Ai tiếp cận công chúng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa

Ai tiếp cận công chúng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu

Thông tin:
107 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ai tiếp cận công chúng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa

Ai tiếp cận công chúng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

75 38 lượt tải Tải xuống
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao, họ không còn phải lo lắng đến việc làm sao thoả mãn được nhu cầu như: ăn, ở,
mặc bắt đầu chú trọng hơn đến việc thoả mãn các nhu cầu cấp độ cao hơn,
nhu cầu văn hoá tinh thần, thông tin, giải trí… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì
nhu cầu về thông tin cấp thiết hơn lúc nào hết. Phương tiện thông tin một bộ
phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt của các cá nhân, gia đình cũng như ngoài
xã hội. Báo chí là phương tiện truyền tin đang ngày càng có vị trí quan trọng trong
việc cung cấp thông tin cho quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội cũng như các
doanh nghiệp trên thị trường. Báo chí ngoài chức năng một phương tiện thông
tin thoả mãn nhu cầu được thông tin của quần chúng, còn công cụ tuyên
truyền của các tổ chức chính trị, hội. Ngoài ra, báo chí còn một công cụ
truyền thông hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp quảng bá về mình.
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên
truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố mở rộng quan hệ của Việt
Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư
du khách nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự lên ngôi của các hệ thống thông minh, trong
đó có trí tuệ nhân tạo đang mang đến những cơ hội và thách thức đối với hoạt động
sáng tạo nội dung báo chí và truyền thông. Khoa học công nghệ không chỉ tác động
đến cách thức báo chí, truyền thông truyền đi thông điệp của mình, chi phối, tác
1
động đến cách thức và hiệu quả tiếp cận của công chúng, còn tác động sâu sắc
đến chất lượng thông tin.
Bản chất của báo chí số sử dụng công nghệ số vận hành đồng thời sáng tạo nội
dung, sản xuất các dòng sản phẩm số, kinh doanh, phát hành trên các nền tảng số,
trong một hệ sinh thái số. Chuyển đổi số báo chí thực chất là chuyển đổi từ báo chí
đơn loại hình sang nền báo chí lấy báo mạng điện tử làm trung tâm, ứng dụng công
nghệ số trong toàn bộ hoạt động của toà soạn hội tụ.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence viết tắtAI) cùng với các công nghệ số
mới như bockchain, xR… công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội
dung số, cũng một thách thức lớn trong quản trị nội dung trong toà soạn, bởi
nguy cơ gia tăng tin giả với tốc độ sản xuất cao của báo chí tự động, cũng như các
rắc rối pháp lý và đạo đức báo chí truyền thông.
ChatGPT, một chatbot do công ty OpenAI của phát triển một dụ điển hình về
AI. Tiến Alan D. Thompson (tháng 2/2023) trích dẫn báo cáo của Cục Nghiên
cứu Kinh tế Quốc gia rằng: ChatGPT được huấn luyện với 300 tỷ từ, 175 tỷ tham
số, tổng thời gian huấn luyện gộp 300 năm với chi phí huấn luyện hơn 5 triệu
USD và được OpenAI phát triển từ 2015 với số tiền đầu tư 1 tỷ USD. một ứng
dụng AI mới, với điểm khác biệt là nằm “kho” kiến thức đã học được, ChatGPT
có thể hiểu được nội dung câu hỏi và nhanh chóng đưa ra câu trả lời lưu loát.
Sử dụng tính ưu việt của ChatGPT ứng dụng AI để phục vụ cho các hoạt động
nghiệp vụ như tóm tắt nội dung văn bản và tài liệu lớn, tạo câu hỏi với một chủ đề
người dùng không quen thuộc hoặc đang tìm kiếm những góc nhìn mới, gợi ý
chủ đề, đề tài phù hợp hoặc xác định chiều hướngluận xã hội và nhu cầu công
chúng, tìm kiếm câu trích dẫn từ một nhân vật nào đó, dùng để đặt tiêu đề bài viết,
2
dịch thuật nội dung bài từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, các thử nghiệm
khác nhau, thậm chí gợi ý kịch bản, nhân vật, chủ đề phỏng vấn...
Từ thực tiễn trên nhóm tác giả chọn đề tàiỨng dụng AI để tiếp cận công chúng
trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay” làm bài tập
lớn của nhóm.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu công chúng truyền thông
Nghiên cứu công chúng truyền thông đã được tiến hành từ lâu và thường xuyên
nhiều quốc gia phát triển. Công chúng truyền thông đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học: hội học, báo chí, tâm học,
văn hóa học,…
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu phong phú về truyền thông đại
chúng, từ những công trình nghiên cứu về báo chí từ góc độ sử học, những công
trình điều tra nghiên cứu về các giới công chúng độc giả và khán thính giả dưới
góc độ tâm học hội, cho tới những công trình phân tích nội dung về các
thông điệp của truyền thông đại chúng theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học, của
ngôn ngữ học xã hội…
Tổng quan nghiên cứu công chúng truyền thông trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng được bắt đầu tiến hành
từ đầu thế kỷ XX, nhất kể từ năm 1933 trở đi, khi Hitler lên nắm chính
quyền Đức – sự kiện nhiều người cho nhờ vào những chiến dịch tuyên
truyền trên các phương tiện truyền thông.
Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới, người ta
thường phân biệt ba giai đoạn khác nhau sau đây [44, tr. 16-18].
3
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập niên
1930, giai đoạn giới học thuật quan niệm rằng các phương tiện truyền
thông có một sức tác động to lớn lên trên lối ứng xử và suy nghĩ của người dân.
Nhóm tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này nhóm “trường phái Frankfurt”
Đức vốn bao gồm những nhà trí thức chống đối lại Hitler do đó về sau bị
chính quyền quốc trục xuất ra nước ngoài. Các học giả này cho rằng các
phương tiện truyền thông đại chúng Đức đã đóng một vai trò then chốt để
những người theo chủ nghĩa quốc xã lên nắm được chính quyền. Lúc đã định cư
Mỹ, trường phái này tiếp tục cảnh cáo rằng các phương tiện truyền thông đại
chúng cũng đang ở trong quá trình gây ra những tác động tương tự trong xã hội
Mỹ, tuy không phải theo chủ nghĩa quốc như Đức, làm tha hóa
người dân. Họ cho rằng các phương tiện truyền thông Mỹ đang biến các
nhân thành “những khối đại chúng” (masses), tàn phá văn hóa, và trở thành một
thứ ma túy làm cho mọi người chỉ biết làm theo người khác không còn
duy độc lập và óc phê phán.
Người ta thường gọi quan điểm của các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này
quan điểm theo hình “mũi kim tiêm” (hypodermic-needle model). Các
nhà hội học theo khuynh hướng này cho rằng quá trình công nghiệp hóa đã
tiêu diệt những mối liên hệ giữa người người vốn tồn tại trong những cộng
đồng truyền thống, tiền công nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả hình thành
nên một thứ “xã hội đại chúng” trong đó các nhân sống rời rạc nhau, không
còn một chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng nữa, trong bối cảnh mất
phương hướng đó, chỗ dựa mới duy nhất của họ các phương tiện truyền
thông đại chúng. Họ cho rằng hội đại chúng đã sản sinh ra những nhân
không còn khả năng đề kháng trước sức thuyết phục của truyền thông đại
4
chúng. Những thông điệp của các phương tiện truyền thông được “chích” vào
cơ thể con người cũng dễ dàng như chích thuốc bằng một mũi kim tiêm vậy.
Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960. Đặc điểm của giai đoạn
này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của các
phương tiện truyền thông đại chúng. Một số công trình điều tra Mỹ về ảnh
hưởng của các phương tiện truyền thông đối với việc bầu cử và đối với sự chọn
lựa của người tiêu dùng đã chứng minh cho thấy truyền thông đại chúng ít
hoặc thậm chí không tác động trực tiếp đối với thái độ ứng xử của người
dân. Trái ngược với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn đầu nói
trên (vốn cho rằng truyền thông đại chúng tác động trực tiếp giống như một
mũi kim chích), lúc này, người ta chỉ nói tới những tác động gián tiếp, thông
qua nhiều bước trung gian. Khi phân ch ảnh hưởng của truyền thông đại
chúng, các nhà hội học thời kỳ này chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các
nhóm hội (như bạn bè, gia đình, hàng xóm, những người “hướng dẫn
luận” opinion leaders) : các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại
chúng thường được “lọc” qua những kênh đó rồi mới đi tới nhân. Người ta
nhìn nhận rằng công chúng của các phương tiện truyền thông không phải là một
khối “đại chúng” đồng dạng, không có hình thù; trái lại, đấy là một tập hợp bao
gồm nhiều giới và tầng lớp xã hội khác nhau.
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng bắt đầu từ
khoảng thập niên 1960 trở đi, với đặc điểm xuất hiện nhiều xu hướng quan
điểm nghiên cứu khác nhau rất nhiều đề tài. Chẳng hạn như ngoài việc
nghiên cứu về công chúng về tác động của truyền thông đại chúng, người ta
còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá
5
trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền
thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ...
Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam
hai hướng nghiên cứu: Nghiên cứu thuyết về hội học công chúng
nghiên cứu thực nghiệm công chúng truyền thông theo phương pháp xã hội học.
Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý các công trình nghiên cứu của các
sở đào tạo như ĐH KHXH NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Truyền
thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc
gia 2001), sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường, Dương Xuân
Sơn, Trần Quang, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí chính luận
(Trần Quang, Nxb ĐH Quốc gia Nội 2005), Thể loại báo chí thông tấn
(Đinh Văn Hường, Nxb ĐH Quốc gia Nội 2006), Phê bình tác phẩm văn
học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc giaNội
2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống khái niệm truyền thông đại chúng)
một số tác giả khác... Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp kiến thức
bản nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái niệm đến hình, quá
trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và nghiên cứu truyền
thông trong nước trên thế giới. Đây chính kho kiến thức nguồn
liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền thông
cũng như các tổ chức, nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
hướng thứ nhất, PGS. TS Mai Quỳnh Nam đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu liên quan tới công chúng học - một chuyên ngành nhỏ mới của
hội học Việt Nam, dựa trên mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng
luận xã hội.
6
Trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản (Vũ
Đình Hòe chủ biên, 2000), các tác giả đã làm mối quan hệ giữa các phương
tiện truyền thông đại chúng với các đối tượng phục vụ đông đảo nhân dân;
quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng – đối tượng qua năm bước.
Chuyên sâu hơn, Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006)công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực hội học
báo chí ở nước ta. Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với
các quá trình truyền thông, đối với nghề báo, những quan điểm và phương pháp
nghiên cứu hội học về công chúng nội dung truyền thông về ảnh hưởng
hội của truyền thông đại chúng. Đây công trình đầu tiên trong nước đề
cập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí.
hướng nghiên cứu thứ 2, những nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm được áp
dụng nhiều hơn.
góc độ hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thường tập
trung vào hướng nghiên cứu công chúng. Người ta nhất trí rằng, các nhà hội
học đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền thông đại
chúng ở nước ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học. Cụ
thể, nghiên cứu thuyết về hội học công chúng PGS TS Mai Quỳnh
Nam (Dư luận xã hội –Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí
hội học, số 1/1995, tr.3-8; Truyền thông đại chúng luận hội, Tạp
chí hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông
đại chúng, Tạp chí hội học, số 4/2001, tr.21-25)…, PGS Trần Hữu Quang
(Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh (Xã hội học về
luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Nội, 2008)... Trong đó, PGS TS Mai Quỳnh
Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng luận xã hội chịu
tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông công chúng truyền
7
thông. Ông đưa ra quan điểm bao quát được sự cần thiết của hoạt động truyền
thông. PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên cứu về công chúng một
trong 4 lĩnh vực nghiên cứu hội học về truyền thông đại chúng. Đây cũng
một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền thông đại chúng từ
hướng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam.
Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài viết,
công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với hàng loạt
bài viết đăng trên tạp chí hội học từ năm 1995 2005 như “Báo thiếu nhi
dân tộc công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002, tr.46-
58), “Truyền thông và phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học, số 3 (83), tr.9-
14), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý học, số 12/2003,
tr.19-26)… Đây các công trình nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại
giữa công chúng quan/nhà truyền thông; cụ thể nghiên cứu cách thức
tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông; hiệu quả truyền thông và kiến
nghị của công chúng đối với phương tiện truyền thông đó.
Năm 1982, tác giả Đỗ Thái Đồng, qua điều tra hội học thủ đô Nội về
Hệ thống mass media với công chúng trên số ra đầu tiên của tạp chí Xã hội học.
Công trình vừa đề cập bao quát “các loại công chúng” vừa đưa ra những chỉ báo
về mức độ quan tâm của họ trong cách tiếp nhận hệ thống thông tin.
Trong Thông tin đại chúng lối sống thanh niên tại một Thái Bình, tạp chí
Xã hội học, Phạm
Bích (T2/ 1985) cách đặt vấn đề mới: Sự theo dõi đài, đọc báo của thanh
niên một chỉ dẫn quan trọng đối với việc xây dựng lối sống mới cho thanh
niên.
8
Tuấn Huy (1994) nghiên cứu một nhóm hội nghề nghiệp, nhóm công
chúng đặc thù của báo chí trong bài viết Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và
vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong cuộc vận động kế hoạch hóa gia
đình trên tạp chí Xã hội học T3/1994.
Luận án tiến sỹ xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúng- trường hợp
thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hữu Quang (1998) Nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của Trần Bá Dung (2007) là hai công trình mang tính đại diện
về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Nội thành
phố Hồ Chí Minh.
Một số luận văn thạc sỹ về công chúng truyền thông, nghiên cứu một nhóm
công chúng đặc trưng như: Nhu cầu đọc báo của sinh viên Thành phố Hồ Chí
Minh (Bành Tường Chân, 1999) nghiên cứu nhu cầu sinh viên với Báo in, Sinh
viên Nội truyền thông đại chúng của Hoàng Ngân (2000), Công
chúng Nội với việc đọc báo in báo điện tử của Nguyễn Thu Giang
12/2007,Tốt nghiệp thạc Khoa Báo chí Truyền thông, ĐHKHXH&NV
Nội. Những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm công
chúng ở một số địa phương tiêu biểu, góp phần tổng quan về công chúng truyền
thông cả nước.
Nhìn chung, trên cả hai hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm,
giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới Việt Nam đã tiếp cận dưới nhiều
góc độ, nhiều quan điểm phương pháp nghiên cứu, đều đề cao vai trò tác
động tích cực trở lại của công chúng đối với truyền thông; đề cao việc nghiên
cứu công chúng - đối tượng tác động của truyền thông; coi đây là một bộ phận,
một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một
quá trình; hoạt động ý nghĩa sống còn đối với các quan truyền thông
9
trên phương diện hoạch định chiến lược phát triển cũng như phương diện tác
nghiệp hằng ngày.
Ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loại hình báo
chí tới tất cả các nhóm công chúng có tính đại diện, nhất là từ khi xuất hiện loại
hình báo mạng điện tử - internet. Các công trình thường chỉ nghiên cứu riêng rẽ
tác động của từng loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh...). Mặt
khác, ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng thực tế nghiên cứu Việt
Nam, những gợi mở ban đầu đối với chúng tôi khi chọn nghiên cứu vấn đề
này. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận nghiên cứu
công chúng báo chí theo đặc thù địa phương Nghệ An. Chính vậy, đề tài
nghiên cứu của chúng tôi không trùng lắp với các công trình đã có từ trước.
2.2. Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) trong báo chí truyền thông
Csxcsa
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên sở làm một số vấn đề luận thực tiễn ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay,
bài tập lớn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường Ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi sốcơ quan báo chí Việt Nam hiện nay
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về cường Ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay.
10
- Thực trạng cường Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển
đổi số quan báo chí Việt Nam hiện nay nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt
được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phù hợp, tính khả thi để tăng cường
cường Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số
quan báo chí Việt Nam hiện nay trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan
báo chí Việt Nam hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng khảo sát: Việc ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh
chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
sở luận của đề tài các thuyết về AI, chuyển đổi số, công chúng,
báo chí.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thông tin từ nguồn tài
liệu sẵn (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu
do tòa soạn báo cung cấp). Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề
cụ thể khảo sát được.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để khảo sát thực trạng ứng dụng AI
để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số quan báo chí Việt Nam
hiện nay để đánh giá đúng thực trạng, chỉ ưu khuyết điểm nguyên nhân để
đưa ra giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý thông tin.
11
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, bài tập lớn cũng kết hợp sử dụng
một số phương pháp như: So sánh, đối chiếu, thống kê… Kết hợp tham khảo lý
thuyết tại một số giáo trình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng AI để tiếp cận công chúng
trong bối cảnh chuyển đổi số quan báo chí Việt Nam hiện nay cho nên ý
nghĩa cả lý luận lẫn thực tiễn về một vấn đề khá chuyên biệt.
Về nhận thức luận, luận văn làm sáng tỏ hơn vai trò của ứng dụng AI
trong các quan báo chí; làm sáng tỏ hơn sức mạnh, tính ưu việt của AI. Đồng
thời, nâng cao hiểu biết của các quan báo chí về AI trong bối cảnh chuyển đổi
số.
Về thực tiễn, đề tài giúp cho các nhà báo, tòa soạn báo nhìn lại đánh giá
đúng hiệu quả tiếp cận công chúng của mình từ đó ứng dụng hiệu quả AI vào thực
tiễn công việc.
Với những ý nghĩa đó, hy vọng đề tài sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục
vụ cho sinh viên báo chí, những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, các
cơ quan và các nhà quản lý.
7. Kết cấu bài tập lớn
Bài tập lớn gồm: Mở đầu, 3 chương nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục.
12
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
AI ĐỂ TIẾP CẬN CÔNG CHÚNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Công chúng
Theo nghĩa nguyên gốc, từ “công chúng” (audience) chỉ hành động nghe trực
tiếp (mặt đối mặt) trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, là hành vi mang tính
cá nhân.
Cùng với sự phát triển của hội, từ “công chúng”được sử dụng để chỉ chung
những người tiếp nhận các thông điệp được truyền tải qua các kênh trung gian
tính điện tử. Giờ đây, công chúng thường được xem một tập hợp những
người sử dụng các loại hình phương tiện truyền thông.
Thuật ngữ công chúng mang hàm ý văn hóa hội, tính cụ thể áp dụng cho
từng khoảng thời gian, không gian. Theo Virginia Nightingale: Người ta có phải
công chúng hay không phải xét về mặt văn hóa, không phải xét về mặt tự
nhiên, chúng ta hành động suy nghĩ như một công chúng trong những bối
cảnh tình huống nhất định. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu, thuật ngữ công
chúng được xem xét trong giới hạn về bối cảnh và ngôn từ.
Công chúng truyền thông không phải một thực thể cố định để khu biệt xác
định khái niệm, không mộtđối tượng công chúng cụ thể nào trực tiếp để
chúng ta quan sát và phân tích. (Shauns Moores – Nhà nghiên cứu)
Tác giả Trần Hữu Quang, công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu
thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những
mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện
13
truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và
các mối quan hệ xã hội của họ.
Hiểu đơn giản, công chúng truyền thông là người tiếp nhận, tiêu thụ, đàm phán
về các thông tin truyền thông được cung cấp. Đặc điểm công chúng: Công
chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần hội, bất kể địa vị, nghề
nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào. Công chúng là những cá nhân
nặc danh; các thành viên của công chúng thường cô lập nhau xét về mặt không
gian, không ai biết ai mà cũng không có sự tương tác hay những mối quan hệ gì
gắn bó với nhau.
Hầu như không có tổ chức gì, hoặc nếu có cũng rất lỏng lẻo và do đó nó khó có
thể tiến hành một hoạt ộng xã hội chung nào được.
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ một
khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây một thực thể rất phức tạp,
bao gồm nhiều giới, nhiều nhóm, nhiều tầng lớp giai cấp hội khác nhau,
với những đặc trưng đa dạng những quyền lợi dị biệt nhiều khi mâu
thuẫn.
Công chúng không phải một tập thể hay một cộng đồng, không có cơ cấu
tổ chức mà cũng không có người chỉ huy, không tập quán hay truyền thống,
không những quy tắc riêng của mình các thành viên của cũng không
ý thức mình cùng thuộc một tổ chức hay cộng đồng nào đó. Công chúng
cũng không phảimột khối người thuần nhất, giống nhau, ngược lại, phức
tạp bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp hội khác nhau với
những đặc trưng đa dạng những quyền lợi dị biệt nhiều khi mâu thuẫn
nhau.
Vai trò của công chúng báo chí
14
Công chúng đối tượng tiếp nhận thông tin, đối phục vụ của quan bảo
chí tượng.
Công chúng chính cái đích cao nhất báo chí hướng đến để phục vụ.
Công chúng không chỉ cần không chỉ lấy thông tin từ một nguồn từ nhiều
nguồn khác nhau. Bởi vậy, làm sao để đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu, điều kiện tiếp
nhận của công chúng bài toán chiến lược được đặt lên hàng đầu đối với các
quan báo chí.
Công chúng là khách hàng của cơ quan báo chí.
Công chúng những người trực tiếp hoặc gián tiếp trả tiền mua sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ báo chí.
Ngày nay, cuộc chiến giành giật" khách hàng ngày càng quyết liệt, khiến
nhiều tờ báo (đặc biệt báo mạng điện tử) đua nhau đăng tải các tín bài giật gân,
câu khách, rời xa chủ thuyết của mình. Việc này, khiến cho các quan báo chí
dần đánh mất thị trường chính của mình hoặc phá sản.
Công chúng đối tác, đồng tác giả với quan báo chí dần đánh mất thị
trường chính mình hoặc phá sản.
Công chúng là đối tác , đồng tác giả với cơ quan báo chí
Khi công chúng bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ bảo chí, họ quyền đòi hỏi
được phục vụ chu đáo nhất. Thậm chí, công chúng tự tạo ra các bài báo chất
lượng tốt để cạnh tranh, đối chứng với các bài báo, nhà báo chuyên nghiệp.
