có thể bắt đầu
để đi đến các cuộc gặp gỡ khác4
Diễn biến và kết quả Hội nghị
Hội nghị bắt đầu 8/5/1954, đúng 1 ngày sau khi Điên Biên Phủ thất thủ và kết
thúc 21/7/1954, trải qua 3 giai đoạn với 31 phiên họp trong đó có 7 phiên toàn
thể và 24 phiên họp hẹp cấp trường đoàn. Hai đồng Chủ tịch là Ngoại trưởng Liên
Xô Molotov và Ngoại trường Anh Idon. Đoàn Trung Quốc do Thủ tướng, kiêm
Ngoại trưởng Chu Ân Lai đứng đầu, Đoàn ta do Phó Thủ tưởng, kiêm Q. Bộ trường
Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Trường Đoàn Pháp là Ngoại trưởng Biđôl, và
đoàn Mỹ là Thứ trường Ngoại giao B. Smith…
Giai đoạn I(8/5-19/6/1954): Các đoàn trình bày ý kiến của mình về vấn đề
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong phiên khai mạc Đoàn
Pháp trình bày lập trường 9 điểm, trong đó 5 điểm liên quan đến Việt Nam là 1)Tập
kết quân đội 2 bên vào các vùng quy định; 2)Giải giáp các lực lượng du kích;
3)Trao trả tù binh và các lực lượng dân sự; 4)Kiểm soát quốc tế; 5)Đình chỉ chiến
sự. Như vây, Pháp chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự, không bàn vấn đề chính trị;
đòi tách vấn đề Lào, Cămpuchia khỏi vấn đề Việt Nam; đòi Việt Nam đơn phương
rút quân khỏi Lào, giải giáp lực lượng dân quân du kích, trao trả tù bình, lập cơ
quan kiểm soát quốc tế ở Lào, Cămpuchia5.
Ngày 10/5/1954, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng trình bày lập trường 8
điểm bao gồm cả vấn đề quân sự và chính trị, cả vấn đề Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
Cụ thể: 1) Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào,
Cămpuchia; 2)Rút quân đội nước ngoài, đóng quân tại một số khu vực; 3) Tổng
tuyển cử tự do lập chính phủ duy nhất ở ba nước; 4)Việt Nam, Lào, Cămpuchia
tuyên bố tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp; 5)3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh
tế văn hóa của Pháp ở ba nước; 6)Cam kết không khủng bố người hợp tác với phía
bên kia;7)Trao trả tù binh; 8)Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời toàn Đông Dương,
đình chỉ đưa quân đội và thiết bị quân sự vào Đông Dương.., lập ủy ban tay đôi
3 Chỉ thị Ban Bí thư 27/12/1953, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội-2001, tập 14, tr.556.
4 Chỉ thị Ban bí thư 11/5/1954, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội-2001, tập 15, tr.106. 5 Đếầ ngh 9 đi ị m c ể a Pháp, B ủ N ộ go i giao: Hi ạ p đ ệ nh Gi ị ne v ơ : 50 năm nhìn l ơ i, Nxb. CT ạ
QG, Hà Nối- 2015, tr. 308-309. 3
kiểm tra thi hành hiệp định6. Để tỏ thiện chí, Phạm Văn Đồng tuyên bố cho phép
Pháp đến Điện Biên Phủ nhận thương binh.
Chủ tịch Hội nghị quyết định lấy phát biểu của Việt Nam và Pháp làm cơ sở để
thảo luận. Tại các phiên ngày 8,9,10/5/1954, Đoàn Việt Nam kiên trì đấu tranh bảo
vệ quyền lợi chính đáng của lực lượng kháng chiến yêu nước Patet Lào và Khơme
Itsarak như được tham dự hội nghị; ngừng bắn cùng một lúc cả ở Lào, Cămpuchia,
thống nhất đất nước và các vấn đề bầu cử tự do dân chủ, phân vùng tập kết…
Sau hơn 1 tháng thương lượng, kết quả đạt được một số vấn đề chung và lâm
vào bế tắc do Pháp không chịu giải quyết những vấn đề chính trị. Trong họp hẹp
ngày 16/6/1954, Chu Ân Lai đưa giải pháp 6 điểm. Các cuộc họp giữa các trường
đoàn Pháp, Anh, Trung Quốc ngày 17/6/ đề cập tương lai chính trị Lào, Cămpuchia,
công nhận khu tập kết của Phatet Lào và việc rút quân đội nước ngoài.
