-
Thông tin
-
Hỏi đáp
7 nguyên tắc kế toán môn Business and Technology | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Ví Dụ 1: Doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng B vào ngày15/1/2024, tổng tiền hàng là 50 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT là 10%. Khách hàng B sẽ thanh toán cho doanh nghiệp A vào ngày 15/2/2024. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp A phải ghi nhận doanh thu và thuế GTGT vào ngày 15/1/2024, dù chưa nhận được tiền từ khách hàng B. Kế toán hạch toán như sau:Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Business and Technology (HUBT) 19 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
7 nguyên tắc kế toán môn Business and Technology | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Ví Dụ 1: Doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng B vào ngày15/1/2024, tổng tiền hàng là 50 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT là 10%. Khách hàng B sẽ thanh toán cho doanh nghiệp A vào ngày 15/2/2024. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp A phải ghi nhận doanh thu và thuế GTGT vào ngày 15/1/2024, dù chưa nhận được tiền từ khách hàng B. Kế toán hạch toán như sau:Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Business and Technology (HUBT) 19 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47270246
7 Nguyên tắc kế toán ( nên phân tích ví dụ)
( mở đầu, nội dung, 1 số trường hợp vi phạm quy tắc) * Mở đầu:
- vào đề tài, nhắc lại
- tầm quan trọng của việc hiểu và tuân thủ 7 nguyên tắc kế toán trong quá
trình lm vc, ( mở đầu bằng 1 tình huống cụ thể,…. )
* Nội dung ( nhắc lại nội dung 7 nt kt, ví dụ)( nên
phân tích nếu được)
1 . Nguyên Tắc Cơ Sở Dồn Tích – Accruals
Mọi nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ ở thời điểm phát sinh, ko dựa vào thời điểm
thực tế thu chi tiền hoặc tương đương tiền.
Ví Dụ 1: Doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng B vào ngày 15/1 /2024, tổng
tiền hàng là 50 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT là 10%.
Khách hàng B sẽ thanh toán cho doanh nghiệp A vào ngày 15/2/2024. Theo nguyên
tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp A phải ghi nhận doanh thu và thuế GTGT vào ngày
15/1/2024, dù chưa nhận được tiền từ khách hàng B. Kế toán hạch toán như sau:
Ngày 15/01/2024: Nợ Phải thu của khách hàng: 55 triệu đồng ,Doanh thu bán hàng
hóa: 50 triệu đồng, Thuế GTGT đầu ra: 5 triệu đồng
Ví Dụ 2: Doanh nghiệp A mua nguyên liệu từ nhà cung cấp C vào ngày 20/1/2024,
tổng tiền nguyên liệu là 40 triệu đồng đã bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT
là 10%. Doanh nghiệp A sẽ thanh toán cho nhà cung cấp C vào ngày 20/2/2024.
Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp A phải ghi nhận chi phí nguyên liệu
và thuế GTGT vào ngày 20/1/2024, dù chưa trả tiền cho nhà cung cấp C. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu: 36,36 triệu đồng Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào:
3,64 triệu đồng Có TK 331 - Phải trả cho người bán: 40 triệu đồng
2 . Nguyên Tắc Giá Gốc – Historical Cost
Nguyên tắc giá gốc (Historical Cost), đối tượng kế toán được ghi nhận theo gia gốc
ban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thị trường
trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đvị kt
Ví Dụ: Một TSCĐ được mua và lắp đặt vào năm 2023 với giá 100 triệu đồng. Tháng lOMoAR cPSD| 47270246
1 năm 2024 giá của TSCĐ tăng lên 120 triệu đồng đến thắng 5 thì giá của TSCĐ chỉ
còn 80 triệu đồng, thì giá trị của nó trên báo cáo tài chính năm 2024 vẫn là 100 triệu
đồng, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại.
Ví Dụ: Công ty A mua lại một tài sản của công ty B với giá 90 triệu đồng. Mặc dù giá
thị trường của tài sản đó là 100 triệu đồng thì kế toán của công ty A cũng chỉ ghi
nhận trị giá của tài sản đó là 90 triệu đồng.
3. Nguyên Tắc Hoạt Động Liên Tục – Going Concern
Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going Concern) chỉ rõ, đợn vị kế toán không có ý
định giải thể hoặc thu hẹp quy mô hoạt động trong kỳ kế toán. Bảng báo cáo tài
chính phải được lập trên cơ sở giải định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và
sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
Ví Dụ: Một công ty A sản xuất ô tô đã trải qua một năm kinh doanh kém hơn dự
kiến, nhưng dự định thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình trong tương lai. Do
đó, họ tiếp tục sử dụng nguyên tắc hoạt động liên tục trong việc lập báo cáo tài
chính, giả định rằng họ sẽ vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động.