Đây chỉ dấu khi công chúng trở thành đối tác của các quan báo chí.
một số tờ báo đã sử dụng các nguồn tin này của công chúng, tuy lúc đầu họ bị các
đối thủ chi trích, nhưng đến nay hầu hết các cơ quan báo chí đều mở các tài khoản
fanpage trên các mạng xã hội, nhằm kêu gọi tin bài từ phía công chúng;
15
Như vậy, công chúng đang từng bước trở thành chủ nhân, đối tác và đồng tác
giả với các nhà truyền thông tin tức nhà truyền thông hội. Đây xu hướng
vận động chính trong quan hệ giữa công chúng báo chí và các cơ quan báo mói chỉ
trong tương lai.
Công chúng kiểm tra, giám sát, phản biện báo chí, tạo dư luận xã hội
Tác giả Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Việc mở rộng khả năng tham gia của
công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng không chỉ đơn
thuần đối tượng tiếp nhận các thông điệp được truyền tải, hệ thống truyền
thông đại chúng cũng trở thành diễn đàn thể hiện luận hội về những vấn đề
tải bán phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần thủ đo chúng
nhân dân. Đây chính điều kiện bản nhằm tạo nên các tương tác hội tích
cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng”.
Cũng theo Mai Quỳnh Nam (2002), trong một chu trình truyền thông thì phản
hồi (feedback) là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông. Một hoạt động
truyền thông nếu không có phản hồi, nghĩa các thông tin phát ra không tạo nên
sự quan tâm của công chúng. Hoặc thể, đó chỉ thông tin một chiều mang
tính áp đặt của nhà truyền thông. Vì vậy, thang đo phản hồi là một chỉ báo căn bản
cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với
công chúng báo chí.
Công chúng định vị giá trị sản phẩm báo chí
Khi sản phẩm, dịch vụ báo chí ra đời, được niêm yết giá bán cụ thể (giá
cả). Khi công chúng mua sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó (quá trình chuyển hóa
tin tức thành thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc công việc), sẽ hình thành giá
trị của sản phẩm, dịch vụ.
16
Tạp chí Forbes (1971) thường được các nhà kinh doanh, các nhà khởi nghiệp
trên thế giới chọn đọc, một số do, như cung cấp các thông tin tài chính, kinh
tế quan trọng, cung cấp các bài học kinh doanh bổ ích (của các nhân vật, công ty
có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế toàn cầu) hoặc việc được xuất hiện trên tờ báo
này một vinh dự của giới kinh doanh... Như vậy, chính các đối tượng công
chúng đã tạo ra giá trị kép cho Forbes trên thị trường báo chí quốc tế.
Công chúng quyết định vai trò, vị thế cơ quan báo chí
Trong thực tiễn hoạt động của báo chí đã chứng minh rằng sức mạnh của các
quan báo chỉ phụ thuộc phân lớn vào sự ủng hộ của công chúng. Đây những
quan báo chí luôn quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm
thu hút đông đảo công chúng khách hàng, công chúng mới (trực tiếp, giản tiếp)
trên phạm vi toàn cầu.
1.1.2. Chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí quá trình áp dụng công nghệ số các
nền tảng truyền thông kỹ thuật số để thay đổi, cải tiến và tối ưu hóa hoạt động của
các quan báo chí. Quá trình này bao gồm việc chuyển đổi từ hình thức truyền
thông truyền thống sang các phiên bản số của báo chí, cũng như phát triển các dịch
vụ nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin tương tác với công chúng.
Chuyển đổi số giúp cải thiện tốc độ, tác động và tiếp cận của thông tin, tăng cường
khả năng tương tác tham gia của công chúng, đồng thời tiết kiệm chi phí tài
nguyên trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số trong báo chí còn chuyển đổi toàn diện về nhận thức, hình
quản lý, mô hình sản xuất phân phối, kinh doanh các sản phẩm báo chí dựa trên số
hóa tài nguyên, số hóa quy trình, ứng dụng hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin,
dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng cộng đồng công chúng số khai thác
17
tiềm năng kinh tế số. Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 định
hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 6/4/2023 đã
xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năm 2030. Trong
đó, mục tiêu chung “xây dựng các quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp,
nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách
mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định
hướng luận hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi
mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp nội dung số”. Các mục tiêu cụ thể xác định việc hình thành
phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí, đích đến của quan báo chí, hoạt
động đào tạo của các sở giáo dục đào tạo chuyên ngành báo chí, của đội ngũ
lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên...
Tình hình chuyển đổi số trong hoạt động báo chí Việt Nam đang diễn ra đầy tiềm
năng mang lại nhiều hội mới cho ngành báo chí. Một số quan báo chí
Trung ương đã đi tiên phong và khá thành công trong việc ứng dụng các công nghệ
số tiêu biểu như: Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data... Những công nghệ
số này đã đang tạo ra môi trường thuận lợi cho báo chí phát triển theo các xu
hướng: Cá nhân hóa nội dung; đa nền tảng; báo chí di động; báo chí xã hội; báo chí
dữ liệu; báo chí sáng tạo; siêu tác phẩm báo chí... Một số quan báo chí địa
phương cũng đã bước đầu sự chuyển dịch và thay đổi lớn. Việc chuyển đổi này
giúp các quan báo chí tăng cường sự hiện diện của mình, thu hút tiếp cận
nhanh với đa dạng công chúng.
Tính đến ngày 30/11/2021, số lượng quan báo chí phiên bản điện tử
259/816 (báo tạp chí thực hiện 2 loại hình in điện tử: 230; báo chí điện tử
độc lập (không bản in): 29); 72 quan giấy phép hoạt động phát thanh,
truyền hình 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền
18
hình riêng. Ngoài ra, 224 quan báo chí (Trung ương: 164; địa phương: 60)
thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có cả những cơ quan báo chí đã
loại nh điện tử. 227 chuyên trang của 88 quan báo chí điện tử, gồm:
178 chuyên trang của 62 quan báo chí Trung ương; 49 chuyên trang của 26
quan báo chí địa phương. Như vậy, vẫn còn nhiều quan báo chí chưa phiên
bản điện tử hay trang thông tin điện tử, không ít quan báo chí, nhất khối tạp
chí và báo chí địa phương chậm chuyển đổi sang sốnhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó khó khăn nhất là hạ tầng kỹ thuật, tài chính vàm nguồn nhân lực.
1.1.3. Báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia tiên
phong xây dựng chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia. Một trong
những nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XIII “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 với các
mục tiêu khá cụ thể như: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt
động, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện
tử, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp
30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng
suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%...Điều này chứng tỏ, xu hướng chuyển
đổi số không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới
Việt Nam.
19
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí quá trình áp dụng công nghệ số các
nền tảng truyền thông kỹ thuật số để thay đổi, cải tiến và tối ưu hóa hoạt động của
các quan báo chí. Quá trình này bao gồm việc chuyển đổi từ hình thức truyền
thông truyền thống sang các phiên bản số của báo chí, cũng như phát triển các dịch
vụ nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin tương tác với công chúng.