Một sự kiện khác trong giai đoạn này là Chính phủ Lanien của Pháp bị đổ,
Mandes France thuộc phe chủ hòa lên thay, tuyên bố sẽ từ chức nếu 1 tháng không
đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh(18/6/1954). Các trường đoàn về nước.
Giai đoạn II (20/6 - 9/7/1954): trong giai đoạn này diễn ra nhiều sự kiện quan
trọng. Sau Điện Biên Phủ Pháp còn 50 vạn song tình hình rất bi đát, có nguy cơ
phải rút khỏi vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 23/6/1954, Mandes France gặp Chu
Ân Lai ở Thụy Sĩ trao đổi về nội dung cơ bản của giải pháp. Các phiên họp hẹp
giữa các quyền trường đoàn như thể thức kiểm soát ngừng bắn, thời hạn tổng tuyển
cử, đảm bảo quốc tế, vấn đề các huấn luyện viên và thiết bị quân sự vào Lào,
Cămpuchia.. .thu được kết quả khiêm tốn. Ngoài ra, Đại diện Bộ Tổng tham mưu
Quân đội Nhân dân Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Trung Giã, Sóc Sơn (4/7). Một
sự kiện quan trọng là 29/6/1954, Mỹ, Anh thỏa thuận 7 điểm cho giải pháp Đông
Dương và 14/7/1954 Pháp ký thỏa thuận tán thành. Nội dung 1) Giữ cho được Lào,
Cămpuchia, đảm bảo Việt Nam rút quân; 2) Giữ cho được một nửa Việt Nam, nếu
được 1 vùng đồng bằng Bắc Bộ; giới tuyến tại Đồng Hới; 3) Không có giới hạn đối
với Lào, Cămpuchia, phần giành được ở Việt Nam trong xây dựng chính quyền
không cộng sản; 4)Không có điều khoản chính trị để có thể làm mất vào tay cộng
sản; 5)Không loại trừ khả năng thống nhất Việt Nam; 6) Giám sát quốc tế việc di
chuyển nhân dân; 7) Kiểm soát quốc tế có hiệu quả. Đó là lập trường đàm phán chung của Phương Tây7.
Trong giai đoạn này đã diễn ra cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai ở
Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc (3-5/7/1954) về những nội dung quyết định của
giải pháp như vấn đề phân vùng, thời hạn tổng tuyển cử ở Việt Nam. Hai bên có
những sự khác biệt. Lúc đầu, chúng ta đề nghị vĩ tuyến 13, thời hạn tuyển cử là 6 6 Đếầ ngh 8 đi ị m c ể a VNDCCH, B ủ Ngo ộ i giao: Sđd, 305-307. ạ 7 B y điếầu ki ẩ n cho pháp ệ Đống D ở ng, B ươ Ngo ộ i giao: Hi ạ p đ ệ nh Gi ị nev ơ : 50 năm nhìn l ơ i, Nxb CTQG, Hà N ạ i ộ -2015, tr. 310-311. 4
tháng. Hai bên thỏa thuận là vĩ tuyến 16 và Trung Quốc đã tính đến vĩ tuyến 17. Từ
15-17/7 1954, TW đảng họp Hội nghị lần thứ sáu mỏ rộng. Hội nghị nhất trí đấu
tranh trong một thời gian để đi đến ký kết hiệp định không để Mỹ và phái hiếu
chiến lợi dụng. Sau Hội nghị Hồ Chủ tịch chỉ thị cho Đoàn đàm phán: Ngừng bắn
đồng thời ở cả ba nước; lấy vĩ tuyến 16; thỏa thuận thời hạn tổng tuyển cử, Việt
Nam tham gia Liên hiệp Pháp sau thống nhất; Ủy ban quốc tế: Ấn Độ, Ba Lan và Canada.