4. Nguyên Tắc Nhất Quán – Consistency
Nguyên tắc nhất quán (Consistency), các chính sách và phương pháp kế toán
doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán
năm. Có thể so sánh được những thông tin tương tự của doanh nghiệp trong các kỳ
khác nhau. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì
phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó trong phần TM BCTC.
ví Dụ: Một công ty A đã sử dụng phương pháp tính Khấu hao theo phương pháp
đường thẳng cho tài sản cố định của họ trong nhiều năm. Đến năm 2024 công ty A
muốn thay đổi phương pháp tính toán này thành Khấu hao theo số dư giảm dần có
điều chỉnh. Công ty A đã nêu lý do là do phướng pháp tính khấu hao trước đó đã
không còn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và cung cấp thông tin về thay
đổi này và điều chỉnh các con số trong các báo cáo tài chính trước đó để đảm bảo tính nhất quán.
5. Nguyên Tắc Phù Hợp – Matching Concept ( ví dụ khác cụ thế)
Nguyên tắc phù hợp (Matching Concept), khi ghi nhận DT và CP phải phù hợp, với
nhau. Khi ghi nhận một khoản DT thì phải ghi nhân một khoản CP tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra DT đó. CP tương ứng với DT gồm CP của kỳ tạo ra DT và CP
của các kỳ trước hoặc CP phải trả nhưng liên quan đến DT của kỳ đó.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A thuê một kho bãi để lưu trữ hàng hóa vào ngày 1/1/2024,
tổng tiền thuê là 120 triệu đồng cho 12 tháng. Doanh nghiệp A sẽ thanh toán cho
chủ kho bãi vào ngày 31/12/2024. Theo nguyên tắc Phù Hợp, doanh nghiệp A phải
ghi nhận chi phí thuê kho bãi đều đặn hàng tháng, mỗi tháng là 10 triệu đồng, dù
chưa trả tiền cho chủ kho bãi. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642 - Chi phí thuê kho bãi: 10 triệu đồng Có TK 331 - Phải trả cho người bán: 10 triệu đồng lOMoAR cPSD| 47270246
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B bán hàng cho khách hàng C vào ngày 15/2/2024, tổng tiền
hàng là 100 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT là 10%.
Khách hàng C sẽ thanh toán cho doanh nghiệp B vào ngày 15/3/2024. Theo nguyên
tắc Phù Hợp, doanh nghiệp B phải ghi nhận doanh thu và thuế GTGT vào ngày
15/2/2024, dù chưa nhận được tiền từ khách hàng C. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng: 110 triệu đồng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa:
100 triệu đồng Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra: 10 triệu đồng
6 . Nguyên Tắc Thận Trọng – Prudence Concept
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và CP
- DT và TN chỉ được ghi nhận khi có băng chứng chắc chắn và khả năng thu được
lợi ích kinh tế còn CP phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh CP •
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có một khoản nợ phải trả cho ngân hàng với tổng số
tiền là 200 triệu đồng. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp A
đánh giá rằng có khả năng không thể trả được toàn bộ khoản nợ này do khó
khăn tài chính. Theo nguyên tắc thận trọng, doanh nghiệp A phải trích lập một
khoản dự phòng nợ xấu dựa trên ước tính về mức độ khả năng trả nợ của
doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp A ước tính chỉ có thể trả được 50%
của khoản nợ, thì doanh nghiệp A phải trích lập một khoản dự phòng nợ xấu
là 100 triệu đồng và ghi nhận chi phí lãi vay tương ứng. •
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có một khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh
nghiệp B với giá trị gốc là 100 triệu đồng. Tại thời điểm kết thúc năm tài
chính, giá trị thị trường của cổ phiếu này là 120 triệu đồng. Theo nguyên tắc
thận trọng, doanh nghiệp A không được ghi nhận khoản lãi chưa thực hiện là
20 triệu đồng vào báo cáo tài chính, mà chỉ ghi nhận giá trị gốc của khoản
đầu tư là 100 triệu đồng. Khi nào doanh nghiệp A bán cổ phiếu này và thu
được tiền, mới được ghi nhận doanh thu và lãi từ việc bán cổ phiếu.
7 . Nguyên Tắc Trọng Yếu – Materiality Concept
Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Concept), thông tin được coi là trọng yếu trong
trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu độ chính xác của thông tin đó có thể làm
sai lệch đáng kể BCTC. Tính trọng yếu phù thuộc vào độ lớn và tính chất của thông
tin hoặc các sai xót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thế. Tính trọng yếu của TT
phải được suy xét cho cả bộ phận BH và QLDN.
Ví Dụ: Một công ty có một số khoản nợ nhỏ đối với các công ty con hoặc đối tác mà
tổng giá trị là rất nhỏ so với tài sản tổng cộng của họ. Trong trường hợp này, công ty
có thể quyết định không báo cáo chi tiết về các khoản nợ nhỏ này trong báo cáo tài lOMoAR cPSD| 47270246
chính, miễn là các khoản nợ này không ảnh hưởng đáng kể đến sự hiểu biết của
người đọc về tình hình tài chính của công ty.
Doanh nghiệp A có một khoản nợ lớn đến hạn trả vào cuối năm 2024, thì đây là một
thông tin trọng yếu mà doanh nghiệp A phải công bố trên báo cáo tài chính, vì nó
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp A trong tương lai.
Một số trường hợp vi phạm các nguyên tắc kế toán
( có thể kết hợp nhiều nguyên tắc trong 1 trường hợp)
( nên lấy ví dụ thực tế, các trg hợp cụ thể, có dẫn
chứng để dễ phân tích) - - - - -