Chuyển đổi số giúp cải thiện tốc độ, tác động và tiếp cận của thông tin, tăng cường
khả năng tương tác tham gia của công chúng, đồng thời tiết kiệm chi phí tài
nguyên trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số trong báo chí còn chuyển đổi toàn diện về nhận thức, hình
quản lý, mô hình sản xuất phân phối, kinh doanh các sản phẩm báo chí dựa trên số
hóa tài nguyên, số hóa quy trình, ứng dụng hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin,
dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng cộng đồng công chúng số khai thác
tiềm năng kinh tế số. Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 định
hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 6/4/2023 đã
xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năm 2030. Trong
đó, mục tiêu chung “xây dựng các quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp,
nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách
mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định
hướng luận hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi
mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp nội dung số”. Các mục tiêu cụ thể xác định việc hình thành
phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí, đích đến của quan báo chí, hoạt
động đào tạo của các sở giáo dục đào tạo chuyên ngành báo chí, của đội ngũ
lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên...
Tình hình chuyển đổi số trong hoạt động báo chí Việt Nam đang diễn ra đầy tiềm
năng mang lại nhiều hội mới cho ngành báo chí. Một số quan báo chí
20
| 1/107

Preview text:

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao, họ không còn phải lo lắng đến việc làm sao thoả mãn được nhu cầu như: ăn, ở,
mặc mà bắt đầu chú trọng hơn đến việc thoả mãn các nhu cầu ở cấp độ cao hơn,
nhu cầu văn hoá tinh thần, thông tin, giải trí… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì
nhu cầu về thông tin là cấp thiết hơn lúc nào hết. Phương tiện thông tin là một bộ
phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt của các cá nhân, gia đình cũng như ngoài
xã hội. Báo chí là phương tiện truyền tin đang ngày càng có vị trí quan trọng trong
việc cung cấp thông tin cho quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội cũng như các
doanh nghiệp trên thị trường. Báo chí ngoài chức năng là một phương tiện thông
tin thoả mãn nhu cầu được thông tin của quần chúng, nó còn là công cụ tuyên
truyền của các tổ chức chính trị, xã hội. Ngoài ra, báo chí còn là một công cụ
truyền thông hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp quảng bá về mình.
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên
truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố và mở rộng quan hệ của Việt
Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư
và du khách nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự lên ngôi của các hệ thống thông minh, trong
đó có trí tuệ nhân tạo đang mang đến những cơ hội và thách thức đối với hoạt động
sáng tạo nội dung báo chí và truyền thông. Khoa học công nghệ không chỉ tác động
đến cách thức báo chí, truyền thông truyền đi thông điệp của mình, chi phối, tác 1
động đến cách thức và hiệu quả tiếp cận của công chúng, mà còn tác động sâu sắc
đến chất lượng thông tin.
Bản chất của báo chí số là sử dụng công nghệ số vận hành đồng thời sáng tạo nội
dung, sản xuất các dòng sản phẩm số, kinh doanh, phát hành trên các nền tảng số,
trong một hệ sinh thái số. Chuyển đổi số báo chí thực chất là chuyển đổi từ báo chí
đơn loại hình sang nền báo chí lấy báo mạng điện tử làm trung tâm, ứng dụng công
nghệ số trong toàn bộ hoạt động của toà soạn hội tụ.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) cùng với các công nghệ số
mới như bockchain, xR… là công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội
dung số, cũng là một thách thức lớn trong quản trị nội dung trong toà soạn, bởi
nguy cơ gia tăng tin giả với tốc độ sản xuất cao của báo chí tự động, cũng như các
rắc rối pháp lý và đạo đức báo chí truyền thông.
ChatGPT, một chatbot do công ty OpenAI của phát triển là một ví dụ điển hình về
AI. Tiến sĩ Alan D. Thompson (tháng 2/2023) trích dẫn báo cáo của Cục Nghiên
cứu Kinh tế Quốc gia rằng: ChatGPT được huấn luyện với 300 tỷ từ, 175 tỷ tham
số, tổng thời gian huấn luyện gộp là 300 năm với chi phí huấn luyện hơn 5 triệu
USD và được OpenAI phát triển từ 2015 với số tiền đầu tư 1 tỷ USD. Là một ứng
dụng AI mới, với điểm khác biệt là nằm ở “kho” kiến thức đã học được, ChatGPT
có thể hiểu được nội dung câu hỏi và nhanh chóng đưa ra câu trả lời lưu loát.
Sử dụng tính ưu việt của ChatGPT và ứng dụng AI để phục vụ cho các hoạt động
nghiệp vụ như tóm tắt nội dung văn bản và tài liệu lớn, tạo câu hỏi với một chủ đề
mà người dùng không quen thuộc hoặc đang tìm kiếm những góc nhìn mới, gợi ý
chủ đề, đề tài phù hợp hoặc xác định chiều hướng dư luận xã hội và nhu cầu công
chúng, tìm kiếm câu trích dẫn từ một nhân vật nào đó, dùng để đặt tiêu đề bài viết, 2
dịch thuật nội dung bài từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và các thử nghiệm
khác nhau, thậm chí gợi ý kịch bản, nhân vật, chủ đề phỏng vấn...
Từ thực tiễn trên nhóm tác giả chọn đề tài “Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng
trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay” làm bài tập lớn của nhóm.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu công chúng truyền thông
Nghiên cứu công chúng truyền thông đã được tiến hành từ lâu và thường xuyên
ở nhiều quốc gia phát triển. Công chúng truyền thông đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học: xã hội học, báo chí, tâm lý học, văn hóa học,…
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu phong phú về truyền thông đại
chúng, từ những công trình nghiên cứu về báo chí từ góc độ sử học, những công
trình điều tra nghiên cứu về các giới công chúng độc giả và khán thính giả dưới
góc độ tâm lý học xã hội, cho tới những công trình phân tích nội dung về các
thông điệp của truyền thông đại chúng theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học, của
ngôn ngữ học xã hội…
Tổng quan nghiên cứu công chúng truyền thông trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng được bắt đầu tiến hành
từ đầu thế kỷ XX, nhất là kể từ năm 1933 trở đi, khi mà Hitler lên nắm chính
quyền ở Đức – sự kiện mà nhiều người cho là nhờ vào những chiến dịch tuyên
truyền trên các phương tiện truyền thông.
Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới, người ta
thường phân biệt ba giai đoạn khác nhau sau đây [44, tr. 16-18]. 3
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập niên
1930, là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các phương tiện truyền
thông có một sức tác động to lớn lên trên lối ứng xử và suy nghĩ của người dân.
Nhóm tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này là nhóm “trường phái Frankfurt” ở
Đức vốn bao gồm những nhà trí thức chống đối lại Hitler và do đó về sau bị
chính quyền quốc xã trục xuất ra nước ngoài. Các học giả này cho rằng các
phương tiện truyền thông đại chúng ở Đức đã đóng một vai trò then chốt để
những người theo chủ nghĩa quốc xã lên nắm được chính quyền. Lúc đã định cư
ở Mỹ, trường phái này tiếp tục cảnh cáo rằng các phương tiện truyền thông đại
chúng cũng đang ở trong quá trình gây ra những tác động tương tự trong xã hội
Mỹ, tuy không phải là theo chủ nghĩa quốc xã như ở Đức, mà là làm tha hóa
người dân. Họ cho rằng các phương tiện truyền thông ở Mỹ đang biến các cá
nhân thành “những khối đại chúng” (masses), tàn phá văn hóa, và trở thành một
thứ ma túy làm cho mọi người chỉ biết làm theo người khác và không còn tư
duy độc lập và óc phê phán.