Giai đoạn III (10/7-21/7/1954) diễn ra các cuộc gặp tay đôi, tay ba, nhiều bên
ráo riết giữa các trưởng đoàn… đã hình thành khuôn khổ giải pháp. Ngày 18/7: thỏa
thuận Ủy ban quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada; 19/7: vĩ tuyến 17 tại sông Bến
Hải, hai vùng tập kết ở Lào là Sầm Nưa và Phongxalỳ; 20/7: thời hạn tuyển cử ở
Việt Nam là 2 năm; ở Cămpuchia có ngừng bắn song lực lượng kháng chiến sẽ giải
ngũ hoặc tham gia vào cảnh sát địa phương.Vào phút chót 20 /7do Mỹ giật dây,
Đoàn Cămpuchia từ chối ký văn kiện ngăn Cămpuchia gia nhập liên minh với
nước ngoài. Phải dàn xếp mất 5 giờ và sáng 21/7 ba hiệp định đình chiến ở ba nước
mới được ký kết. 15 giờ ngày 21/7/ diễn ra phiên bế mạc. Tuyên bố cuối cùng gồm
13 điểm, đưa tên các nước, chính phủ tham gia Hội nghị thay cho ký. Có 7 đoàn ký
Tuyên bố chung, trừ Mỹ và Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, còn có tuyên bố đơn
phương của Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam…
Hiệp định đã công nhận và tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân
Đông Dương là độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất, không can thiệp
vào công việc nội bộ của mỗi nước; đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương;
không có căn cứ quân sự ngoại quốc, không có liên minh quân sự với nước ngoài;
trao trả tù binh và người bị giam giữ; tổng tuyển cử trong mỗi nước; không trả thù
người người hợp tác với đối phương;Ủy ban liên hợp và Ủy ban Giám sát quốc tế;
ở Việt Nam vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tam thời; tổng tuyển cử sau 2 năm; tại
Lào, Phatet Lào có có 2 vùng tạp kết; ở Cămpuchia, lực lượng kháng chiến Khome
Itsarak giải giáp tại chỗ… Đánh giá
Có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Có ba loại ý kiến. Ý kiến thứ nhất:
Hội nghị Giơnevơ là thắng lọi to lớn của nhân dân Đông Dương: Pháp rút quân,
chấm dứt chiến tranh xam lược, chế độ thuộc địa ở Đông Dương, công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cămpuchai; Lào có hai tỉnh tập kết còn
Việt Nam có Miền Bắc được giải phóng là căn cư địa cho sự nghiệp giải phóng
miền Nam và hỗ trợ cho cách mạng Lào, Cămpuchi sau này; Hiệp định ảnh hưởng
tích cực phong traò giải phong dân tộc trên thế giới; kết quả hội nghị phản ánh
đưng tương quan lực lượng trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Loại ý
kiền thứ hai cho rằng bên cạnh những thắng lợi như đã nêu ở trên, Hội nghị có một 5
số hạn chế như: lực lượng kháng chiến Lào, Cămpuchia không được tham gia Hội
nghị, Cămpuchia không có khu tập kết, vĩ tuyến 17, tổng tuyển cử sau 2 năm ở Việt
Nam và thời gian chuyển quân dài. Hiệp định chưa phán ánh đúng tương quan lực
lượng trên chiến trường. Tháng 11/1998, trên cơ sở khai các tài liệu mới nhất,
Thường vụ Quân ủy TƯ nêu kết luận như sau: Hội nghị Gionevo chỉ là một bước
tạm ngưng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để củng cố thắng lợi đã giành được.
Ta ký hiệp định là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp, là phù hợp, phản ánh
so sánh lực lượng trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế….Trên quốc tế, các nước
anh em, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc đều muốn có hòa bình để xây dựng đất
nước và đều muốn cuộc chiến tranh đi tới một giải pháp8.
Gần đây xuất hiện một đánh giá mới về Hội nghị Giơnevơ. Một số nhà nghiên cứu
cho rằng với chiến thắng vang dội ở Điện Biên phủ, chúng ta nên đánh tiếp để giải
phóng cả nước. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp là tương đương, chưa có lợi cho
ta, song chúng ta thắng ở thế. "Thế là 1) Tổng thể các hoàn cảnh, điều kiện mà lực
lượng mỗi bên tham chiến dựa vào để phát huy sức mạnh trong chiến tranh (tác chiến).
Những yếu tố cơ bản của thế là: điểm đứng, trận địa; vị trí chiến trường (địa bàn tác
chiến), bố trí lực lượng, tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, dân cư, địa hình và khí
tượng thủy văn ở địa bàn tác chiến; diễn biến tác chiến và chiến tranh chung; tình hình
chính trị trong nước, trong khu vực và quốc tế. Thế lợi thi lực nhỏ trở thành mạnh, thế
không lợi thì lực lớn trở thành yếu. Nghệ thuật quân sự Việt Nam coi thế là nhân tố
quan trọng, thế lợi kết hợp với lực tất tạo được sức mạnh lớn để đánh bại kể thù" 9.
Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Liễu
Châu, Bác nói: ta có thể đánh tiếp và phải mất 3 năm. Phức tạp là có khả năng Mỹ
can thiệp nên phải ký Hiệp định.
Thực sự, lúc đó Mỹ không thể tiến hành can thiệp quân sự vào Đông Dương vì
vừa kết thúc Chiến tranh Triều Tiên với thương vong lớn, không lập được hệ thống
can thiệp tập thể và Quốc hội Mỹ chỉ cho phép can thiệp bằng không quân và hải
quân. Sau đó Chính quyền của Tổng thống Aixenhao đã đề ra chính sách quốc
phòng(new look) chỉ can thiepj bằng không quân và hải quân. Chúng ta không có
nghiên cứu nên không nắm được ý đồ thực của Mỹ. Mặt khác, chúng ta lại luôn bị
Trung Quốc hù dọa là Mỹ sẽ can thiệp và Trung Quốc sẽ không thể giuwps đõ Việt
Nam nữa. Sau này, chính Lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận ký Giơnevơ là sai lầm10. 8 Bộ Ngo i giao: Hi ạ p ngh ệ Gi ị n ơ ev : 50 năm nhìn l ơ i, Nxb. CT ạ
QG , Hà N i- 2015, tr 134-135. ộ
9 Trung tâm Từ điển bách khoa Quân sự Bộ Quốc phòng: Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb.. QĐND, Hà Nội -1996, tr.746.
1010. Kỷ yếu HTHQT "Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ "từ trận chiến tầm quốc tế" đến cơ sở cho sự hòa giải
và phát triển bền vững" Do Trường ĐHKHXH và NV, ĐHNG (DHQGHN), Học viện Ngoại giao, Cục Văn thư, Luu trữ,
Đại sứ quán Pháp và Đại học Moontpellier, Pháp tổ chức, Hà Nôi, 2-3/5/2019. 6 Ý nghĩa lịch sử
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa lịch sử, to lớn:
- Cùng với chiến thắng lịch sử, huyền thoại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ
đã chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng như trên toàn
Đông Dương, trên cơ sở các nước tham gia Hội nghị công nhận và cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng làm hậu phương lớn cho giải phóng hoàn toàn Miền Nam và
thống nhất đất nước năm 1975.
- Kết qủa của Hội nghị cũng góp phần phát triển cách mạng Lào và Cămpuchia,
cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nhất là ở châu Á, thúc đẩy quá
trình sụp đổ chủ nghĩa thức dân cũ.
- Góp phần làm dịu tình tình quốc tế, củng cố hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
- Đây là lần đầu tiên nước VNDCCH non trẻ tham gia hội nghị quốc tế đa
phương lớn có mặt các cường quốc. Thông qua hội nghị ta thể hiện vị trí, vai trò
và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
- Qua hội nghị chúng ta đã rút ra được rất nhiều bài học ngoại giao vô cùng bổ
ích. Không ít bài học đã được vận dụng thành công tại Hội nghị Paris về Việt Nam
(1968-1973) và nhiều hoạt động ngoại giao sau này. Đó là các bài học về đảm bảo
lợi ích quốc gia-dân tộc; độc lập, tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; ứng xử với
các nước lớn; ứng xử với các nước láng giềng; nghiên cứu chiến lược, vận động dư luận quốc tế…. ***
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là cuộc thương lượng giữa các
nước lớn về vấn đề chấm dứt chiến tranh Đông Dương, có sự tham gia của Việt
Nam. Các nước lớn có lợi ích của mình. Đây là thắng lợi to lớn của ngoại giao Việt
Nam mà cái gốc chính là chiến công trên mặt trận quân sự, mà đỉnh cao là chiến
thắng lịch sử Điên Biên Phủ. Ngoài
ra, nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi là sự
lãnh đạo của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, …Thắng lợi ngoại giao cơ
bản phản ánh so sánh lực lượng chiến trường và hoàn cảnh quốc tế. Tuy nhiên,Việt
Nam chỉ là một trong chín bên tham gia đàm phán nên một số mục tiêu như phân
vùng tại vĩ tuyến 16, thời hạn tổng tuyển cử là 6 tháng, vùng tập kết của Khome
Itsarak… không thể thực hiện được. Hội nghị Giơnevơ đã để lại nhiều bài học quý cho ngoại giao Việt Nam. 7 8