Người ta thường gọi quan điểm của các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này
là quan điểm theo mô hình “mũi kim tiêm” (hypodermic-needle model). Các
nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng quá trình công nghiệp hóa đã
tiêu diệt những mối liên hệ giữa người và người vốn tồn tại trong những cộng
đồng truyền thống, tiền công nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành
nên một thứ “xã hội đại chúng” trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau, không
còn một chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng cũ nữa, và trong bối cảnh mất
phương hướng đó, chỗ dựa mới duy nhất của họ là các phương tiện truyền
thông đại chúng. Họ cho rằng xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân
không còn khả năng đề kháng trước sức thuyết phục của truyền thông đại 4
chúng. Những thông điệp của các phương tiện truyền thông được “chích” vào
cơ thể con người cũng dễ dàng như chích thuốc bằng một mũi kim tiêm vậy.
Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960. Đặc điểm của giai đoạn
này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của các
phương tiện truyền thông đại chúng. Một số công trình điều tra ở Mỹ về ảnh
hưởng của các phương tiện truyền thông đối với việc bầu cử và đối với sự chọn
lựa của người tiêu dùng đã chứng minh cho thấy truyền thông đại chúng ít có
hoặc thậm chí không có tác động trực tiếp đối với thái độ và ứng xử của người
dân. Trái ngược với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn đầu nói
trên (vốn cho rằng truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp giống như một
mũi kim chích), lúc này, người ta chỉ nói tới những tác động gián tiếp, thông
qua nhiều bước trung gian. Khi phân tích ảnh hưởng của truyền thông đại
chúng, các nhà xã hội học thời kỳ này chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các
nhóm xã hội (như bạn bè, gia đình, hàng xóm, những người “hướng dẫn dư
luận” – opinion leaders) : các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại
chúng thường được “lọc” qua những kênh đó rồi mới đi tới cá nhân. Người ta
nhìn nhận rằng công chúng của các phương tiện truyền thông không phải là một
khối “đại chúng” đồng dạng, không có hình thù; trái lại, đấy là một tập hợp bao
gồm nhiều giới và tầng lớp xã hội khác nhau.
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng bắt đầu từ
khoảng thập niên 1960 trở đi, với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hướng quan
điểm nghiên cứu khác nhau và rất nhiều đề tài. Chẳng hạn như ngoài việc
nghiên cứu về công chúng và về tác động của truyền thông đại chúng, người ta
còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá 5
trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền
thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ...
Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Có hai hướng nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng và
nghiên cứu thực nghiệm công chúng truyền thông theo phương pháp xã hội học.
Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các cơ
sở đào tạo như ĐH KHXH và NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Truyền
thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc
gia 2001), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường, Dương Xuân
Sơn, Trần Quang, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí chính luận
(Trần Quang, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Thể loại báo chí thông tấn
(Đinh Văn Hường, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2006), Phê bình tác phẩm văn
học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống khái niệm truyền thông đại chúng) và
một số tác giả khác... Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp kiến thức
cơ bản và nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái niệm đến mô hình, quá
trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và nghiên cứu truyền
thông trong nước và trên thế giới. Đây chính là kho kiến thức và là nguồn tư
liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền thông
cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ở hướng thứ nhất, PGS. TS Mai Quỳnh Nam đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu liên quan tới công chúng học - một chuyên ngành nhỏ và mới của
xã hội học Việt Nam, dựa trên mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. 6
Trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý (Vũ
Đình Hòe chủ biên, 2000), các tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa các phương
tiện truyền thông đại chúng với các đối tượng phục vụ là đông đảo nhân dân;
quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng – đối tượng qua năm bước.
Chuyên sâu hơn, Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006) là công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội học
báo chí ở nước ta. Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với
các quá trình truyền thông, đối với nghề báo, những quan điểm và phương pháp
nghiên cứu xã hội học về công chúng và nội dung truyền thông về ảnh hưởng
xã hội của truyền thông đại chúng. Đây là công trình đầu tiên ở trong nước đề
cập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí.
Ở hướng nghiên cứu thứ 2, những nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm được áp dụng nhiều hơn.
Ở góc độ xã hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thường tập
trung vào hướng nghiên cứu công chúng. Người ta nhất trí rằng, các nhà xã hội
học đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền thông đại
chúng ở nước ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học. Cụ
thể, nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có PGS TS Mai Quỳnh
Nam (Dư luận xã hội –Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí
Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8; Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp
chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông
đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.21-25)…, PGS Trần Hữu Quang
(Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh (Xã hội học về dư
luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008)... Trong đó, PGS TS Mai Quỳnh
Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội chịu
tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng truyền 7
thông. Ông đưa ra quan điểm bao quát được sự cần thiết của hoạt động truyền
thông. PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên cứu về công chúng là một
trong 4 lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng. Đây cũng là
một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền thông đại chúng từ
hướng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam.
Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài viết,
công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với hàng loạt
bài viết đăng trên tạp chí Xã hội học từ năm 1995 – 2005 như “Báo thiếu nhi
dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002, tr.46-
58), “Truyền thông và phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học, số 3 (83), tr.9-
14), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý học, số 12/2003,
tr.19-26)… Đây là các công trình nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại
giữa công chúng và cơ quan/nhà truyền thông; cụ thể là nghiên cứu cách thức
tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông; hiệu quả truyền thông và kiến
nghị của công chúng đối với phương tiện truyền thông đó.
Năm 1982, tác giả Đỗ Thái Đồng, qua điều tra xã hội học ở thủ đô Hà Nội về
Hệ thống mass media với công chúng trên số ra đầu tiên của tạp chí Xã hội học.
Công trình vừa đề cập bao quát “các loại công chúng” vừa đưa ra những chỉ báo
về mức độ quan tâm của họ trong cách tiếp nhận hệ thống thông tin.
Trong Thông tin đại chúng và lối sống thanh niên tại một xã Thái Bình, tạp chí Xã hội học, Phạm
Bích (T2/ 1985) có cách đặt vấn đề mới: Sự theo dõi đài, đọc báo của thanh
niên là một chỉ dẫn quan trọng đối với việc xây dựng lối sống mới cho thanh niên. 8
Vũ Tuấn Huy (1994) nghiên cứu một nhóm xã hội – nghề nghiệp, nhóm công
chúng đặc thù của báo chí trong bài viết Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và
vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong cuộc vận động kế hoạch hóa gia
đình trên tạp chí Xã hội học T3/1994.
Luận án tiến sỹ xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúng- trường hợp
thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hữu Quang (1998) và Nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của Trần Bá Dung (2007) là hai công trình mang tính đại diện
về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Một số luận văn thạc sỹ về công chúng truyền thông, nghiên cứu một nhóm
công chúng đặc trưng như: Nhu cầu đọc báo của sinh viên Thành phố Hồ Chí
Minh (Bành Tường Chân, 1999) nghiên cứu nhu cầu sinh viên với Báo in, Sinh
viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Lý Hoàng Ngân (2000), Công
chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử của Nguyễn Thu Giang
12/2007,Tốt nghiệp thạc sĩ Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà
Nội. Những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm công
chúng ở một số địa phương tiêu biểu, góp phần tổng quan về công chúng truyền thông cả nước.
Nhìn chung, trên cả hai hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm,
giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cận dưới nhiều
góc độ, nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đều đề cao vai trò tác
động tích cực trở lại của công chúng đối với truyền thông; đề cao việc nghiên
cứu công chúng - đối tượng tác động của truyền thông; coi đây là một bộ phận,
một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một
quá trình; là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với các cơ quan truyền thông 9
trên phương diện hoạch định chiến lược phát triển cũng như phương diện tác nghiệp hằng ngày.
Ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loại hình báo
chí tới tất cả các nhóm công chúng có tính đại diện, nhất là từ khi xuất hiện loại
hình báo mạng điện tử - internet. Các công trình thường chỉ nghiên cứu riêng rẽ
tác động của từng loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh...). Mặt
khác, ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng và thực tế nghiên cứu ở Việt
Nam, là những gợi mở ban đầu đối với chúng tôi khi chọn nghiên cứu vấn đề
này. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận nghiên cứu
công chúng báo chí theo đặc thù địa phương Nghệ An. Chính vì vậy, đề tài
nghiên cứu của chúng tôi không trùng lắp với các công trình đã có từ trước.
2.2. Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) trong báo chí truyền thông Csxcsa
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay,
bài tập lớn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường Ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về cường Ứng dụng AI để tiếp cận
công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay. 10
- Thực trạng cường Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển
đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt
được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp, có tính khả thi để tăng cường
cường Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ
quan báo chí Việt Nam hiện nay trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan
báo chí Việt Nam hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng khảo sát: Việc ứng dụng AI để tiếp cận công chúng trong bối cảnh
chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là các lý thuyết về AI, chuyển đổi số, công chúng, báo chí.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thông tin từ nguồn tài
liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu
do tòa soạn báo cung cấp). Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề
cụ thể khảo sát được.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để khảo sát thực trạng ứng dụng AI
để tiếp cận công chúng trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam
hiện nay để đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ ưu khuyết điểm và nguyên nhân để
đưa ra giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý thông tin. 11
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, bài tập lớn cũng kết hợp sử dụng
một số phương pháp như: So sánh, đối chiếu, thống kê… Kết hợp tham khảo lý
thuyết tại một số giáo trình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng AI để tiếp cận công chúng
trong bối cảnh chuyển đổi số ở cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay cho nên có ý
nghĩa cả lý luận lẫn thực tiễn về một vấn đề khá chuyên biệt.
Về nhận thức và lý luận, luận văn làm sáng tỏ hơn vai trò của ứng dụng AI
trong các cơ quan báo chí; làm sáng tỏ hơn sức mạnh, tính ưu việt của AI. Đồng
thời, nâng cao hiểu biết của các cơ quan báo chí về AI trong bối cảnh chuyển đổi số.
Về thực tiễn, đề tài giúp cho các nhà báo, tòa soạn báo nhìn lại và đánh giá
đúng hiệu quả tiếp cận công chúng của mình từ đó ứng dụng hiệu quả AI vào thực tiễn công việc.
Với những ý nghĩa đó, hy vọng đề tài sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục
vụ cho sinh viên báo chí, những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, các
cơ quan và các nhà quản lý.
7. Kết cấu bài tập lớn
Bài tập lớn gồm: Mở đầu, 3 chương nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. 12
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
AI ĐỂ TIẾP CẬN CÔNG CHÚNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Công chúng
Theo nghĩa nguyên gốc, từ “công chúng” (audience) chỉ hành động nghe trực
tiếp (mặt đối mặt) trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, là hành vi mang tính cá nhân.
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ “công chúng”được sử dụng để chỉ chung
những người tiếp nhận các thông điệp được truyền tải qua các kênh trung gian
có tính điện tử. Giờ đây, công chúng thường được xem là một tập hợp những
người sử dụng các loại hình phương tiện truyền thông.
Thuật ngữ công chúng mang hàm ý văn hóa xã hội, có tính cụ thể áp dụng cho
từng khoảng thời gian, không gian. Theo Virginia Nightingale: Người ta có phải
là công chúng hay không phải xét về mặt văn hóa, không phải xét về mặt tự
nhiên, chúng ta hành động và suy nghĩ như một công chúng trong những bối
cảnh và tình huống nhất định. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu, thuật ngữ công
chúng được xem xét trong giới hạn về bối cảnh và ngôn từ.
Công chúng truyền thông không phải một thực thể cố định để khu biệt và xác
định khái niệm, không có mộtđối tượng công chúng cụ thể nào trực tiếp để
chúng ta quan sát và phân tích. (Shauns Moores – Nhà nghiên cứu)
Tác giả Trần Hữu Quang, công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu
thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những
mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện 13
truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và
các mối quan hệ xã hội của họ.
Hiểu đơn giản, công chúng truyền thông là người tiếp nhận, tiêu thụ, đàm phán
về các thông tin truyền thông được cung cấp. Đặc điểm công chúng: Công
chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị, nghề
nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào. Công chúng là những cá nhân
nặc danh; các thành viên của công chúng thường cô lập nhau xét về mặt không
gian, không ai biết ai mà cũng không có sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau.
Hầu như không có tổ chức gì, hoặc nếu có cũng rất lỏng lẻo và do đó nó khó có
thể tiến hành một hoạt ộng xã hội chung nào được.
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ là một
khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây là một thực thể rất phức tạp,
bao gồm nhiều giới, nhiều nhóm, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau,
với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn.
Công chúng không phải là một tập thể hay một cộng đồng, nó không có cơ cấu
tổ chức mà cũng không có người chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống,
không có những quy tắc riêng của mình và các thành viên của nó cũng không
có ý thức là mình cùng thuộc một tổ chức hay cộng đồng nào đó. Công chúng
cũng không phải là một khối người thuần nhất, giống nhau, ngược lại, nó phức
tạp bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau với
những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau.
Vai trò của công chúng báo chí 14
Công chúng là đối tượng tiếp nhận thông tin, đối phục vụ của cơ quan bảo chí tượng.
Công chúng chính là cái đích cao nhất mà báo chí hướng đến để phục vụ.
Công chúng không chỉ cần và không chỉ lấy thông tin từ một nguồn mà từ nhiều
nguồn khác nhau. Bởi vậy, làm sao để đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu, điều kiện tiếp
nhận của công chúng là bài toán chiến lược được đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan báo chí.
Công chúng là khách hàng của cơ quan báo chí.
Công chúng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp trả tiền mua và sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ báo chí.
Ngày nay, cuộc chiến giành giật" khách hàng ngày càng quyết liệt, khiến
nhiều tờ báo (đặc biệt là báo mạng điện tử) đua nhau đăng tải các tín bài giật gân,
câu khách, rời xa chủ thuyết của mình. Việc này, khiến cho các cơ quan báo chí
dần đánh mất thị trường chính của mình hoặc phá sản.
Công chúng là đối tác, đồng tác giả với cơ quan báo chí dần đánh mất thị
trường chính mình hoặc phá sản.
Công chúng là đối tác , đồng tác giả với cơ quan báo chí
Khi công chúng bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ bảo chí, họ có quyền đòi hỏi
được phục vụ chu đáo nhất. Thậm chí, công chúng tự tạo ra các bài báo có chất
lượng tốt để cạnh tranh, đối chứng với các bài báo, nhà báo chuyên nghiệp.
Đây là chỉ dấu khi công chúng trở thành đối tác của các cơ quan báo chí. Và
một số tờ báo đã sử dụng các nguồn tin này của công chúng, tuy lúc đầu họ bị các
đối thủ chi trích, nhưng đến nay hầu hết các cơ quan báo chí đều mở các tài khoản
fanpage trên các mạng xã hội, nhằm kêu gọi tin bài từ phía công chúng; 15
Như vậy, công chúng đang từng bước trở thành chủ nhân, đối tác và đồng tác
giả với các nhà truyền thông tin tức và nhà truyền thông xã hội. Đây là xu hướng
vận động chính trong quan hệ giữa công chúng báo chí và các cơ quan báo mói chỉ trong tương lai.
Công chúng kiểm tra, giám sát, phản biện báo chí, tạo dư luận xã hội
Tác giả Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Việc mở rộng khả năng tham gia của
công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng không chỉ đơn
thuần là đối tượng tiếp nhận các thông điệp được truyền tải, mà hệ thống truyền
thông đại chúng cũng trở thành diễn đàn thể hiện dư luận xã hội về những vấn đề
tải bán phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần thủ đo chúng
nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tương tác xã hội tích
cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng”.
Cũng theo Mai Quỳnh Nam (2002), trong một chu trình truyền thông thì phản
hồi (feedback) là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông. Một hoạt động
truyền thông nếu không có phản hồi, nghĩa là các thông tin phát ra không tạo nên
sự quan tâm của công chúng. Hoặc có thể, đó chỉ là thông tin một chiều và mang
tính áp đặt của nhà truyền thông. Vì vậy, thang đo phản hồi là một chỉ báo căn bản
cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng báo chí.
Công chúng định vị giá trị sản phẩm báo chí
Khi sản phẩm, dịch vụ báo chí ra đời, nó được niêm yết giá bán cụ thể (giá
cả). Khi công chúng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó (quá trình chuyển hóa
tin tức thành thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc công việc), sẽ hình thành giá
trị của sản phẩm, dịch vụ. 16
Tạp chí Forbes (1971) thường được các nhà kinh doanh, các nhà khởi nghiệp
trên thế giới chọn đọc, vì một số lý do, như cung cấp các thông tin tài chính, kinh
tế quan trọng, cung cấp các bài học kinh doanh bổ ích (của các nhân vật, công ty
có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế toàn cầu) hoặc việc được xuất hiện trên tờ báo
này là một vinh dự của giới kinh doanh... Như vậy, chính các đối tượng công
chúng đã tạo ra giá trị kép cho Forbes trên thị trường báo chí quốc tế.
Công chúng quyết định vai trò, vị thế cơ quan báo chí
Trong thực tiễn hoạt động của báo chí đã chứng minh rằng sức mạnh của các
cơ quan báo chỉ phụ thuộc phân lớn vào sự ủng hộ của công chúng. Đây là những
cơ quan báo chí luôn quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm
thu hút đông đảo công chúng khách hàng, công chúng mới (trực tiếp, giản tiếp) trên phạm vi toàn cầu.
1.1.2. Chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí là quá trình áp dụng công nghệ số và các
nền tảng truyền thông kỹ thuật số để thay đổi, cải tiến và tối ưu hóa hoạt động của
các cơ quan báo chí. Quá trình này bao gồm việc chuyển đổi từ hình thức truyền
thông truyền thống sang các phiên bản số của báo chí, cũng như phát triển các dịch
vụ và nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin và tương tác với công chúng.
Chuyển đổi số giúp cải thiện tốc độ, tác động và tiếp cận của thông tin, tăng cường
khả năng tương tác và tham gia của công chúng, đồng thời tiết kiệm chi phí và tài
nguyên trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số trong báo chí còn là chuyển đổi toàn diện về nhận thức, mô hình
quản lý, mô hình sản xuất phân phối, kinh doanh các sản phẩm báo chí dựa trên số
hóa tài nguyên, số hóa quy trình, ứng dụng hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin,
dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng cộng đồng công chúng số và khai thác 17
tiềm năng kinh tế số. Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 6/4/2023 đã
xác định rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030. Trong
đó, mục tiêu chung là “xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp,
nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách
mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định
hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi
mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp nội dung số”. Các mục tiêu cụ thể xác định việc hình thành và
phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí, đích đến của cơ quan báo chí, hoạt
động đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành báo chí, của đội ngũ
lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên...
Tình hình chuyển đổi số trong hoạt động báo chí Việt Nam đang diễn ra đầy tiềm
năng và mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành báo chí. Một số cơ quan báo chí
Trung ương đã đi tiên phong và khá thành công trong việc ứng dụng các công nghệ
số tiêu biểu như: Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data... Những công nghệ
số này đã và đang tạo ra môi trường thuận lợi cho báo chí phát triển theo các xu
hướng: Cá nhân hóa nội dung; đa nền tảng; báo chí di động; báo chí xã hội; báo chí
dữ liệu; báo chí sáng tạo; siêu tác phẩm báo chí... Một số cơ quan báo chí địa
phương cũng đã bước đầu có sự chuyển dịch và thay đổi lớn. Việc chuyển đổi này
giúp các cơ quan báo chí tăng cường sự hiện diện của mình, thu hút và tiếp cận
nhanh với đa dạng công chúng.
Tính đến ngày 30/11/2021, số lượng cơ quan báo chí có phiên bản điện tử là
259/816 (báo và tạp chí thực hiện 2 loại hình in và điện tử: 230; báo chí điện tử
độc lập (không có bản in): 29); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh,
truyền hình và 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền 18
hình riêng. Ngoài ra, có 224 cơ quan báo chí (Trung ương: 164; địa phương: 60)
thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có cả những cơ quan báo chí đã
có loại hình điện tử. Có 227 chuyên trang của 88 cơ quan báo chí điện tử, gồm:
178 chuyên trang của 62 cơ quan báo chí Trung ương; 49 chuyên trang của 26 cơ
quan báo chí địa phương. Như vậy, vẫn còn nhiều cơ quan báo chí chưa có phiên
bản điện tử hay trang thông tin điện tử, không ít cơ quan báo chí, nhất là khối tạp
chí và báo chí địa phương chậm chuyển đổi sang số vì có nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó khó khăn nhất là hạ tầng kỹ thuật, tài chính vàm nguồn nhân lực.
1.1.3. Báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia tiên
phong xây dựng chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia. Một trong
những nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XIII là “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 với các
mục tiêu khá cụ thể như: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt
động, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện
tử, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp
30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng
suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%...Điều này chứng tỏ, xu hướng chuyển
đổi số là không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới và Việt Nam. 19
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí là quá trình áp dụng công nghệ số và các
nền tảng truyền thông kỹ thuật số để thay đổi, cải tiến và tối ưu hóa hoạt động của
các cơ quan báo chí. Quá trình này bao gồm việc chuyển đổi từ hình thức truyền
thông truyền thống sang các phiên bản số của báo chí, cũng như phát triển các dịch
vụ và nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin và tương tác với công chúng.
Chuyển đổi số giúp cải thiện tốc độ, tác động và tiếp cận của thông tin, tăng cường
khả năng tương tác và tham gia của công chúng, đồng thời tiết kiệm chi phí và tài
nguyên trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số trong báo chí còn là chuyển đổi toàn diện về nhận thức, mô hình
quản lý, mô hình sản xuất phân phối, kinh doanh các sản phẩm báo chí dựa trên số
hóa tài nguyên, số hóa quy trình, ứng dụng hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin,
dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng cộng đồng công chúng số và khai thác
tiềm năng kinh tế số. Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 6/4/2023 đã
xác định rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030. Trong
đó, mục tiêu chung là “xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp,
nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách
mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định
hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi
mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp nội dung số”. Các mục tiêu cụ thể xác định việc hình thành và
phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí, đích đến của cơ quan báo chí, hoạt
động đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành báo chí, của đội ngũ
lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên...
Tình hình chuyển đổi số trong hoạt động báo chí Việt Nam đang diễn ra đầy tiềm
năng và mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành báo chí. Một số cơ quan báo chí 20